Trang chủ

Phương pháp học tập học phần Vẽ kỹ thuật ngành may

Ngày đăng: 09:31 - 03/08/2023 Lượt xem: 199
Tác giả: Nguyễn Sỹ An
BM Cơ khí – Khoa Cơ Điện
Tóm tắt
Chào các bạn Tân Sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội!

 Đối với tất cả các bạn sinh viên năm thứ nhất đặc biệt là các bạn sinh viên ngành Công nghệ may, việc bắt đầu tiếp cận với các học phần gắn với chuyên ngành ngay từ những năm đầu tiên bước vào ngưỡng của giảng đường khiến các bạn gặp không ít khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của các bạn như: Chưa có phương pháp học phù hợp cho bậc đại học, chưa xác định được mục tiêu, động cơ của học tập, chưa biết phương pháp học tập hiệu quả cho từng học phần cụ thể,.. Để giúp các bạn phần nào giải quyết được vấn đề đó bài viết này giới thiệu đến các bạn vai trò, vị trí và tầm quan trọng của học phần Vẽ kỹ thuật ngành may cũng như giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may từ đó giúp các bạn xác định được mục tiêu và động cơ học tập. Đồng thời, cũng chia sẻ với các bạn một số phương pháp học phần Vẽ kỹ thuật ngành may theo quan điểm của người viết, để các bạn tham khảo sao cho có thể học hiểu quả, nhanh chóng nắm vững được các nội dung cơ bản và đạt được những yêu cầu mà học phần đề ra.
  1. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng
Học phần Vẽ kỹ thuật ngành may là một trong các học phần đầu tiên gắn trực tiếp với ngành nghề Công nghệ may. Học phần giúp trang bị cho các bạn các kiến thức về những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, hình chiếu cơ bản, hình cắt, mặt cắt đường may và một số chi tiết trên sản phẩm may, bản vẽ sản phẩm may. Từ đó các bạn có thể biểu diễn được các bộ phận hay tổng thể các sản phẩm may thông qua các hình cắt, mặt cắt, hình trích, bản vẽ mô tả hình dáng, mô tả lắp ráp…

Học phần Vẽ kỹ thuật ngành may được học ngay từ những kỳ học đầu tiên, trước các học phần chuyên sâu của chuyên ngành Công nghệ may như: Kỹ thuật may cơ bản.

Nếu các bạn không nắm vững được các kiến thức cơ bản của học phần này các bạn sẽ khó có thể học tốt các học phần chuyên sâu về Kỹ thuật may vì học phần này giúp các bạn đọc được các tài liệu kỹ thuật ngành may, mô tả, biểu diễn được các chi tiết và sản phẩm may. Hơn nữa, nếu các bạn không nắm được các kiến thức cốt lõi trong học phần này sau này khi các bạn tốt nghiệp ra trường đi làm việc các bạn sẽ gặp các khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế quy trình cho sản phẩm may.
  1. Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may
Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may được trường Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội biên soạn trên cơ sở trang bị cho các bạn sinh viên các kiến thức chính của học phần Vẽ kỹ thuật ngành may.
Giáo trình bao gồm 4 chương:
Chương 1. Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
Chương 2. Hình chiếu vuông góc
Chương 3. Hình cắt, mặt cắt, hình trích
Chương 4. Bản vẽ sản phẩm may
Giáo trình gồm nhiều các hình vẽ minh họa gắn liền với ngành Công nghệ may từ đó giúp sinh viên dễ dàng hiểu và tiếp cận với học phần.
  1. Phương pháp học tập học phần Vẽ kỹ thuật ngành may
Học phần Vẽ kỹ thuật ngành may là học phần lý thuyết tuy nhiên không chỉ đòi hỏi sinh viên nắm được các kiến thức mà còn đòi hỏi sinh viên nhiều về kỹ năng đọc và vẽ hình. Để học tốt học phần này các bạn có thể tham khảo cách học sau.
3.1. Khai thác hiệu quả tài liệu giảng viên phát tay
Đối với học phần Vẽ kỹ thuật ngành may hay bất cứu một học phần lý thuyết nào khác tài liệu phát tay cho sinh viên thường bao gồm: Đề cương chi tiết học phần, Slide bài giảng, Phiếu bài tập và một số tài liệu phát tay.
3.1.1. Đề cương chi tiết học phần




Các bạn phải tập trung lắng nghe thật tốt. Để lắng nghe tốt trước hết các bạn phải có tâm thế lắng nghe, phải chủ động muốn nghe, sẵn sàng tiếp nhận các thông tin mới. Trong quá trình thầy cô giảng bài, các bạn vừa phải tập trung lắng nghe vừa phải ghi chú các vấn đề còn chưa hiểu, vấn đề cần thắc mắc hoặc các vấn đề quan tâm.

Các bạn cố gắng ghi bài nhanh và ghi được càng nhiều càng tốt muốn làm được điều này các bạn phải ghi chính xác, ngắn gọn tập trung vào các ý chính của bài giảng, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần (hãy luyện tập sao cho mắt các bạn nhìn bảng, tai lắng nghe và tay ghi bài). Tuy nhiên, các bạn không nên ghi các nội dung đã có trong các tài liệu mà thầy cô đã phát, hãy ghi các nội dung mà thầy cô phân tích, giải nghĩa, giảng giải hoặc các ví dụ minh họa.

Các bạn nên chủ động tham gia bài giảng bằng cách tích cực tương tác cùng với giảng viên và các bạn khác cụ thể như: trả lời câu hỏi, tham gia tích cực làm việc nhóm hoặc thảo luận nhóm, .. Các bạn nên chủ động đặt câu hỏi và hỏi ngay các vấn đề các bạn chưa hiểu kỹ hoặc mở rộng kiến thức. Các bạn đừng sợ sai, nếu các bạn sợ sai mãi mãi các bạn không đúng, các bạn sai một lần (khi hỏi) các bạn sẽ đúng tất cả các lần còn lại.

3.3. Phương pháp tự học tập
Vai trò của tự học, tự học giúp cái gì
Tự học giúp ta tự xác định được mục đích, cách thức thực hiện, phương tiện điện tử hay sách vở và cũng giúp chúng ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn trong mọi công việc.
Củng cố và giúp ta nắm vững những bài học, kiến thức đã học. Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, trang bị những phương pháp học phù hợp, hiệu quả.
Tự học còn giúp ghi nhớ lâu, vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống và làm kết quả học tập ngày càng được nâng cao. Cải thiện các khả năng và kiến thức chưa thể ghi nhớ ngay trên lớp.
Giúp ta khám phá những giới hạn bản thân mà trước đây ta không hề biết sự tồn tại của nó. Tự học giúp ta không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết những khiếm khuyết của mình để bổ sung và tự hoàn thiện bản thân.
Giúp sinh viên chủ động, năng động hơn trong học tập. Xây dựng cho bản thân tính tự giác, dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt qua mọi khó khăn.
Tại sao phải tự học?
Tự học có một vai trò hết sức quan trọng. Tự học giúp chúng ta tìm tòi được nhiều kiến thức hơn, hiểu sâu hơn và ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng, vững chắc nhờ vào các kĩ năng như tự phân tích, tổng hợp tài liệu, đưa ra các phương án mới để giải quyết bài học một cách thông minh và có trình tự. Đồng thời, tự học còn giúp người học hình thành được tính tự giác, tích cực, nhiệt huyết, đam mê không chỉ trong học tập mà cũng như trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
Các phương pháp tự học
Đối với bất cứ mỗi học phần lý thuyết nào việc các bạn sinh viên tận dụng thời gian tự học để chiếm lĩnh và tiếp thu kiến thức là rất quan trọng. Để làm tốt điều này đòi hỏi các bạn sinh viên cần quản lý thời gian và quản lý việc tự học thật tốt.
Việc tự học ở nhà các bạn phải học gồm: Hệ thống kiến thức của bài học vừa học, làm phiếu bài tập, chẩn bị bài cho buổi học tuần sau.
Đối với học phần Vẽ kỹ thuật ngành may mỗi tuần sinh viên học 2 tiết trên giảng đường sinh viên sẽ có ít nhất 4 tiết (50x4=200 phút) tự học. Hãy phân bổ thời gian 200 phút tự học để khai thác thật hiệu quả: 2/3 thời gian cho bài học vừa học 1/3 thời gian để chuẩn bị bài mới.
Để củng cố kiến thức cho bài học vừa học, sinh viên nên hệ thống kiến thức đã học sau đó chuyển hệ thống kiến thức sang sơ đồ tư duy để nắm được các kiến thức cốt lõi. Sau đó tìm hiểu các kiến thức thực tế và trên các phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin để nắm vững kiến thức vừa biết ứng dụng thực tế vừa mở rộng kiến thức. Các bạn tiến hành làm phiếu bài tập. Đối với học phần Vẽ kỹ thuật ngành may, các bài tập tập trung nhiều vào công nghệ may chi tiết và rèn luyện kỹ năng vẽ và mô tả sản phẩm. Để các bạn nắm được công nghệ may và biểu diễn dễ dàng và nhớ lâu một mẹo giúp sinh viên là hãy làm các mô hình chi tiết cần vẽ bằng giấy (kết hợp sử dụng dập ghim hoặc khâu tay) dựa trên các bản vẽ và sự phân tích của các thầy cô trên giảng đường hoặc sưu tầm các mô hình tương tự trong các sản phẩm may có trong thực tế. Tiến hành cắt bổ các mô hình được làm bằng giấy hoặc mô hình đã sưu tầm được, từ các mô hình có thể cắt bổ các chi tiết, phân tích và quan sát sẽ giúp sinh viên nắm vững được nguyên lý vẽ và nhớ lâu hơn. Còn đối với rèn luyện kỹ năng vẽ chì khó có cách nào khác ngoài rèn luyện vẽ bằng cách vẽ nhiều bài tập.
Để chuẩn bị cho bài học tuần sắp tới sinh viên cần biết tuần tới các bạn được học cái gì, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức đã học. Phải chuẩn bị theo các yêu cầu như trong đề cương chi tiết đã ghi. Đọc phần bài học của tuần sắp tới, ghi chú lại cẩn thận các nội dung chưa hiểu, để tự tìm hiểu, chú ý khi nghe giảng hoặc hỏi giảng viên sau buổi học các phần mình chưa hiểu trong tài liệu.
  1. Kết luận
Để học tốt được học phần Vẽ kỹ thuật ngành may cũng như các học phần phần khác, điều quan trọng nhất là nỗ lực của chính bản thân các bạn. Xác định được mục tiêu, động cơ học tập luôn luôn chăm chỉ phấn đấu rèn luyện để đạt được điều mình mong muốn. Như một nhà văn lớn đã nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
 
Tài liệu tham khảo
[1] Đề cương chi tiết Vẽ kỹ thuật ngành may
[2] Nguyễn Sỹ An (2019), Giáo trình Vẽ kỹ thuật ngành may – NXB Giáo dục Việt Nam
[3] Tài liệu phát tay học phần Vẽ kỹ thuật ngành may
[4] Nguồn internet

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 52 Tổng truy cập: 18.734.288