Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA THỜI TRANG

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Ngày đăng: 08:24 - 27/12/2019 Lượt xem: 846
Khoa học- kĩ thuật và công nghệ hiện đại, cùng ý thức bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng của nhiều người, những xu hướng công nghệ vật liệu mới, thân thiện hơn với môi trường được ra đời. Cục diện ngành công nghiệp thời trang sẽ thay đổi khi 4 công nghệ vật liệu mới nhân rộng. (Tiếp nối phần 1).

3. LỤA TƠ NHỆN LÀ TƯƠNG LAI CỦA THỜI TRANG BỀN VỮNG

Nghe có vẻ ngạc nhiên, nhưng trên thực tế vải vóc dệt từ tơ nhện nhân tạo vẫn đẹp và đặc biệt bền chắc hơn những loại tơ tự nhiên khác.
Video ngắn về quy trình sản xuất lụa tơ nhện nhân tạo từ AMSilk, một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm sinh học từ Đức. (Video Mashable Daily)
Các sợi tơ mạng nhện này vô cùng tốt và bền bỉ. Chúng có thể được làm ra ở nhiệt độ phòng mà không cần đến dung môi hóa học. Điều này có nghĩa là, nếu chúng được sản xuất hàng loạt, chúng sẽ có lợi thế so với sợi tổng hợp như nylon, vốn cần đến nhiệt độ cực cao để xe tơ, biến việc sản xuất dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp hủy hoại môi trường bậc nhất thế giới. Tơ nhện nhân tạo ngoài ra còn hoàn toàn phân hủy sinh học được.

 

 

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Stella McCartney và Dan Widmaier -Giám đốc điều hành của Bolt Threads, cùng với hai người mẫu đang diện những thiết kế tơ nhện trong lần lợp tác cùng nhau giữa họ (Ảnh Instagram @stellamccartney)

Thương hiệu Stella McCartney đã cho ra mắt một chiếc váy sử dụng lụa tơ nhện được sản xuất từ phòng thí nghiệm cho triển lãm “Is Fashion Modern?” của Museum of Modern Art.  Đây là kết quả hợp tác với Bolt Threads – một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco Bay Area, chuyên nghiên cứu ý tưởng và phát triển vật liệu bền vững.

Công ty phát triển sợi dựa trên các dạng protein tìm thấy trong tự nhiên, áp dụng quy trình sản xuất sạch và khép kín. Thỏa thuận hợp tác lâu dài với Bolt Threads, thương hiệu Stella McCartney dự kiến sẽ bắt đầu ứng dụng loại lụa tơ nhện cho các dòng sản phẩm mới trong một hoặc hai năm tới.

 

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Cận cảnh chiếc váy lụa tơ nhện của Stella McCartney, được trưng bày tại triển lãm Museum of Modern Art (Ảnh Bolt Threads )

 

 
Tư duy thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp thời trang bền vững
 
Tư duy thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp thời trang bền vững là như thế nào? Bài viết này của ELLE sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc đó.

 

4. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ VẬT LIỆU VẢI SỢI TỪ QUẦN ÁO CŨ

Mỗi năm, ngành công nghiệp thời trang tiêu thụ rất nhiều tài nguyên trong việc sản xuất và cho ra mắt các sản phẩm từ quần áo, phụ kiện đến giày dép,…. Trong khi nguồn tài nguyên đó lại chỉ có hạn.

Vì vậy các nhà sản xuất đã có những chiến dịch nhằm thu gom quần áo cũ để tái chế chúng thành những sản phẩm mới. Động thái thu hồi và tái chế sản phẩm trong ngành dệt may tại nhiều nước trên thế giới, có thể xem là một hành động “chuộc lỗi” với môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng.

 

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Bên trong phòng thí nghiệm của HKRITA (Ảnh H&M)

Việc trang bị một hệ thống sản xuất công nghệ tái chế thời trang khép kín đang có xu hướng gia tăng. Theo đó, nhiều thương hiệu thời trang bền vững hiện nay cho phép khách hàng mang theo quần áo cũ đổi lấy mới nhằm thu hồi những sản phẩm đã qua sử dụng với các mức chiết khấu khác nhau.

Những loại hàng hóa như quần áo, giày dép, túi xách… thu hồi được sẽ được các nhãn hàng đưa về các đối tác khác tái chế nhằm thu hồi lại thành phần có thể tái chế như cotton, polyester… Sau đó, các nguyên liệu tái chế này hoặc sẽ được bán dưới dạng nguyên liệu mới hoặc được pha với nguyên liệu gốc để trở lại vòng quay sản xuất.

 

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

(Ảnh H&M )

Nhưng sự thật là công nghệ này vẫn chưa khả quan một cách thực sự, để tái sử dụng hoàn toàn quần áo cũ, đặc biệt nếu lớp vải bị nhuộm màu hoặc bị xước. Điều đó có nghĩa là nhiều tấn quần áo được thu thập bởi các công ty, sẽ không thực sự được tái chế lại hoàn toàn như mong đơi.

 

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Ông Erik Bang – Trưởng nhóm Sáng tạo tại Quỹ H & M và Edwin Keh- Giám đốc điều hành của HKRITA trong buổi thảo luận tại Trường Đại học Bách khoa HongKong. ( Ảnh H&M )

Thế nhưng, một bước đột phá gần đây nhất của Viện nghiên cứu Dệt May Hồng Kông ( HKRITA ) phối hợp với Tổ chức H & M, một tổ chức phi lợi nhuận thuộc sở hữu của Thụy Điển- Tập đoàn gia đình đã thành lập H&M , có thể sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề khó khăn này. HKRITA đã công bố vào tháng 9/2017 vừa qua rằng, họ đã thành công trong việc phát triển một phương pháp để tách sợi cotton( sợi bông) và sợi polyester trong hỗn hợp Poly- Cotton trong quần áo cũ. Sau khi tách thành công, sợi polyester và cotton sẽ được tái chế thành các sợi mới.

 

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Để tách sợi bông và sợi polyester. Các kĩ sư tại Viện HKRITA đã dựa trên quy trình tách sợi bằng phương pháp thủy nhiệt. Quá trình này chỉ sử dụng duy nhất là nhiệt, nước và ít hơn 5% hoá chất thân thiện với môi trường ,để có thể phân huỷ sinh học một cách nhanh chóng. ( Ảnh H&M )

 

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

(Ảnh H&M )

Ông Erik Bang chia sẻ thêm về sự tham gia của H&M vào ngành thời trang bền vững luôn luôn có ảnh hưởng nhất định đến toàn ngành công nghiệp thời trang. Thêm vào đó, ông cho biết: ” Công nghệ mới này không chỉ dành riêng cho H&M. Nếu chúng tôi thành công trong việc nhân rộng và thương mại hoá các công nghệ tái chế phù hợp, chúng tôi sẽ cung cấp cho bất cứ ai mong muốn sử dụng công nghệ thân thiện cho môi trường trong việc sản xuất các dòng thời trang bền vững.”

Tuy nhiên, chất lượng và số lượng của loại nguyên liệu tái chế này còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như loại sản phẩm thu hồi có tỷ lệ nguyên liệu cần là bao nhiêu, công nghệ xử lý, sản phẩm đầu cuối, đối tượng khách hàng nhắm tới, giá thành nguyên liệu.

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Stella McCartney và Dan Widmaier -Giám đốc điều hành của Bolt Threads, cùng với hai người mẫu đang diện những thiết kế tơ nhện trong lần lợp tác cùng nhau giữa họ (Ảnh Instagram @stellamccartney)

Thương hiệu Stella McCartney đã cho ra mắt một chiếc váy sử dụng lụa tơ nhện được sản xuất từ phòng thí nghiệm cho triển lãm “Is Fashion Modern?” của Museum of Modern Art.  Đây là kết quả hợp tác với Bolt Threads – một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco Bay Area, chuyên nghiên cứu ý tưởng và phát triển vật liệu bền vững.

Công ty phát triển sợi dựa trên các dạng protein tìm thấy trong tự nhiên, áp dụng quy trình sản xuất sạch và khép kín. Thỏa thuận hợp tác lâu dài với Bolt Threads, thương hiệu Stella McCartney dự kiến sẽ bắt đầu ứng dụng loại lụa tơ nhện cho các dòng sản phẩm mới trong một hoặc hai năm tới.

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Cận cảnh chiếc váy lụa tơ nhện của Stella McCartney, được trưng bày tại triển lãm Museum of Modern Art (Ảnh Bolt Threads )

 

Tư duy thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp thời trang bền vững
Tư duy thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp thời trang bền vững
Tư duy thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp thời trang bền vững là như thế nào? Bài viết này của ELLE sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc đó.

 

4. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ VẬT LIỆU VẢI SỢI TỪ QUẦN ÁO CŨ

Mỗi năm, ngành công nghiệp thời trang tiêu thụ rất nhiều tài nguyên trong việc sản xuất và cho ra mắt các sản phẩm từ quần áo, phụ kiện đến giày dép,…. Trong khi nguồn tài nguyên đó lại chỉ có hạn.

Vì vậy các nhà sản xuất đã có những chiến dịch nhằm thu gom quần áo cũ để tái chế chúng thành những sản phẩm mới. Động thái thu hồi và tái chế sản phẩm trong ngành dệt may tại nhiều nước trên thế giới, có thể xem là một hành động “chuộc lỗi” với môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng.

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Bên trong phòng thí nghiệm của HKRITA (Ảnh H&M)

Việc trang bị một hệ thống sản xuất công nghệ tái chế thời trang khép kín đang có xu hướng gia tăng. Theo đó, nhiều thương hiệu thời trang bền vững hiện nay cho phép khách hàng mang theo quần áo cũ đổi lấy mới nhằm thu hồi những sản phẩm đã qua sử dụng với các mức chiết khấu khác nhau.

Những loại hàng hóa như quần áo, giày dép, túi xách… thu hồi được sẽ được các nhãn hàng đưa về các đối tác khác tái chế nhằm thu hồi lại thành phần có thể tái chế như cotton, polyester… Sau đó, các nguyên liệu tái chế này hoặc sẽ được bán dưới dạng nguyên liệu mới hoặc được pha với nguyên liệu gốc để trở lại vòng quay sản xuất.

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

(Ảnh H&M )

Nhưng sự thật là công nghệ này vẫn chưa khả quan một cách thực sự, để tái sử dụng hoàn toàn quần áo cũ, đặc biệt nếu lớp vải bị nhuộm màu hoặc bị xước. Điều đó có nghĩa là nhiều tấn quần áo được thu thập bởi các công ty, sẽ không thực sự được tái chế lại hoàn toàn như mong đơi.

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Ông Erik Bang – Trưởng nhóm Sáng tạo tại Quỹ H & M và Edwin Keh- Giám đốc điều hành của HKRITA trong buổi thảo luận tại Trường Đại học Bách khoa HongKong. ( Ảnh H&M )

Thế nhưng, một bước đột phá gần đây nhất của Viện nghiên cứu Dệt May Hồng Kông ( HKRITA ) phối hợp với Tổ chức H & M, một tổ chức phi lợi nhuận thuộc sở hữu của Thụy Điển- Tập đoàn gia đình đã thành lập H&M , có thể sẽ bắt đầu giải quyết vấn đề khó khăn này. HKRITA đã công bố vào tháng 9/2017 vừa qua rằng, họ đã thành công trong việc phát triển một phương pháp để tách sợi cotton( sợi bông) và sợi polyester trong hỗn hợp Poly- Cotton trong quần áo cũ. Sau khi tách thành công, sợi polyester và cotton sẽ được tái chế thành các sợi mới.

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

Để tách sợi bông và sợi polyester. Các kĩ sư tại Viện HKRITA đã dựa trên quy trình tách sợi bằng phương pháp thủy nhiệt. Quá trình này chỉ sử dụng duy nhất là nhiệt, nước và ít hơn 5% hoá chất thân thiện với môi trường ,để có thể phân huỷ sinh học một cách nhanh chóng. ( Ảnh H&M )

4 xu hướng công nghệ định hình tương lai công nghiệp thời trang bền vững (phần 2)

(Ảnh H&M )

Ông Erik Bang chia sẻ thêm về sự tham gia của H&M vào ngành thời trang bền vững luôn luôn có ảnh hưởng nhất định đến toàn ngành công nghiệp thời trang. Thêm vào đó, ông cho biết: ” Công nghệ mới này không chỉ dành riêng cho H&M. Nếu chúng tôi thành công trong việc nhân rộng và thương mại hoá các công nghệ tái chế phù hợp, chúng tôi sẽ cung cấp cho bất cứ ai mong muốn sử dụng công nghệ thân thiện cho môi trường trong việc sản xuất các dòng thời trang bền vững.”

Tuy nhiên, chất lượng và số lượng của loại nguyên liệu tái chế này còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như loại sản phẩm thu hồi có tỷ lệ nguyên liệu cần là bao nhiêu, công nghệ xử lý, sản phẩm đầu cuối, đối tượng khách hàng nhắm tới, giá thành nguyên liệu.

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 178 Tổng truy cập: 31.690.941