Trang chủ

Sự kiện

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - CHỦ NHIỆM: TS. NGUYỄN SỸ AN

Ngày đăng: 22/11/2022 Lượt xem: 456
Ngày 01/11/2022, Phòng đào tạo tổ chức họp Thẩm định cấp Trường Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu chế tạo mô hình cắt bổ máy may một kim” do TS Nguyễn Sỹ An làm chủ nhiệm. Hội đồng dưới sự chủ trì của đ/c TS. Nguyễn Quang Thắng – Chủ tịch hội đồng và các đ/c thành viên hội đồng. TS Nguyễn Sỹ An chủ nhiệm đề tài thay mặt các thành viên trình bày báo cáo đề tài, các sản phẩm cũng như các kết quả mà đề tài đã đạt được, những chỉnh sửa đã thực hiện sau nghiệm thu cấp Khoa trước hội đồng cấp Trường.
Chi tiết

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

Ngày đăng: 22/11/2022 Lượt xem: 522
Ngày 14/10/2022, Khoa Cơ Điện tổ chức họp Thẩm định cấp khoa Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu chế tạo mô hình cắt bổ máy may một kim” do TS Nguyễn Sỹ An làm chủ nhiệm. Hội đồng dưới sự chủ trì của đ/c ThS. Phan Đức Khánh – Chủ tịch hội đồng và các đ/c thành viên hội đồng. TS Nguyễn Sỹ An chủ nhiệm đề tài thay mặt các thành viên trình bày báo cáo đề tài, các sản phẩm cũng như các kết quả mà đề tài đã đạt được trước hội đồng.
Chi tiết

CHI PHÍ CHU KỲ SỐNG CỦA THIẾT BỊ

Ngày đăng: 03/11/2022 Lượt xem: 811
Sau các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, ngành dệt may đang trên đà hồi phục và phát triển ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2022 là 43 tỷ USD. Do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài trong hơn 2 năm qua, nhân lực lao động có sự biến động thiếu hụt lớn. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp vẫn phát triển được? Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đã không ngừng đổi mới đầu tư trang thế hệ thiết bị thông minh hiện đại, nhờ có đổi mới công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày một cao giúp giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực. Để đầu tư và duy trì hệ thống trang thiết bị hoạt động hiệu quả trong thời gian dài thì rất cần có những con người am hiểu về bảo trì, nhờ có kiến thức như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể mua được thiết bị với chất lượng cao, giá thành hợp lý. Thiết bị có độ tin cậy cao sẽ cho độ tin cậy về năng suất cao với thời gian sử dụng dài nhất, đó chính là bài toán về chi phí chu kỳ sống c
Chi tiết

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÓ NÊN SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM THỰC HÀNH ẢO

Ngày đăng: 20/10/2022 Lượt xem: 328
Trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện này, cùng với phát triển của công nghệ thông tin, của cuộc cách mạng 4.0, bên cạnh các phương pháp giảng dạy truyền thống với các công cụ minh họa: vật thật, đồ dùng trực quan, các mô hình…đã xuất hiện thêm các công cụ tiên tiến: máy chiếu, phim ảnh… Đặc biệt với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại: máy tính, các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh… các phần mềm thực hành ảo ( phần mềm mô phỏng)hay các phương pháp minh họa bằng máy vi tính ngày càng trở nên quen thuộc.
Chi tiết

TỔNG KẾT NĂM HỌC 2021-2022 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022-2023 KHOA CƠ ĐIỆN

Ngày đăng: 05/09/2022 Lượt xem: 498
Ngày 11/08/2022, Khoa Cơ Điện tổ chức họp Tổng kết năm học 2021-2022 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023 dưới sự chủ trì của đ/c ThS. Phan Đức Khánh - Trưởng Khoa. Về dự với cuộc họp có sự tham dự của đ/c TS. Hoàng Xuân Hiệp – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng và toàn bộ các đ/c CBCNV, GV thuộc khoa Cơ Điện .
Chi tiết

THẨM ĐỊNH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CẤP KHOA

Ngày đăng: 05/09/2022 Lượt xem: 451
Ngày 25/08/2022, Khoa Cơ Điện tổ chức họp Thẩm định cấp khoa một số Đề cương chi tiết học phần (chỉnh sửa) của học kỳ 1 năm học 20220-2023 của các ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ may, Công nghệ sợi dệt. Hội đồng dưới sự chủ trì của đ/c TS. Nguyễn Sỹ An – Chủ tịch hội đồng và các đ/c thành viên hội đồng. Các đ/c biên soạn trình bày Đề cương chi tiết học phần đã được phân công chỉnh sửa theo hướng những nội dung chỉnh sửa theo quy định của thông tư 17/2021 mới ban hành, các nội dung chỉnh sửa hiệu chỉnh các học phần sau quá trình giảng dạy trước hội đồng.
Chi tiết

SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSIM MÔ PHỎNG MẠCH NGHỊCH LƯU PWM TRONG ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Ngày đăng: 12/08/2022 Lượt xem: 11.882
Hiện nay việc ứng dụng các phần mềm để mô hình hóa trở nên phổ biến trong nghiên cứu khoa học, trong thực tế sản xuất cũng như trong phục vụ giảng dạy và học tập. Các phần mềm thiết kế - mô phỏng mạch điện tử, điện tử công suất như: PROTEUS, ORCAD, ALTIUM designer, MATLAB, PSIM… Các phần mềm này tiện lợi trong việc vẽ các sơ đồ mạch điện tử công suất, được hỗ trợ đầy đủ các kí hiệu của các thiết bị điện tử công suất dùng trong công nghiệp như: Các phần tử về tải, các khóa chuyển mạch, các mô đun chuyển đổi, máy biến áp, động cơ… PSIM được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực điện tử công suất do dễ sử dụng, trực quan, dung lượng nhẹ, đưa ra sơ đồ điều khiển khá đơn giản, giúp người sử dụng vẽ mạch nhanh chóng và đồng thời có thể mô phỏng mạch điện tử công suất. PSIM có ưu điểm mô phỏng độc lập mạch lực vì các khối điều khiển đã được xây dựng sẵn, chỉ việc lắp ghép để mô phỏng các đặc tính cần tìm (điện áp, dòng điện,...) và đặc biệt có thể điều chỉnh góc pha một cách dễ dàng, không bị ả
Chi tiết

Hội thảo nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên khoa Cơ Điện - Chào mừng ngày khoa học và công nghệ Việt Nam

Ngày đăng: 18/05/2022 Lượt xem: 480
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 55 năm thành lập trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, ngày 16/5/2022, khoa Cơ Điện – trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã tổ chức Hội thảo nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giảng viên và sinh viên để chào mừng ngày khoa học và công nghệ Việt Nam nhằm tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên và Sinh viên của khoa giai đoạn 1016 - 2021, định hướng trong hoạt động trong thời gian tới theo chiến lược phát triển nhà trường và khoa.
Chi tiết

THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHỈNH SỬA NĂM 2022 CẤP TRƯỜNG

Ngày đăng: 10/05/2022 Lượt xem: 468
Ngày 28/04/2022, Khoa Cơ Điện tổ chức họp Thẩm định chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ khí chỉnh sửa năm 2022 cấp Trường. Hội đồng dưới sự chủ trì của đ/c TS. Hoàng Xuân Hiệp – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng và các đ/c thành viên hội đồng. TS Nguyễn Sỹ An thay mặt Bộ môn Cơ Khí trình bày chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ khí chỉnh sửa năm 2022, trong chương đã phân tích, chỉ ra được những điểm mấu chốt đã chỉnh sửa trong chương trình đào tạo như: mục tiêu, nội dung, thời lượng, mẫu .. và những chỉnh sửa đã thực hiện sau khi nghệm thu ở cấp Khoa. .
Chi tiết

THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ CHỈNH SỬA NĂM 2022 CẤP KHOA

Ngày đăng: 10/05/2022 Lượt xem: 481
Ngày 21/04/2022, Khoa Cơ Điện tổ chức họp Thẩm định chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ khí chỉnh sửa năm 2022 cấp Khoa. Hội đồng dưới sự chủ trì của ThS. Phan Đức Khánh, về dự với cuộc họp có sự tham dự của đ/c TS. Hoàng Xuân Hiệp – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng và các đ/c CBCNV, GV thành viên hội đồng. TS Nguyễn Sỹ An thay mặt Bộ môn Cơ Khí trình bày chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật cơ khí chỉnh sửa năm 2022, trong chương đã phân tích, chỉ ra được những điểm mấu chốt đã chỉnh sửa trong chương trình đào tạo như: lý do, mục tiêu, nội dung, thời lượng, mẫu .. Tất cả các chỉnh sửa đều dựa trên cơ sở quy định, thông tư mới ban hành.
Chi tiết

Cần quy định quản lý thời gian và công việc sinh viên được làm thêm

Ngày đăng: 12/12/2019 Lượt xem: 996
Vấn đề sinh viên đi làm thêm hầu như chưa có quy định cụ thể. Việc quản lý thời gian và công việc làm thêm của các em hiện gần như đang bỏ ngỏ.
Chi tiết

ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ CỮ GÁ NGÀNH MAY

Ngày đăng: 26/11/2019 Lượt xem: 13.719
Ngành công nghiệp may đang có những bước tiến vượt bậc về công nghệ, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm may mặc, trong điều kiện đòi hỏi nâng cao về năng suất, chất lượng và giảm giá thành. Mặc dù không như ngành chế tạo cơ khí, điện tử và một số ngành công nghiệp khác, trong dây chuyền sản xuất có thể tự động hóa hoàn toàn từ khâu đầu vào đến khâu hoàn thiện sản phẩm dưới sự hỗ trợ của máy tính, robot, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong thời đại công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp may hiện mới chỉ tự động hoá sản xuất cho một số công đoạn, bộ phận của sản phẩm. Phần lớn các công đoạn trong quá trình may sản phẩm vẫn cần nhiều kỹ năng của người lao động trực tiếp thực hiện. Trong công đoạn may lắp ráp các chi tiết của sản phẩm thì việc sử dụng các trang bị công nghệ phụ trợ, cữ gá vẫn chiếm số lượng nhất định bởi tính hiệu quả cao mà chúng mang lại.
Chi tiết

GIAO LƯU GẶP MẶT TÂN SINH VIÊN KHOA CƠ ĐIỆN NĂM 2019

Ngày đăng: 16/09/2019 Lượt xem: 1.069
Ngày 11/9/2019, khoa Cơ Điện trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức buổi “Giao lưu và gặp mặt với tân sinh viên khoa Cơ Điện năm 2019”.
Chi tiết

TỌA ĐÀM “CHIA SẺ KINH CƠ HỘI VÀ TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP” VỚI SINH VIÊN KHỐI NGÀNH CƠ ĐIỆN

Ngày đăng: 22/04/2019 Lượt xem: 885
Sáng ngày 19/4/2019, khoa Cơ điện, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ cơ hội và triển vọng nghề nghiệp” cho sinh viên khối ngành Cơ điện. Mục tiêu nhằm giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn về việc phát triển của ngành nghề đang học trong lĩnh vực Dệt may, cũng như được chia sẻ thông tin cần thiết và bổ ích về cơ hội nghề nghiệp từ cựu sinh viên của trường.
Chi tiết

Lãnh đạo trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 khoa Cơ Điện

Ngày đăng: 13/03/2018 Lượt xem: 1.135
Sáng ngày 8/3, nhân kỷ niệm 108 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2018), Đoàn lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội trực tiếp đi tới từng phòng ban,khoa, trung tâm chúc mừng đến toàn thể nữ cán bộ,giáo viên, công nhân viên toàn trường, trong đó có khoa Cơ Điện.
Chi tiết

Công ty THHH Cybertech Việt Nam tuyển dụng nhân Viên Kỹ Thuật, Bảo Trì, Sửa Chữa Máy Phay, Tiện CNC

Ngày đăng: 26/12/2017 Lượt xem: 1.300
Nhân Viên Kỹ Thuật, Bảo Trì, Sửa Chữa Máy Phay, Tiện CNC CÔNG TY TNHH CYBERTECH VIỆT NAM Thời gian kết thúc 31/01/2018 Tên công việc: Nhân Viên Kỹ Thuật, Bảo…
Chi tiết
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 195 Tổng truy cập: 31.721.065