Trang chủ

Đào tạo chính quy - Ngành cơ điện

Ngày đăng: 11:50 - 26/12/2017 Lượt xem: 1.165
NGÀNH CƠ KHÍ MAY (CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ)
 
+ Mục tiêu
 
– Sửa chữa được các thiết bị trong công nghiệp may như: Máy 1 kim, máy 2kim, máy vắt sổ, máy thùa bằng, máy đính; Đề ra được các giải pháp khắc phục các sự cố trong quá trình sản xuất của các loại thiết bị trên;
 
– Vận hànhđược một số thiết bị phụ trợ may: hệ thống lò hơi, bàn là hơi, máy thêu;
 
– Vận hành thành thạo một số thiết bị may kỹ thuật số: 1kim điện tử, hai kim điện tử, đính bọ điện tử;
 
– Thiết kế chế tạo được một số loại dưỡng, cữ gá nhằm tăng năng xuất chất lượng sản phẩm may mặc;
 
– Thiết kế lắp đặt được thiết bị phù hợp với không gian mặt bằng của nhà máy may;
 
– Xử lý được một số sự cố phát sinh trong hệ thống khí nén của thiết bị trong nhà máy may;
 
– Quản lý công tác duy tu, bảo trì thiết bị trong nhà máy may;
 
– Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin được quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ban hành 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Sử dụng được các ứng dụng văn phòng để soạn thảo các văn bản, sử dụng được các phần mềm chuyên ngành để giải quyết các công việc chuyên môn.
 
– Đạt chuẩn đầu ra bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đọc và dịch được các văn bản kỹ thuật, viết báo cáo và trao đổi các vấn đề kỹ thuật, chất lượng, bằng tiếng anh trong lĩnh vực cơ khí.
 
+ Vị trí việc làm
 
– Kỹ sư bảo trì, sửa chữa, lắp rápthiết bị may công nghiệp.
 
– Chuyên viên cải tiến kỹ thuật cơ điện, chế tạo cữ, gá tại các doanh nghiệp may công nghiệp;
 
– Chuyên viên, hoặc trưởng nhóm tư vấn về đầu tư trang thiết bị công nghệ trong ban quản lý dự án phát triển các cơ sở sản xuất hàng may mặc;
 
– Cán bộ làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật về thiết bị may;
 
– Có thể đảm nhiệm các vị trí trưởng, phó phòng quản lý thiết bị.
 
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
 
+ Mục tiêu
 
– Thiết kế đượcqui trình công nghệ gia công chế tạo một số chi tiết máy điển hình;
 
– Thiết kế được một số đồ gá gia công cơ khí điển hình cho các máy gia công cơ khí như: máy tiện, máy phay, máy bào;
 
– Vận hành được các thiết bị gia công cơ khí để chế tạo các chi tiết điển hình;
 
– Vận dụng sáng tạo được các phần mềm CAD/CAM để hỗ trợ quá trình thiết kế gia công cơ khí;
 
– Lập trình, gia công được một số chi tiết trên máy CNC;
 
– Kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm gia công cơ khí;
 
– Quản lý được công tác bảo dưỡng, duy tu máy công cụ, máy CNC
 
– Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin được quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ban hành 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Sử dụng được các ứng dụng văn phòng để soạn thảo các văn bản, sử dụng được các phần mềm chuyên ngành để giải quyết các công việc chuyên môn.
 
– Đạt chuẩn đầu ra bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đọc và dịch được các văn bản kỹ thuật, viết báo cáo và trao đổi các vấn đề kỹ thuật, chất lượng, bằng tiếng anh trong lĩnh vực cơ khí.
 
+ Vị trí việc làm
– Kỹ thuật viên thiết kế công nghệ gia công cơ khí; lập trình gia công trên máy CNC;
 
– Kỹ sư thiết kế chế tạo máy, tư vấn công nghệ cho các doanh nghiệp cơ khí.
 
– Kỹ thuật viên vận hành máy tiện, phay, hàn để gia công vật liệu.
 
– Kỹ thuật viên tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình;
 
– Kỹ thuật viên tham gia khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp;
 
– Cán bộ phụ trách kỹ thuật của các cơ sở sản xuất hoặc văn phòng đại diện của các hãng sản xuất thiết bị cơ khí;
 
– Có thể đảm nhiệm vị trí:
 
+ Giám đốc sản xuất trong nhà máy cơ khí;
 
+ Trưởng phòng quản lý chất lượng, trưởng phòng kỹ thuật tại các cưo sở sản xuất cơ khí lớn.
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 136 Tổng truy cập: 31.983.897