Tạp chí Dệt may và Thời trang số 399, phát hành vào trung tuần tháng 03/2022 sẽ cung cấp cho bạn đọc những bài phân tích về tình hình thị trường do cuộc xung đột Nga và Ukraine gây ra, sự chủ động ứng phó của doanh nghiệp đối với dịch Covid -19, các chính sách và môi trường kinh doanh để giúp doanh nghiệp trong ngành có thể đứng vững,…
Tháng 3 hàng năm là dịp phụ nữ trên toàn thế giới được tôn vinh, ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dệt May nói riêng là các đơn vị có tỷ lệ sử dụng lao động nữ cao trên 70%, tuy vậy vai trò của cán bộ quản lý nữ chưa tương xứng với số lượng và tầm quan trọng của lao động nữ đóng góp cho thành quả chung của Tập đoàn. Làm thế nào để tăng tỷ lệ cán bộ nữ của Tập đoàn trong thời gian tới? Độc giả sẽ có câu trả lời qua bài viết Tập đoàn Dệt May Việt Nam đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường.
Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina, kéo theo các biện pháp trừng phạt chưa có tiền lệ của Mỹ và phương tây với Nga khiến giá dầu và giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng vọt gây ra nhiều áp lực đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Để đối phó với tình hình trên các doanh nghiệp cần phải làm gì? Bài viết Chủ động thích ứng linh hoạt trong tình hình thị trường nhiều bất ổn sẽ đưa ra các kịch bản mà ngành Dệt May Việt Nam cần phải nhận diện và các giải pháp trong giai đoạn tới.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, lây lan với tốc độ nhanh thì Nghị quyết 43 của Quốc hội được xem như là phao cứu sinh đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 43 đến với doanh nghiệp còn có sự chậm trễ. TS. Trần Văn, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội sẽ phân tích vấn đề này qua bài viết Để Nghị quyết 43 của Quốc hội đi vào cuộc sống một cách thực chất nhất.
Cũng trong Tạp chí số này Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường đưa ra những lý giải và nhận định về những biến động của thị trường thế giới do tác động của dịch bệnh, khủng hoảng Nga – Ukraine đối với ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Vinatex nói riêng qua bài viết Cần môi trường vĩ mô ổn định để doanh nghiệp có thể đứng vững.
Hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với tình trạng người lao động bị nhiễm Covid – 19 gia tăng gây ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp trong ngành đã có những giải pháp gì trước tình trạng trên? Xin mời quý độc giả xem bài viết Doanh nghiệp linh hoạt ứng phó khi lao động nhiễm Covid – 19 gia tăng.
Nhằm đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên trẻ tại Tập đoàn, các đơn vị thành viên của Tập đoàn, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng nhân sự cho quy hoạch các chức danh lãnh đạo trong tương lai, Vinatex tổ chức chương trình đào tạo nội bộ trực tiếp và trực tuyến cho các doanh nghiệp có vốn Vinatex. Thông tin chi tiết về khóa đào tạo sẽ có trên Tạp chí số này.
Bên cạnh đó, Tạp chí số này sẽ cung cấp cho bạn đọc những bài viết về Những “Bông hồng” dệt may; Tuổi trẻ Vinatex xung kích, đổi mới, sáng tạo; Công ty TNHH MTV Dệt 8-3: Dệt tiếp những ước mơ; Ngành may Bangladesh cú hích từ đổi mới; Sân chơi khởi nghiệp cho sinh viên; chuyện ngắn Như không có ngày mai của nhà văn Kiều Bích Hậu…
Trân trọng kính mời độc giả đón đọc qua Tạp chí in và qua đường link: https://vinatex.com.vn/tap-chi-det-may-va-thoi-trang-viet-nam/
Mọi chi tiết xin liên hệ: Tạp chí Dệt may và Thời trang – Địa chỉ: 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: Ban Tuyên giáo – Truyền thông: 024.38251252; Email: giangntk@vinatex.com.vn.
Nguồn: https://vinatex.com.vn/don-doc-tap-chi-det-may-va-thoi-trang-so-thang-03-2022/