Trang chủ

NGÀNH CÔNG NGHỆ SỢI, DỆT – HTU SỨC HÚT ĐẾN TỪ KỶ NGUYÊN MỚI

Ngày đăng: 03:44 - 26/05/2025 Lượt xem: 11
      Việc lựa chọn ngành học không phải là điều dễ dàng đối với các em học sinh lớp 12 và cả với sự định hướng cho con em của các bậc phụ huynh.
 

      Ngành học được cho là có “tương lai”, có “có hội phát triển” phải là ngành học hướng tới xu thế phát triển của thời đại; chương trình đào tạo bài bản, có mục tiêu, sản phẩm cụ thể; sản phẩm của ngành đào tạo phải thiết thực, gắn liền với đời sống xã hội và tạo ra giá trị kinh tế thực. Ngành Công nghệ sợi, dệt - Trường Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội là một ngành như vậy.
Ngành công nghiệp dệt may là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu, luôn phát triển và không thể thiếu trong đời sống con người, đồng thời là ngành tạo tạo ra việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và góp phần vào tăng trưởng kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
 
      Trường Đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội với 59 năm kinh nghiệm trong việc đào đạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may là một lựa chọn đáng tin cậy để gửi gắm con em của các bậc phụ huynh, là nơi giúp người học không chỉ có kiến thức, kỹ năng, tư duy chuyên sâu về ngành dệt may mà còn là môi trường tốt để người học được bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy tính năng động, tự chủ, sáng tạo…, là bệ phóng vững chắc giúp người học tự tin hơn trước khi bước chân vào thị trường lao động.
Đứng trước xu thế của thời đại, người học có rất nhiều lý do để lựa chọn ngành Công nghệ sợi, dệt.
  • Đây là ngành công nghiệp bao gồm kéo sợi, dệt vải, nhuộm, xử lý hoàn tất, tạo ra sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho quá trình may, hướng đến sản phẩm cuối cùng là sản phẩm dệt may, là sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong đời sống xã hội con người:
      Ngành dệt may tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho con người, không chỉ đơn thuần là trang phục chúng ta mặc hàng ngày mà rộng hơn nữa, sản phẩm dệt may luôn có mặt ở khắp mọi nơi chúng ta sống như trong nội thất, y tế, ô tô, giao thông, quân sự, xây dựng…
Đây cũng là một ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới và không ngừng phát triển thông qua các sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày một cao của con người.
  • Đây là ngành có vai trò lớn và đóng góp chủ lực cho nền kinh tế nước nhà:
      Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có vai trò lớn trong việc tạo ra việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và góp phần vào tăng trưởng kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Tại Việt Nam, dệt may là một trong những ngành kinh tế chủ lực với kim ngạch 44 tỷ USD năm 2024, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Ngành công nghiệp dệt may bao gồm các hoạt động sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm dệt, từ nguyên liệu thô cho đến sản phẩm hoàn thiện, có thể chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, từ trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, xử lý hoàn tất cho đến may mặc.
  • Nhu cầu xã hội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao để phù hợp với xu hướng phát triển:
      Việt Nam hiện có rất nhiều nhà máy và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sợi và dệt. Đây là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và xuất khẩu lớn của Việt Nam. Ngành Công nghệ sợi, dệt may đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là với các đối tác như Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi phí do giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao. Do đó, các nhà máy kéo sợi, dệt, nhuộm ngày càng được đầu tư nhiều tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm giá trị cao, mở rộng vùng địa lý cũng như xây dựng các khu, cụm công nghiệp cung cấp sản phẩm theo chuỗi, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Với xu hướng phát triển, ngành dệt may luôn có nhu cầu rất lớn về nhân lực, đặc biệt là những người có kỹ năng và kinh nghiệm; đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm trong ngành dệt may là rất lớn.
  • Cơ hội việc làm rất lớn với các vị trí việc làm đa dạng, linh động:
      Kỹ sư ngành Công nghệ sợi, dệt sau khi ra trường có thể đảm nhiệm rất nhiều công việc tại các nhà máy, doanh nghiệp không chỉ riêng ngành sợi hay dệt mà hoàn toàn có thể hoạt động trong lĩnh vực dệt may nói chung, kể cả các doanh nghiệp may, thời trang, kinh doanh thiết bị, sản phẩm dệt may…
Kỹ sư ngành công nghệ sợi, dệt có thể  làm việc trong các phòng kỹ thuật, phòng thí nghiệm, phòng kiểm định chất lượng, phòng kế hoạch sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển vật liệu, phòng kinh doanh….


Chuyên viên làm việc tại Phòng thí nghiệm

 
      Không chỉ vậy, đối với những bạn có năng lực, kỹ năng tốt thì hoàn toàn có thể trở thành nhóm trưởng, trưởng ca, quản đốc và hướng tới các vị trí cao hơn như trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng chất lượng, giám đốc sản xuất trong các nhà máy, doanh nghiệp...; thậm chí có thể trở thành một chủ doanh nghiệp.
  • Môi trường làm việc năng động, sáng tạo với mức độ tự động hoá cao, không nặng nề chân tay:
      Ngành công nghiệp kéo sợi, dệt, nhuộm ngày càng hiện đại bởi ứng dụng của công nghệ cao trong sản xuất, mức độ tự động hoá ngày càng chiếm ưu thế, đặc biệt là trong ngành công nghiệp kéo sợi. Điều này giúp giảm sức lao động con người nhưng lại đòi hỏi người vận hành phải có trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng, khả năng quản lý, xử lý tốt.


Dây chuyền thiết bị kéo sợi tự động
  • Mức thu nhập tốt và cơ hội thăng tiến cao:
     Ngành công nghiệp dệt may ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc thu nhập của người làm việc trong ngành này cũng ngày càng một gia tăng.
Dệt may là một ngành rộng lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên học ngành Công nghệ sợi, dệt có thể lựa chọn một lĩnh vực phù hợp với sở thích và năng khiếu của mình, ví dụ như điều hành công nghệ, lập kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng, thiết kế và phát triển sản phẩm, kinh doanh sản phẩm dệt may…
Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may còn đang rất thiếu nguồn nhân lực trẻ, kế cận các vị trí quản lý chủ chốt, do đó, cơ hội thăng tiến trong ngành này là rất lớn.
  • Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, học đi đôi với hành, gắn liền với thực tế doanh nghiệp:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sợi, dệt được tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ theo quy định đào tạo trình độ đại học hiện hành. Các học phần được bố trí thời gian học linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng người học.
Sinh viên ngành Công nghệ sợi, dệt được đào tạo chuyên sâu về vật liệu dệt may, kéo sợi, dệt thoi, dệt kim, nhuộm, xử lý hoàn tất, chú trọng kết hợp lý thuyết với thực hành; sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế, thực tập trên các dây chuyền sản xuất hiện đại tại các nhà máy sợi, dệt lớn tại Việt Nam.


Sinh viên tham quan nhà máy
  • Môi trường học tập tốt:
      Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên ngành Công nghệ sợi, dệt đã có cơ hội làm quen, tiếp xúc với các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, triển lãm thuộc lĩnh vực dệt may… và các chuyến tham quan nhà máy; từ năm thứ 2 trở đi, sinh viên được trải nghiệm thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp với nhiều đợt thực tập như thực tập kỹ thuật, thực tập công nghệ, thực tập tốt nghiệp…


Sinh viên tham dự Hội thảo khoa học cấp khoa

 
Trong mỗi đợt thực tập, sinh viên luôn được các cán bộ giảng viên nhà trường cũng như các kỹ thuật viên tại các nhà máy hỗ trợ, hướng dẫn tận tình giúp chúng em nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, hiểu sâu hơn và hình dung rõ hơn những nội dung đã được học lý thuyết trước đó.


Sinh viên thực tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên

 
Trong quá trình học thực hành, thực tập, chúng em được tiếp xúc trực tiếp với các máy móc, thiết bị sản xuất và thí nghiệm rất hiện đại; được trực tiếp vận hành máy móc, điều chỉnh thông số công nghệ, tiếp cận với công việc thiết kế sản phẩm, kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm…, làm những công việc từ đơn giản đến phức tạp tại các nhà máy sợi, dệt, nhuộm khác nhau trong các kỳ thực hành, thực tập khác nhau.
Với thời lượng trải nghiệm thực tế, thực hành, thực tập lớn, sinh viên ngành Công nghệ sợi, dệt sẽ nắm vững kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến chuyên sâu và được trang bị các kỹ năng cần thiết, đủ để có thể làm việc ngay sau khi ra trường, thậm chí ngay trong quá trình thực tập.
  • Luôn được các doanh nghiệp dệt may quan tâm, hỗ trợ trong quá trình học tập, thực tập; có cơ hội nhận học bổng hỗ trợ học tập từ các doanh nghiệp:
Sinh viên ngành Công nghệ sợi, dệt - Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội luôn nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp trong suốt quá trình học tập. Hàng năm, sinh viên đều được tham gia các buổi toạ đàm, chuyên đề với các chủ đề chuyên ngành chuyên sâu do nhà trường kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp và có thêm nhiều kiến thức thực tế mới. Bên cạnh đó, hàng năm đều có các lễ trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau.
 
Các doanh nghiệp ký kết thoả thuận hợp tác và trao học bổng
cho sinh viên trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội
  • Có cơ hội có việc làm ngay trong quá trình học tập, thực tập:
Không chỉ trao học bổng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may còn tạo điều kiện thực tập, thậm chí hỗ trợ cả chỗ ăn, ở cho sinh viên trong quá trình thực tập.
Bên cạnh đó, với những sinh viên có kiến thức, kỹ năng tốt, doanh nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng làm việc ngay trong quá trình thực tập.    
Và chắc chắn rằng, kỹ sư ngành Công nghệ sợi, dệt sau khi ra trường sẽ có công việc tốt trong môi trường làm việc hiện đại, thân thiện, mức lương tốt và cơ hội thăng tiến rộng mở.
Lựa chọn ngành đào tạo Công nghệ sợi, dệt là lựa chọn đúng đắn cho tương lai phát triển bền vững!
 

Ngành Công nghệ sợi, dệt - Khoa Công nghệ Dệt May - Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
📍 Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
📩 cnsd@hict.edu.vn
☎ 0949847608
Thông tin tư vấn tuyển sinh chuyên sâu:


 
Dương Phương Thảo – BM Công nghệ Sợi Dệt
 
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 331 Tổng truy cập: 40.367.026