Học đi đôi với hành – đã luôn là câu châm ngôn trong công tác dạy và học của thầy trò khoa Công nghệ Dệt May đặc biệt trong ngành đào tạo Công nghệ may – ngành đào tạo định hứng ứng dụng cao của khoa. Việc học tập tại Nhà trường qua sách vở và thầy cô giúp người học lĩnh hội những kiến thức chuyên ngành một cách cơ bản và đầy đủ, tạo nền tảng vững vàng đến việc phát triển tư duy thành hành động thực tế.
Ngoài việc quan tâm tới đào tại nguồn nhân lực có khả năng nhận thức và tuy duy tốt, khoa và Nhà trường luôn định hướng đào tạo sinh viên theo hướng ứng dụng. Đưa các mô hình thực tế sản xuất đến người học bằng nhiều cách thức; Đối với các học phần thực tập, thực tế như Thực tập tốt nghiệp ngành Công nghệ may đã và đang thể hiện rõ nhất về việc đưa người học đến gần hơn với các doanh nghiệp may, là những người trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực trong ngành dệt may. Từ đó, mở rộng phạm vi học tập và nghiên cứu, là môi trường thực tiễn giúp sinh viên vận dụng những kiến thức được học.
Học phần Thực tập tốt nghiệp ngành Công nghệ may được khoa và Nhà trường triển khai cho sinh viên năm cuối, mục đích để sinh viên vận dụng, tổng hợp, đối sánh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành giữa lý thuyết và thực tế sản xuất. Thực hiện trải nghiệm thực tế trên các công đoạn đối với mỗi chuyên đề ngành như quá trình chuẩn bị sản xuất, triển khai sản xuất, quản lý chất lượng trong các nhà máy may công nghiệp. Tạo hành trang vững vàng trước khi sinh viên tốt nghiệp ra trường và làm việc tại nhiều môi trường khác nhau trong doanh nghiệp may.
Nhằm phục vụ cho đào tạo, các năm Nhà trường và khoa thường xuyên liên kết với nhiều doanh nghiệp may trong nước như CTCP Tổng công ty May 10, CTCP Tổng công ty may Đức Giang, Công ty CP may Hưng Long, Công ty CP may Hưng Việt, Tổng công ty may Bắc Giang LGG, Dệt may Huế, TAV, TAL…v.v và nhiều doanh nghiệp may trên cả nước.

Sinh viên thực tập trên chuyền may tại Công ty CP may Hưng Long
Quá trình thực tập tại doanh nghiệp được thiết kế phù hợp với từng chuyên sâu tự chọn của sinh viên giúp quá trình học tập, nghiên cứu tại môi trường sản xuất được được đúng kế hoạch phục vụ việc nghiệm thu và đánh giá kết quả thực tập, thực tế được chính xác với năng lực người học.

Giảng viên khoa CNDM tới DN nơi sinh viên đang thực tập tốt nghiệp
(Hình ảnh tại Công ty CP may Hưng Việt)
Chuyên sâu tự chọn của chuyên ngành Công nghệ may gồm 4 chuyên sâu sau:
1/ Chuyên sâu Thiết kế mẫu;
2/ Chuyên sâu Thiết kế công nghệ;
3/ Chuyên sâu Quản lý chất lượng;
4/ Chuyên sâu Quản lý, điều hành sản xuất.
Quá trình thực tập tại doanh nghiệp, ngoài việc chủ động quan sát và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn người học sẽ được hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp từ giảng viên hướng dẫn khi cần thiết.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên phương pháp thực tập hiệu quả
tại các bộ phận sản xuất

Một số hình ảnh sinh viên thực tập tại TTSXDV của Nhà trường
(Thiết kế mẫu-GSĐ, Tiêu chuẩn kỹ thuật, Cữ gá dưỡng, Kiểm tra chất lượng SP)
Đào tạo định hướng ứng dụng vẫn đang là chỉ tiêu chính của Nhà trường và khoa Công nghệ Dệt May, đặc biệt với ngành đào tạo chủ lực – Công nghệ may; Chính vì vậy, việc thường xuyên liên kết với doanh nghiệp may mặc trong nước, tạo mối quan hệ bền vững giữa cơ sở đào tạo và nhà sử dụng lao động luôn cần thiết. Từ đó, ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng đào tạo với các học phần chính như Thực tập sản xuất, Thực tập tốt nghiệp thì cũng cần phát triển thêm nhiều khóa học mà ở đó người học được tiếp cận về công nghệ, mô hình, phương thức chuẩn bị và triển khai sản xuất thực tiễn giúp sinh viên luôn có nhận về thức tầm quan trọng của kiến thức cốt lõi và khả năng tư duy, vận dụng kiến thức được học vào thực tế.
Đỗ Quang Linh – khoa Công nghệ may