Trang chủ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒ BỀN ĐƯỜNG MAY TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 04:07 - 26/12/2022 Lượt xem: 496
ThS. Chu Thị Mai Hương – Khoa Công nghệ May 
1. Khái quát về độ bền đường may
Tại vị trí đường may vải bị tổn thương, vải bị trầy xước, mài mòn, sợi trực tiếp bị tổn thương, sự liên kết sợi không còn chặt chẽ, lỗ kim để lại trên vải. Mũi kim trúng vào khoảng cách giữa các sợi sẽ làm cho sợi bị lệch đi, làm sợi khác bị chèn ảnh hưởng đến liên kết sợi trong vải, giảm độ bền.
 
Sự hỏng đường may trên quần áo có thể xảy ra do chỉ may tuột khỏi vải hoặc do vải bị rách và chỉ may còn nguyên vẹn hoặc do cả chỉ lẫn vải bị kéo đứt đồng thời.
 
2. Tầm quan trọng của việc xác định độ bền đường may
Đồ bền đường may có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Nó quyết định đến tính thẩm mỹ và độ bền khi sử dụng sản phẩm của người mặc. 
 
3. Các yếu tố ảnh hưởng [1]
Độ bền của đường may phụ yếu tố nhiều yếu tố như: loại kim và khối lượng, vải được sử dụng và khối lượng 〖g/m〗^2, loại mũi may, cấu trúc đường may và mức độ căng của chỉ... 
3.1. Loại vải và khối lượng 
Loại vải và khối lượng có thể ảnh hưởng đến đường may, phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Chất liệu (100% cotton, cotton pha polyester, nylon...).
- Cấu trúc của vải: Dệt hoặc đan, kiểu dệt (vân điểm, vân chéo, vẫn đoạn, jersey, tricot...), độc chứa đầy, loại sợi và độ mảnh. 
- Vị trí hoa văn và hướng đường may. 
- Xu hướng thay đổi các sợi trong đường may và hướng dạt sợi. 

3.2. Chỉ may

3.2.1. Số kim 
Khi tăng số kim (đường kính kim) tăng giá trị các lỗ thủng xuyên, dẫn đến làm giảm độ bền các vật liệu may cùng với độ dài mũi may. Việc lựa chọn số kim và hình dạng kim  được xác định không chỉ bởi mức độ làm thủng vật liệu, mà còn bởi độ kháng nguyên kim của vật liệu, cũng như bởi chi số chỉ. Độ kháng xuyên thủng kim nhỏ nhất (0,23 – 0,95 N) là vải dệt. Khi xuyên thủng da xuất hiện sự kháng xuyên kim khá lớn, nó phụ thuộc vào độ dày của da và số kim. 

3.2.2. Hình dạng mũi nhọn của kim 
Với cùng một chiều dài các mũi may, các kim có các hình dạng mũi nhọn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến độ bền của vật liệu may. Độ bền của các chi tiết may giảm xuống 15 – 69% tùy thuộc vào hình dạng nhọn của kim. 

3.3. Các yếu tố công nghệ 

3.3.1. Độ dài mũi may
Độ dài mũi may có ảnh hưởng đến độ dài đường may. Tăng số lượng mũi may trên một đơn vị chiều dài đường may làm tăng độ bền đường liên kết, nhưng đến một giới hạn xác định. Các mũi may quá dày sẽ làm yếu vạt liệu may do các lỗ thủng. 
Khi may các vật liệu khác nhau, cần sử dụng mật độ mũi may khác nhau: với đường may trên vải và da nhân tạo, số lượng mũi may tối ưu 5-8 mũi/cm, đối với da bê 6-8 mũi/cm, da bê thuộc croom, da lợn (dày) 4,5-6 mũi/cm, da dày 2,5-3,5 mũi/cm.

3.3.2. Số đường chỉ
Độ bền đường liên kết may cũng ảnh hưởng bởi số lượng đường chỉ. Đường chỉ thứ hai làm tăng độ bền đường liên kết lên khoảng 70%. Khi thử nghiệm độ bền đường may: với một đường chỉ, theo nguyên tắc, chỉ bị đứt, với hai đường chỉ - thường da bị đứt, còn với 3 đường may và hơn – chỉ da bị đứt. Khi tăng số lượng đường lên quá ba và với cùng độ dài mũi may không làm tăng độ bền đường may. Khoảng cách hợp lí giữa các đường chỉ là 1,5-5mm.

3.3.3. Khoảng cách giữa các đường chỉ và đường chỉ cách mép chi tiết 
Khoảng cách giữa các đường may và mép chi tiết phụ thuộc vào loại vật liệu, khối lượng riêng, bề dày và độ bền của nó. Khoảng cách hợp lý giữa các đường may là 0,8 – 5 mm. Khi tăng khoảng cách giữa các đường chỉ, độ bền đường may không tăng lên như tăng đến 5% tiêu hao vật liệu tăng do tăng phần cấp bù cho đường may. 

3.3.4. Tốc độ máy 
Khi tốc độ may cao, nhiệt độ của kim cũng tăng lên, khi đó kim bị đốt nóng tới nhiệt độ rất cao, làm tăng sự cố đứt chỉ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng mối liên kết chỉ may, làm giảm độ bền đường may.

3.3.5. Cơ cấu lực ép và chuyển đẩy vật liệu 
Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống tận dưới, khi kim rút lên do ma sát giữa chỉ với nguyên liệu sẽ tạo nên vòng chỉ kim. Vòng chỉ hình thành to hay nhỏ phụ thuộc vào sự ma sát nguyên liệu, chỉ, kim. Cơ cấu nén ép nguyên liệu có chức năng ép giữ nguyên liệu, tạo độ căng phẳng cần thiết cho nguyên liệu để tạo ra đủ lực ma sát cho quá trình hình thành vòng chỉ lỗ kim. Ngoài ra, cơ cấu này còn có nhiệm vụ phối hợp với cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu để đẩy nguyên liệu đi. Như vậy, việc điều chỉnh đủ lực ép chân vịt quan trọng cho hai quá trình tạo mũi và chuyển đẩy nguyên liệu. Nếu thiếu lực ép thì gây ra đường may không đạt tiêu chuẩn, còn nếu thừa lực ép thì gây hiện tượng nhăn, rách nguyên liệu, tổn hao công suất máy. 

3.3.6. Người thao tác 
Khả năng thành tạo của người thực hiện đóng vai trò quan trọng. Bởi với mỗi môi tường làm việc có sự biến động về điều kiện làm việc như nhiệt độ, độ ẩm theo ngày. Vì vậy người công nhân thành tạo biết xử lí tình huống, kiểm tra các điều kiện trước khi thực hiện sẽ góp phần tạo ra chất lượng và ổn định cho sản phẩm. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tình trạng sức khoẻ, yếu tố tâm lý của người công nhân có sự ảnh hưởng đến việc tạo ra chất lượng sản phẩm. 

4. Tiêu chuẩn phương pháp thử  
4.1. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-1 (Phương pháp Strip) [1]
Để xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp băng vải áp dụng tiêu chuẩn ISO 13935-1.
 
Mục đích của việc xác định độ bền đường may trên máy kéo đứt băng vải nhằm đánh giá độ bền của đường may trên vải khi tác động lực thẳng góc với đường may trên vải. Nó giúp nhà sản xuất may mặc đánh giá hiệu suất đường may khi biết được độ bền đứt băng vải. 
 
- Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho vải dệt thoi, không áp dụng cho vải đàn hồi, vải không dệt, vải tráng phủ, vải thủy tinh, vải dệt từ sợi cacbon hoặc vải dệt từ sợi dệt polyolenfin. 
 
- Trên mẫu vải có đường may để thử có thể được lấy từ các sản phẩm may mặc hoặc chuẩn bị từ mẫu vải bên ngoài rồi tạo ra đường may trên đó. 
 
- Đường may sử dụng là đường may thẳng, không dùng đường may vòng. 
 
- Thiết bị kéo đứt băng vải là loại máy có tốc độ kéo giãn băng vải với hệ số kéo giãn không đổi. 
Chuẩn bị mẫu có đường may. 
 
Từ mẫu lớn của phòng thí nghiệm, cắt ra ít nhất 05 mẫu thử có chiều rộng 100mm được thể hiện trực quan qua hình 3.  
Hình 3. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử [1]
Trên mỗi mẫu thử, cắt bỏ đi 4 phần có gạch chéo được thể hiện trực quan qua hình 4.
Hình 4.  Mẫu thí nghiệm – diện tích gạch cắt bỏ đi [1]
Mẫu thử cuối cùng có dạng thể hiện trực quan qua hình 5. 
Hình 5. Mẫu thử đã chuẩn bị để thí nghiệm [1]
Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng thí nghiệm để điều hòa mẫu và tiến hành thí nghiệm tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 1748:2007, ISO 139:2005. Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ 20^0C và độ ẩm tương đối 65%.
 
Môi trường thay thế chuẩn phải có nhiệt độ 23^0C và độ ẩm tương đối 50%.
Điều kiện thiết bị thí nghiệm: máy kéo đứt băng vải. 
- Khoảng cách giữa hai ngàm kẹp mẫu 200 nm ± 1 nm. 
- Máy kéo đứt có tốc độ 100 nm/ph.
 
4.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-2 (Phương pháp Grap) [1]
Xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp Grab theo tiêu chuẩn ISO 1395-2.
Mục đích của việc xác định độ bền đường may trên máy kéo đứt băng vải Grab nhằm đánh giá đồ bền của đường may trên vải khi tác động lực thẳng góc với đường may trên vải. Nó giúp cho nhà sản xuất may mặc đánh giá được hiệu suất đường may khi biết được độ bền kéo đứt băng vải theo phương pháp Grab sát với thực tế. 
 
Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho vải dệt thoi, không áp dụng cho vải đàn hồi, vải không dệt, vải tráng phủ, vải thủy tinh, vải dệt từ sợi cacbon hoặc vải dệt từ sợi dệt polyolefin. 
 
Mẫu vải có đường may để thử có thể được lấy từ các sản phẩm may mặc hoặc chuẩn bị từ mẫu vải bên ngoài rồi tạo ra đường may trên đó. 
 
Đường may sử dụng là đường may thẳng, không dùng đường may vòng. 
Thiết bị kéo đứt băng vải là loại máy có tốc độ kéo giãn băng vải với hệ số kéo giãn không đổi.
Chuẩn bị mẫu thử có đường may. 
 
Từ mẫu lớn của phòng thí nghiệm, cắt ra ít nhất 05 mẫu thử có chiều rộng 100 mm được thể hiện trực quan qua hình 6.
Hình 6. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử [1]
Chuẩn bị mẫu thí nghiệm. 
 
Trên mỗi một mẫu thử, kẻ một đường thẳng dài cách mép mẫu 38mm suốt chiều dài của mẫu thử được thể hiện trực quan qua hình 7. 
Hình 7. Mẫu thử theo phương pháp Grab [1]
Phương pháp tiến hành: 
- Đặt khoảng cách giữa hai hàm kẹp mẫu 100 mm ± 1 mm. 
- Đặt chế độ kéo giãn không đổi 50 mm/ph. 
 
Lấy mẫu thí nghiệm vào các hàm kẹp: lắp mẫu vào đúng trung tâm của hàm kẹp. Đường trung tâm của mẫu khớp với đường trung tâm của các hàm kẹp. Đường kẻ dọc theo chiều dài của mẫu đã chuẩn bị trùng với một cạnh của hàm kẹo. Lực kéo mẫu thẳng góc với đường may vào đúng giữa của hàm kẹp. Lực kéo mẫu thẳng góc với đường may vào đúng giữa của khoảng cách giữa hai hàm kẹp được thể hiện trực quan qua hình 8.
Hình 8. Xác định vị trí hàm cặp mẫu thử trong phương pháp Grab [1]
Nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm để điều hòa mẫu và tiến hành thí nghiệm tuân theo tiêu chuẩn TCVN 1748 : 2007, ISO 139 : 2005.
 
Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ 20^0C và độ ẩm tương đối 65%.
Môi trường thay thế chuẩn phải có nhiệt độ 23^0C và độ ẩm tương đối 50%.
 
5. Kết luận 
Qua bài chuyên môn sâu, tác giả đã đưa ra các nội dung:
- Khát quát về độ bền đường may, tầm quan trọng, các yếu tố ảnh hường đến độ bền đường may.
 
- Đưa ra một số phương pháp xác định độ bền đường may.
 
- Xác định được đồ bên đường may giúp nhà sản xuất đánh giá hiệu suất đường may, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn máy móc, thiết bị… phù hợp với các loại vải.

Tài liệu tham khảo 
 
[1] Nguyễn Thanh Bình (2012), Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền đường may và mối quan hệ giữa các yếu tố, LVCH, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
 
[2] H Eberle, H Hermelling, M Hornberger, R Kilgus, D Menzer, W Ring (2002), Clothing Technology, Verlag Europa-Lehrmittel, Haan-Gruiten, Germany. 
 
[3] Nguyễn Văn Lân (2004), Vật liệu dệt, NXB Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh. 
 
[4] Pradip V Melita, Satish K Bhardwaj (1998), Managing Quality in the Apparel Industry, New Age International (P) Ltd Publishers, New Delhi.
 
[5] Dr.Ing. Peter Ehrler (1998) Sewing: Interplay of yarn, machine and needle ITB Nonwovens, Industrial Textiles 3/98,1/99 pp.Part 1 18-19, Part2 26-27.
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 252 Tổng truy cập: 31.728.785