Trang chủ

KỸ THẬT CHUYỀN - CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

Ngày đăng: 03:46 - 28/03/2025 Lượt xem: 18

T/g: Đỗ Quang Linh – Công nghệ may

Tại Việt Nam, với hoạt động sản xuất may công nghiệp đa phần theo phương thức CMT, đó là quá trình sản xuất được triển khai chủ yếu tại các công đoạn Cắt, May và Hoàn thiện sản phẩm. Đây là phương thức sản xuất gia công và xuất khẩu đơn giản nhất, theo báo cáo ngành dệt may 2019 của Hiệp hội dệt may Việt Nam [1], có gần 70% doanh nghiệp may mặc sản xuất theo phương thức gia công thuần túy hoặc thực hiện phương thức sản xuất OEM. Sau cuộc khủng hoảng bởi đại dịch, ngành dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng khá nhiều vì đa số sản xuất theo phương thức gia công đơn hàng từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc,….. Tuy nhiên qua kết quả tổng hợp trên tạp chí Kinh tế và Dự báo [2] cho thấy về xuất khẩu của ngành dệt may trong quý I/2024 được ghi nhận tích cực, là khởi đầu tốt cho ngành tăng tốc trong quý II/2024 và thành công “vượt dốc” 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay. Điều đó cho thấy mặc dù phần lớn sản xuất theo phương thức gia công đơn hàng, chịu nhiều sự tác động từ thị trường xuất nhập khẩu nhưng khả năng phục hồi sau khủng hoảng khá nhanh.

Nhận thấy tầm quan trọng của phân khúc sản xuất CMT tại Việt Nam, đặc biệt là khâu triển khai sản xuất trên dây chuyền may, khoa Công nghệ may luôn chú trọng đến đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề và khả năng thích ứng với thực tế sản xuất tại doanh nghiệp cho các đối tượng việc làm là Kỹ thuật chuyền. Kỹ thuật chuyền may là vị trí công việc chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật may cho công nhân, quản lý chất lượng sản phẩm trên chuyền may và các nhiệm vụ khác có liên quan. Quá trình sản xuất trên các dây chuyền may chiếm phần lớn thời gian gia công; đó là nơi quyết định đến năng xuất và chất lượng sản phẩm. Trong đó, kỹ thuật chuyền là nhân tố quan trọng là vị trí công việc chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật may cho công nhân, quản lý chất lượng sản phẩm trên dây may.

Kỹ thuật chuyền có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc tại doanh nghiệp đã tổng hợp tại bảng 1 sau:

Bảng 1. Nội dung công việc của nhân viên kỹ thuật chuyền may

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Nhận kế hoạch, tài liệu kỹ thuật và nhận chuyển giao kỹ thuật từ phòng kỹ thuật công nghệ

- Trước khi triển khai mẫu hàng mới, kỹ thuật chuyền may (KTCM) sẽ nhận được tài liệu kỹ thuật cho mã hàng.
- Kiểm tra tài liệu kỹ thuật, kiểm tra rập, nghiên cứu quy cách may, kiểm tra chất lượng mã hàng, dự tính sử dụng máy móc thiết bị nào cho từng công đoạn, mật độ mũi chỉ, màu chỉ,…tương ứng theo tài liệu kỹ thuật
- Thực hiện may mẫu đối một sản phẩm thử theo tính toán của bản thân, tự đánh giá thành phẩm, xác định các công đoạn khó, dễ gây lỗi để lưu ý khi rải chuyền, tìm ra nguyên nhân gây lỗi và hướng khắc phục,
- Tổng hợp và đưa ra ý kiến trong cuộc họp triển khai sản xuất.

Sắp xếp và điều chỉnh chuyền may

- Phối hợp với bộ phận cơ điện chuẩn bị thiết bị và cử gá phục vụ cho sản xuất
- Phối hợp cùng chuyền trưởng bố trí chuyền theo bảng quy trình công nghệ
- Chịu trách nhiệm điều chuyền trong trường hợp chuyền bị gãy do công nhân ở một công đoạn nào đó liên tục may sai hoặc công nhân thao tác chậm,…

Triển khai sản xuất đúng theo tài liệu và mẫu đối

- Tiến hành triển khai sản xuất sau khi mẫu đối đã được duyệt
- Lên kế hoạch lên chuyền chi tiết, cụ thể như xác định mã hàng, màu, yêu cầu kỹ thuật, ưu tiên sản xuất trước để phổ biến cho công nhân trong chuyền
- Kết hợp với chuyền trưởng rải chuyền, triển khai sản xuất
- Thực hiện hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng công đoạn may cho từng công nhân mà mình phụ trách, từ gọt, ủi, lấy dấu, may,…đến công đoạn ráp cuối cùng.
- Giám sát, kiểm tra chuyền may và công nhân phụ trách, hàng ngày kiểm tra độ căng chỉ, mật độ mũi chỉ, cử gá,…kịp thời phát hiện sai sót và có hướng giải quyết nhanh chóng.

Quản lý, điều hành hoạt động kỹ thuật của công nhân trong chuyền sản xuất

- KTCM không trực tiếp quản lý công nhân trong chuyền, mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật may và chất lượng sản phẩm may về quy cách may, mật độ chỉ, màu chỉ,…
- Nhắc nhở, đôn đốc công nhân làm việc tích cực, hiệu quả. Báo với chuyền trưởng xử lý nếu công nhân tiếp tục vi phạm quy định
- Theo dõi, kiểm tra chất lượng thành phẩm và thao tác may của từng công nhân.

Kiểm soát và chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm

- Chịu trách nhiệm kiểm tra thành phẩm về thông số, mật độ mũi chỉ, quy cách lắp ráp,…đảm bảo đúng mẫu đối và tài liệu kỹ thuật
- Thường xuyên bám sát chuyền, phát hiện và tìm biện pháp giải quyết sự cố phát sinh, kết hợp với nhân viên rập, chuyền trưởng, QC,…đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm loại bỏ tối đa các thao tác thừa, hiệu chỉnh chuyền đạt năng suất cao nhất.
- Chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng thành phẩm thông qua việc kiểm tra ra hàng và trước khi đóng gói
- Làm việc với QC hãng về chất lượng sản phẩm

Các công việc khác

- Đào tạo nghề thường xuyên cho công nhân mới, công nhân kỹ thuật nghiệp vụ yếu
- Định kỳ phối hợp với chuyền trưởng kiểm tra tay nghề công nhân cũ
- Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn khi được tạo điều kiện
- Thực hiện soạn thảo tài liệu, các bản báo cáo liên quan khi được phân công
- Thực hiện các công việc có liên quan khác khi được phân công

Khoa Công nghệ may luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp về vị trí kỹ thuật chuyền cũng như các mục tiêu đào tạo khác, từ việc nghiên cứu những công việc của nhân viên kỹ thuật chuyền tại doanh nghiệp khoa đã và đang giảng dạy các học phần/ khóa học trong chương trình đào tạo hệ đại học, cao đẳng chính quy/ liên thông và các lớp ngắn hạn khác.

Bảng 2. Các môn học/ học phần hiện đang được đưa vào đào tạo có liên quan tới vị trí công việc nhân viên kỹ thuật chuyền

1/ Hệ Cao đẳng:

2/ Hệ Đại học:

3/ Khóa đào tạo ngắn hạn:

- Chuẩn bị sản xuất 1
- Chuẩn bị sản xuất 2
- Chuẩn bị sản xuất 3
- Triển khai sản xuất
- Thực tập tốt nghiệp
- …..v.v

- Công nghệ sản xuất may công nghiệp 1
- Công nghệ sản xuất may công nghiệp 2
- Công nghệ sản xuất may công nghiệp 3
- Tin học ứng dụng ngành may
- Thiết kế trang phục
- Thực tập sản xuất ngành may
- Thực tập tốt nghiệp
- Thiết kế chế tạo dưỡng may
- Sản xuất tinh gọn nghành may
- Cải tiến sản xuất ngành may
- Đồ án/ Khóa luận tốt nghiệp ngành may..v.v

- Đào tạo chuyên viên kiểm tra, kiểm soát chất lượng dây chuyền may
- Đào tạo nhân viên kỹ thuật chuyền cơ bản đến nâng cao
- Đào tạo nhân viên cải tiến sản xuất tại dây chuyền may
- Các khóa đạo tạo dành cho quản lý doanh nghiệp may….v.v.

 Ngoài các kiến thức chuyên ngành, chương trình đào tạo còn đưa vào những môn học/ học phần phụ trợ các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng mềm, trải nghiệm thực tế tại dianh nghiệp may, tiếng anh chuyên ngành, …v.v để người học có được kết quả toàn diện đáp ứng nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp may.

Hiện tại các doanh nghiệp may đang rất có nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao trong đó có nhân viên kỹ thuật chuyền, đây là phân khúc sản xuất chính thúc đẩy hoạt động sản xuất và gia tăng năng suất chất lượng, ổn định dây chuyền may. Là một trong những vị trí việc làm cần nhu cầu lớn lượng lao động có trình độ đã qua đào tạo đại học/ cao đẳng hoặc lớp ngắn hạn; Với mức thu nhập ổn định khi tốt nghiệp và tăng tiến theo thời gian cũng như kinh nghiệm làm việc. Đây chỉ là một trong số nhiều định hướng đạo tạo mà khoa Công nghệ may cũng như Nhà trường hướng đến đối với ngành học, ứng với giá trị cốt lõi trong đào tạo của Nhà trường:
“Chất lượng – Năng động – Đáp ứng nhu cầu xã hội”.

  Địa chỉ: Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

Website: hict.edu.vn

Facebook: http://www.facebook.com/tshict

Email: tuyensinhdetmay@hict.edu.vn

Điện thoại liên hệ tuyển sinh: 024.36922552; 0917966488; 0915001951
 
Tài liệu tham khảo:

[1] ThS. Định Thị Thủy (2021). Nâng cao khả năng chuyển đổi phương thức từ CMT sang các phương thức sản xuất có gia trị gia tăng cao hơn của các doanh nghiệp may. Khoa Kinh tế - trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội;

[2] Huy Đức (2024). Nhiều triển vọng tích cực cho ngành dệt may năm 2024. https://kinhtevadubao.vn/nhieu-trien-vong-tich-cuc-cho-nganh-det-may-nam-2024-28676.html. Tạp chí Kinh tế và Dự báo;


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 181 Tổng truy cập: 37.122.691