Nghiên cứu khoa học (NCKH) không chỉ là một phần trong quá trình học tập mà còn là bệ phóng giúp sinh viên tiến gần hơn đến con đường sự nghiệp chuyên nghiệp. Nhận thức rõ điều này, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) đã phát động chương trình NCKH Sinh viên năm 2024 với nhiều cơ hội và thách thức mới, tạo động lực cho sinh viên khám phá và phát triển bản thân.
1. Nghiên cứu khoa học – Cơ hội phát triển cho sinh viên Khoa Kinh tế
Hoạt động NCKH Sinh viên 2024 dành cho toàn bộ sinh viên các ngành thuộc Khoa Kinh tế, bao gồm Quản lý công nghiệp, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Marketing và Kế toán. Đây là cơ hội giúp sinh viên phát huy tối đa năng lực nghiên cứu, tư duy phản biện, và sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành học.
2. Quyền lợi và hỗ trợ dành cho sinh viên tham gia
Khoa Kinh tế cam kết tạo điều kiện tối đa để sinh viên tham gia NCKH. Sinh viên sẽ được:
Hỗ trợ từ đội ngũ giảng viên: Những giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành, hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình nghiên cứu, giúp các bạn vượt qua khó khăn và phát triển ý tưởng một cách hiệu quả nhất.
Phát triển kỹ năng toàn diện: Tham gia NCKH giúp sinh viên rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm – những kỹ năng thiết yếu cho sự nghiệp sau này.
Cơ hội được công nhận và khen thưởng: Các đề tài nghiên cứu xuất sắc sẽ có cơ hội được giới thiệu tại các hội thảo khoa học, các cuộc thi NCKH cấp trường và cấp cao hơn, với nhiều giải thưởng giá trị. Các nhóm sinh viên NCKH sẽ được cộng điểm rèn luyện khi xét rèn luyện và ưu tiên các đợt xét học bổng.
3. Các hướng nghiên cứu gợi ý cho sinh viên khoa Kinh tế
I. Ngành Marketing
1. Các đề tài nghiên cứu về quản trị marketing trong các tổ chức và doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang như: Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu, STP, thiết kể tổ hợp marketing hỗn hợp, thực hiện và đánh giá, kiểm soát thực trạng các chương trình marketing của doanh nghiệp…
2. Các đề tài nghiên cứu về quản trị thương hiệu trong các tổ chức và doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang như: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, phát triển định vị giá trị thương hiệu, xây dựng tên thương hiệu và đánh giá hiệu quả thương hiệu…
3. Các đề tài về marketing sản phẩm và dịch vụ tại các doanh nghiệp/các doanh nghiệp thời trang: Chất lượng, sự đa dạng hoá, thiết kế, nhãn hiệu, bao bì và dịch vụ, thương mại.
4. Các đề tài về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh marketing cho các sản phẩm và dịch vụ tại các tổ chức, doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang.
5. Các đề tài quản trị giá tại các doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang: Chiến lược giá, thực hiện giá niêm yết, giảm giá, chiết khấu giá, thanh toán và các điều kiện tín dụng.
6. Các đề tài về hoạt động khuyến mại/khuyến mãi của doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang: Hành vi người tiêu dùng thông qua chiết khấu giá, các cuộc thi/trò chơi/ quay xổ số/ phần thưởng/quà tặng, hàng mẫu, hội chợ, triển lãm, phiếu mua hàng, bán kèm, khuyến mại theo thanh toán tín dụng (Qua thẻ tín dụng/quét mã QR/ Ví điện tử…) các chương trình liên tục…
7. Các đề tài về quan hệ công chúng tại các tổ chức, doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang: Xuất bản phẩm, sự kiện, tin tức, hoạt động liên quan đến cộng đồng, phương tiện nhận diện, vận động hành lang, marketing liên quan đến trách nhiệm xã hội…
8. Các đề tài về phát triển đội ngũ bán hàng và đội ngũ marketing của doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang: Thuyết trình bán hàng, hội nghị khách hàng và các chương trình khuyến khích khác.
9. Các đề tài về phát triển địa điểm của các doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang: Kênh phân phối, phân loại địa điểm, kho hàng và logistic…
10. Các đề tài về marketing điện tử tại các tổ chức, doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang: digital marketing, tradigital marketing, marketing bán lẻ trực tuyến… phù hợp với thời kỳ 4.0.
11. Các đề tài về truyền thông marketing tích hợp, B2B marketing, quản trị quan hệ khách hàng CRM tại các tổ chức, doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang.
12. Các đề tài về kế hoạch và tình hình thực hiện các chương trình Viral marketing, Social marketing, Content marketing…của các doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang hiện nay.
13. Các đề tài về phát triển các phương tiện marketing hiện đại như: SEO, Blog, Social Media, Print Marketing, Search Engine Marketing (SEM), Video Marketing… tại các doanh nghiệp/doanh nghiệp thời trang.
14. Các đề tài về marketing địa phương, marketing thu hút đầu tư, du lịch, marketing dịch vụ công của các tổ chức nhà nước và định hướng nghiên cứu một số lĩnh vực marketing khác.
15. Các đề tài về truyền thông và xây dựng thương hiệu: Phân tích hiệu quả của các kênh truyền thông xã hội trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên HTU; Ứng dụng công cụ Email Marketing trong việc duy trì mối quan hệ khách hàng: Trường hợp nghiên cứu tại một doanh nghiệp may mặc nhỏ; Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quảng cáo trực tuyến đối với nhận thức thương hiệu của sinh viên tại HTU.
16. Các đề tài về digital marketing: Nghiên cứu về xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên HTU và đề xuất chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Ứng dụng công cụ Email Marketing trong việc duy trì mối quan hệ khách hàng: Trường hợp nghiên cứu tại một doanh nghiệp; Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm thời trang sinh viên tự thiết kế và bán tại HTU.
17. Các đề tài về khởi nghiệp và marketing: Chiến lược Marketing cho sản phẩm khởi nghiệp; sản phẩm bền vững (Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sinh viên HTU đối với các sản phẩm thời trang bền vững)
18. Các đề tài liên quan đến hoạt động tổ chức sự kiện (Vai trò của Marketing truyền miệng (Word-of-mouth) trong việc quảng bá các sự kiện và hoạt động của sinh viên HTU; Đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing trực tiếp (Direct Marketing) trong việc thu hút sinh viên HTU tham gia các chương trình ngoại khóa/câu lạc bộ.
II. Ngành kế toán
1. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ và ảnh hưởng của phương pháp đó tới việc xác định lãi thuần của doanh nghiệp.
2. Các phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng và ảnh hưởng của phương pháp đó tới chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán và lãi trong kỳ của doanh nghiệp.
3. Hoàn thiện kế toán tiền lương và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động tiền lương trong các doanh nghiệp.
4. Thuế giá trị gia tăng và các giải pháp hoàn thiện hạch toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp
5. Hoàn thiện công tác kế toán các phần hành trong doanh nghiệp.
6. Phân tích tình hình tài chính tại một doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trường hợp nghiên cứu tại công ty may mặc
7. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phần mềm kế toán trong quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhỏ: Nghiên cứu tại công ty Y
8. Nghiên cứu về sự tuân thủ các quy định thuế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trường hợp nghiên cứu tại doanh nghiệp may mặc X
9. Ảnh hưởng của kế toán quản trị chi phí đến hiệu quả hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp ngành dệt may
10. Phân tích và đánh giá quy trình lập báo cáo tài chính tại doanh nghiệp nhỏ: Thực tế tại công ty may mặc Y
11. Nghiên cứu về tầm quan trọng của kế toán tiền lương và các vấn đề phát sinh tại các doanh nghiệp may mặc
12. Ứng dụng kế toán quản trị trong việc tối ưu hóa chi phí sản xuất: Trường hợp nghiên cứu tại doanh nghiệp may mặc X
13. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
14. Nghiên cứu về vai trò của kế toán trách nhiệm trong việc kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp sản xuất
15. Đánh giá tác động của chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) đến hệ thống báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
III. Ngành quản lý công nghiệp
1. Các đề tài về sự hài lòng của sinh viên
2. Các đề tài về văn hoá, đạo đức trong kinh doanh
3. Các đề tài về năng suất, chất lượng, nhân sự, công nghệ
4. Các đề tài về vị trí việc làm chuyên ngành Mer, quản lý công nghiệp; logistics và quản lý chuỗi cung ứng
5. Các đề tài về công tác đánh giá nhà máy
6. Các đề tài về cải tiến trong doanh nghiệp
7. Các đề tài về chất lượng đào tạo, giáo dục
8. Các đề tài về phương pháp đào tạo, phương pháp học tập hiệu quả
9. Các đề tài về khởi nghiệp
10. Các đề tài về Quản lý sản xuất trong ngành dệt may: Nghiên cứu về tối ưu hóa quy trình sản xuất để tăng hiệu suất và giảm lãng phí; hệ thống quản trị số
11. Đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý tồn kho tại các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ
12. Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo cá nhân; đổi mới sáng tạo tổ chức; các loại hình đổi mới và tác động đến hiệu quả hoạt động
13. Quản lý chuỗi cung ứng trong ngành dệt may
14. Nghiên cứu về áp dụng tự động hóa và công nghệ số trong quản lý sản xuất ngành dệt may
15. Phân tích tác động của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) trong ngành dệt may.
16. Nghiên cứu về vai trò của quản lý rủi ro trong hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp dệt may
17. Tối ưu hóa kế hoạch sản xuất và lịch trình làm việc trong doanh nghiệp dệt may
18. Nghiên cứu về quản lý bảo trì máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp dệt may
20. Các đề tài về thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường.
21. Các đề tài về giảm tiêu hao năng lượng; giảm chi phí;
22. Các đề tài về xuất nhập khẩu; dịch vụ vận tải; kho bãi
IV. Ngành Thương mại điện tử
1. Phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên tại HTU và các yếu tố ảnh hưởng
2. Nghiên cứu thói quen mua sắm trực tuyến của sinh viên, các yếu tố như giá cả, sự tiện lợi, phương thức thanh toán ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
3. Tối ưu hóa quá trình thanh toán trực tuyến; Khảo sát các phương thức thanh toán trực tuyến và đề xuất giải pháp cải thiện trải nghiệm thanh toán nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
4. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT
5. Nghiên cứu về chiến lược tiếp thị số (Digital Marketing) cho các doanh nghiệp nhỏ trên nền tảng TMĐT
6. Phân tích cách các doanh nghiệp nhỏ sử dụng Digital Marketing để cạnh tranh và phát triển trên các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Laâzd
7. Nghiên cứu về xu hướng sử dụng thương mại điện tử xã hội (Social Commerce) tại Việt Nam
8. Đánh giá tác động của việc tích hợp các tính năng xã hội (bình luận, chia sẻ, livestream) vào các nền tảng TMĐT đối với quyết định mua hàng
9. Phân tích hiệu quả của chương trình khách hàng thân thiết trên các nền tảng TMĐT tại Việt Nam
10. Tác động của dịch vụ giao hàng nhanh đối với sự hài lòng của khách hàng trong thương mại điện tử
11. Nghiên cứu về tầm quan trọng của dịch vụ giao hàng và đề xuất giải pháp
12. Nghiên cứu về bảo mật thông tin cá nhân và giải pháp bảo mật trong thương mại điện tử
13. Nghiên cứu về ảnh hưởng/tác động của KOL; KOC
14. Thiết kế các web thương mại điện tử trong kinh doanh các sản phẩm cụ thể
15. Nghiên cứu trải nghiệm khách hàng trên các kênh trực tuyến; sàn giao dịch TMĐT
16. Tác động của đánh giá sản phẩm và dịch vụ tới quyết định mua hàng; các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.
17. Ảnh hưởng của việc tích hợp các phương thức thanh toán điện tử vào nền tảng thương mại điện tử đối với tỷ lệ chuyển đổi; so sánh mức độ chấp nhận ví điện tử giữa các đối tượng người dùng khác nhau.
18. Tối ưu hóa quy trình từ quản lý kho hàng đến giao nhận, và các vấn đề về hậu cần trong thương mại điện tử.
19. Nghiên cứu sự phát triển của thương mại di động, ứng dụng trên điện thoại thông minh, và tác động của các nền tảng này đối với hành vi mua sắm.
20.Các giải pháp nâng cao bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử; quản lý rủi ro liên quan đến dữ liệu người dùng trong thương mại điện tử.
V. Ngành Quản trị kinh doanh
1. Nghiên cứu về quản lý dự án; quản lý sự thay đổi; Ứng dụng phương pháp Agile trong quản lý dự án tại các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ
2. Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) tại các doanh nghiệp
3. Nghiên cứu về chiến lược kinh doanh bền vững
4. Khởi nghiệp kinh doanh
5. Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch kinh doanh
6. Nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc; sự gắn kết và động lực làm việc
7. Nghiên cứu về công tác tuyển dụng; đào tạo; đánh giá kết quả thực hiện
8. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng
9. Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo
10. Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức
11. Nghiên cứu về phát triển kỹ năng mềm; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng tạo ảnh hưởng;…
12. Nghiên cứu các vấn đề tâm lý quản lý, tâm lý lao động
13. Nghiên cứu và ứng dụng các công cụ quản trị hiện đại
14. Nghiên cứu về xây dựng và thực thi chiến lược
15. Nghiên cứu về quản lý năng suất, chất lượng; tài chính; …
4. Đăng ký tham gia và thời gian thực hiện
Hoạt động NCKH Sinh viên năm 2024 chính thức mở đăng ký từ ngày hôm nay và kéo dài đến hết ngày 30/8/2024-20/9/2024. Sinh viên Khoa Kinh tế HTU hãy nhanh chóng đăng ký để không bỏ lỡ cơ hội thể hiện tài năng và đam mê của mình.
Thông tin liên hệ đăng ký: ThS. Đinh Thị Thủy, email: thuydt@hict.edu.vn. Phone/Zalo: 0944793698
NCKH Sinh viên là cơ hội quý giá để sinh viên Khoa Kinh tế HTU không chỉ khẳng định năng lực học thuật mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương lai. Hãy biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực, đóng góp vào sự phát triển chung của Khoa và nhà trường.
Đinh Thị Thủy, Khoa Kinh tế