Trong tháng tư vừa qua, khoa Công nghệ Dệt May đã có nhiều hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam 30 tháng 4 hướng về những chiến công hào hùng của dân tộc; Ngoài những hoạt động cộng đồng, tuyên truyền khẩu hiệu và các chương trình lớn nhỏ trong Nhà trường, thầy trò khoa Công nghệ Dệt May và ngành Công nghệ may nói riêng vẫn lấy công tác dạy – học và nghiên cứu làm trọng tâm.
Ngành may mặc với đặc thù của sự thay đổi không ngừng nhằm tạo ra năng suất chất lượng tốt nhất đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong thời cuộc có nhiều sự biến động của kinh tế, xã hội. Từ đó, trong công tác đào tạo với ngành Công nghệ may phía khoa luôn tích cực liên kết với những doanh nghiệp may trong khu vực để giảng viên và sinh viên có cơ hội tham quan, tiếp cận mô hình sản xuất một cách thực tiễn và đa dạng; Thúc đẩy giảng viên liên tục cập nhật công nghệ mới, liên tục thay đổi phương pháp truyền đạt kiến thức tới người học một cách phù hợp với nhu cầu lao động của nhà tuyển dụng.

Giảng viên khoa tham quan mô hình tại kho nguyên phụ liệu và dây chuyền may
tại Công ty CP may Hưng Long
Đối với sinh viên, đây là cơ hội tốt để tiếp cận sớm với những mô hình, công nghệ, phương pháp và kinh nghiệm từ thực tiễn tại các doanh nghiệp; Một phần giúp người học có sự phân tích đánh giá giữa kiến thức được học từ Nhà trường với các phương thực triển khai của doanh nghiệp từ đó củng cố kiến thức chuyên môn, tiếp nhận nhiều bài học mới.
Giảng viên khoa CNDM cùng sinh viên tham quan mô hình, tiếp thu phương pháp giắc sơ đồ
cho vải kẻ, vải họa tiếp tại Công ty cổ phần may Đức Hạnh
Đây là hoạt động thường xuyên và là nhiệm vụ quan trọng trong công tác dạy – học và nghiên cứu khoa học của thầy trò khoa Công nghệ Dệt May nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành may mặc, bên cạnh đó thúc đẩy sự thay đổi trong phương pháp đến biên soạn học liệu, sách chuyên khảo và bài giảng một cách linh hoạt, phù hợp với sự biến đổi không ngừng từ phía doanh nghiệp. Đồng thời liên tục mở rộng liên kết với các doanh nghiệp mới nhằm tăng phạm vi thực tế của khoa và Nhà trường trong lĩnh vực Dệt May.
Đỗ Quang Linh – khoa Công nghệ Dệt May