Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỰC HIỆN THAO TÁC CHUẨN

Ngày đăng: 01:51 - 05/06/2020 Lượt xem: 16.769
                                                 
 Ths. Phạm Kim Thúy
Trung tâm Thực hành ma
y
1. Đặt vấn đề
          Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói riêng thì năng suất chất lượng của sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Năng suất, chất lượng phụ thuộc ba yếu tố chính: thiết bị, công nghệ và thao tác của công nhân. Một trong các yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng đó là thao tác chuẩn. Để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên ngành công nghệ may phải hiểu được thế nào là thao tác chuẩn, tầm quan trọng của thao tác chuẩn, tại sao phải thực hiện thao tác chuẩn trong sản xuất doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, việc giám sát quá trình thực hiện các thao tác chuẩn của giảng viên đối với sinh viên chưa chặt chẽ. Quá trình thực hiện thao tác chuẩn của sinh viên còn rất hạn chế, sinh viên chưa chú trọng đến những thao tác cơ bản, bố trí nơi làm việc chưa khoa học, điều đó đã ảnh hưởng đến các thao tác thực hiện trong quá trình may, việc sắp xếp không hợp lý cũng sẽ dẫn đến thừa thao tác làm giảm năng suất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tạo thành thói quen khó sửa chữa. Do đó việc thực hiện đúng các thao tác chuẩn trong quá trình may đối với doanh nghiệp sẽ tăng thu nhập, với sinh viên khi thực hiện được thao tác chuẩn ngay từ trên ghế nhà trường sẽ trang bị cho sinh viên nền tảng cốt lõi ban đầu, sau này sẽ tiếp cận được ngay với thực tế sản xuất tại doanh nghiệp. Bài viết này,  giúp sinh viên ngành Công nghệ may hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc thực hiện thao tác chuẩn ngay từ trong quá trình học tập.
2. Nội dung
2.1. Một số khái niệm
    2.1.1 Động tác
    - Động tác là một bộ phận của thao tác hiển thị bằng các cử động chân tay và thân thể của công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó. Sự phân chia thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hóa hơn nữa quá trình lao động của công nhân.
    - Động tác là phương cách cụ thể để hoàn thành mục đích của công đoạn và của tác nghiệp viên trong từng chuyển động.
        2.1.2. Cử động
 Cử động là bộ phận của động tác hiển thị bằng sự thay đổi một lần vị trí của các bộ phận cơ thể công nhân [3]
    * Các cử động, thao tác trong quá trình may
            + Lấy sản phẩm đưa vào máy
            +  Ghép chi tiết trước khi đưa vào chân vịt
            + May
            +  Đưa sản phẩm sang bên
            + Dùng kéo cắt rời chi tiết

        2.1.3. Quy trình thao tác chuẩn
            Quy trình thao tác chuẩn (Standard operating procedure - SOP)  là  một  hệ thống quy trình, được tạo ra để hướng dẫn và duy trì chất lượng công việc. Quy trình chuẩn giúp tránh khỏi các sai sót nếu làm theo đúng các bước trong quy trình, nó cũng giúp người mới nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc.tiết kiệm thời gian, cải thiện hiệu suất, ngăn ngừa lãng phí tài nguyên, ổn định chất lượng, năng suất làm việc.
2.1.4. Thời gian thao tác chuẩn [2]

      - Thời gian chuẩn: Là một đơn vị thời gian tượng trưng cho một nhiệm vụ công việc được xác định bằng cách ứng dụng phù hợp các kỹ thuật đo lường công việc một cách chính xác với năng lực của cá nhân thực hiện nhiệm vụ.

    - Thời gian thao tác chuẩn là thời gian cần thiết để tiến hành công việc trên cơ sở thao tác đúng với lượng dự trù cần thiết, với điều kiện người thao tác lành nghề phù hợp với công việc, thực hiện ở nơi chỉ định.
- Quá trình tính toán thời gian sản xuất sản phẩm may được phân tích trên cơ sở phương pháp MTM (Methods Time Measurement), MTM là một “ngôn ngữ” nói lên hệ thống thời gian được xác định trước. Hệ thống đó là một loạt các kỹ thuật về phương pháp phân tích thời gian và các chuyển động, nhờ đó mà xây dựng được thời gian chuẩn cần thiết cho các hoạt động may
    - Phương pháp MTM chia hoạt động của con người thành 20 chuyển động cơ bản: 9 chuyển động của tay; 9 chuyển động của thân và chân; 2 chuyển động của mắt. Định mức thời gian cho mỗi chuyển động được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu số lượng thống kê và phương pháp quay phim phân tích với tốc độ 16 ảnh/giây. Phương pháp này sử dụng những đơn vị đo như sau:
  + Đo khoảng cách: cm;
  + Đo thời gian: TMU (Time Measurement Unit)
                                  1 giây = 27,8 TMU
  +  Đo góc: độ (00 – 3600)
  + Đo trọng lượng: kg
    - Qua quan sát quá trình may, công việc của công nhân trên máy may (máy cơ) bao gồm 5 hoạt động chủ yếu sau:
  +  Cầm các chi tiết và xếp chồng lên nhau
  +  Chuẩn bị và (hoặc) đưa chi tiết đến trước chân vịt
  + Xếp thẳng hàng và may – hoặc cho thêm các chi tết khác
  + Cắt chỉ
  + Đưa chi tiết ra ngoài
Trên cơ sở đó, MTM chia các hoạt động may thành 7 lớp và 34 code (mã). Hiện nay các doanh nghiệp may công nghiệp sử dụng thiết bị máy điện tử cắt chỉ tự động trong sản xuất và công nghệ thông tin để tính thời gian thao tác chuẩn cho các công đoạn may trên cơ sở của MTM đã phát triển thành phần mềm IED 2012 (Industrial Engineering Data). IED đã kế thừa các hoạt động MTM đã phân tích có bổ sung phù hợp công nghệ hiện tại các doanh nghiệp đang áp dụng IED được chia thành 8 lớp và 49 code.
   2.2. Các loại thao tác
    Có 2 loại thao tác: Thao tác tạo ra giá trị và thao tác không tạo ra giá trị hay nói cách khác có thể gọi: Thao tác chuẩn và thao tác thừa.
2.2.1. Thao tác chuẩn
Là thao tác trực tiếp hay gián tiếp tác động lên đối tượng, tạo ra giá trị cho đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn nhất nhưng mang lại giá trị cao nhất.
- Thao tác trực tiếp: là thao tác trong thời gian người công nhân làm việc trực tiếp với các máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Thao tác gián tiếp như: lấy bán thành phẩm, đặt lên, đưa xuống, so mép, cắt chỉ.
   * Thao tác chuẩn thỏa mãn các điều kiện:
       - Bán thành phẩm để vị trí đưa vào làm gần nhất.
       - Thực hiện thao tác song song.
       - Thực hiện thao tác đồng thời.
       - Hạn chế tối đa thao tác dừng trong quá trình làm việc/hoạt động.
       - Hạn chế tối đa điều chỉnh sản phẩm.

    2.2.2. Thao tác thừa
- Là thao tác được công nhân sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng bản thân nó không mang lại giá trị cho sản phẩm, khi bỏ thao tác ấy đi vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm.
- Thao tác thừa là những hoạt động không tạo ra giá trị: Do thói quen, cách sắp xếp không hợp lý làm chậm năng suất. Do môi trường làm việc làm không đảm bảo nên người công nhân không tập trung làm việc. Do khả năng và trình độ tiếp thu, do nhận thức, do tay nghề của công nhân, do đặc điểm cá nhân của công nhân: Độ cao, thấp, mắt và phản xạ từng người. Do phải chỉnh sửa do may không đúng hoặc do hướng dẫn không đúng... Nghiên cứu thao tác là thông qua việc phân tích chuyển động của cơ thể, tay hoặc mắt trong công việc, từ đó tiến hành loại bỏ các chuyển động thừa, xây dựng thao tác tối ưu, ít tốn sức.…[5], [6].
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thao tác
2.3.1. Yếu tố kỹ thuật
Kỹ thuật là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với thời gian, các tiến bộ kỹ thuật đang chi phối và ngày càng quyết định năng suất lao động. Yếu tố kỹ thuật trong công nghiệp may bao gồm các vấn đề chính sau: đặc điểm thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp công nghệ sử dụng khi gia công, ... Thiết bị càng hiện đại với mức độ tự động và năng suất càng cao cho phép rút ngắn thời gian tiêu hao cần thiết.
2.3.2. Yếu tố con người
 Con người là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến thao tác vì vậy cần phải quan tâm đến sức khỏe của người lao động và tâm sinh lý của họ. Điều này thông qua việc lựa chọn phương án tối ưu về quá trình lao động, tức là quá trình được thực hiện ở những điều kiện thuận lợi với cường độ lao động bình thường. Những nghiên cứu của Mayo đi đến kết luận rằng: nếu những yêu cầu tâm lý của con người không được thỏa mãn thì họ có thái độ bàng quan hoặc thậm chí có thái độ thù địch với công việc. Nhằm đạt tới một bầu không khí tâm lý có lợi cho hoạt động sản xuất, học thuyết của Mayo về quan hệ con người xuất phát từ sự cần thiết để tiếp tục nâng cao năng suất lao động trên cơ sở cải thiện quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân.
2.3.3. Yếu tố tổ chức [4]
Là phương pháp tổ chức tại vị trí làm việc của mỗi công nhân trên dây chuyền sản xuất. Mục đích tiết kiệm thao tác, nâng cao hiệu quả thao tác bằng tay, giảm đi sự mệt nhọc, sử dụng hiệu quả năng lượng của con người.
- Nguyên tắc để tiết kiệm thao tác liên quan đến sử dụng các bộ phận của cơ thể.
  +  Động tác của hai tay đồng thời bắt đầu, đồng thời kết thúc công việc.
  + Không để cả hai tay đồng thời nghỉ (trừ lúc giải lao).
  + Thao tác của hai tay theo hướng đối xứng ngược chiều nhau và tiến hành đồng thời.
  + Thực hiện thao tác ngắn nhất, thao tác của tay hoặc cơ thể tiến hành bằng thao tác tối thiểu của tay.
  +  Sử dụng phạm vi chuyển động, chọn phạm vi tối thiểu của thao tác.
  + Xây dựng thao tác sao cho dễ dàng và có nhịp.
  +  Cố gắng giảm tối đa việc quan sát.
2.4. Tầm quan trọng của thực hiện thao tác chuẩn[1]
Mỗi bước công việc trong quy trình may một sản phẩm được thực hiện bởi các thao tác nhất định. Công việc độc lập thực hiện trên các chi tiết nhỏ được xếp đặt trên bàn máy trong quá trình thao tác; công việc lắp ráp thực hiện trên các chi tiết lớn có liên quan đến xếp đặt các chi tiết trên ghế, băng chuyền....Phân tích công việc theo code của phương pháp IED những thao tác không cần thiết sẽ được loại bỏ, việc sắp xếp các chi tiết tại các vị trí làm việc không hợp lý: đặt xa, khó lấy sẽ được xếp đặt lại sao cho khoảng cách giữa các chi tiết và kim máy là gần nhất. Ngoài ra việc xếp đặt còn đảm bảo cho việc lấy chi tiết bằng tay trái, tay phải hay cả 2 tay là dễ dàng và thuận tiện, nếu thao tác chỉ làm 1 bên, không phân bố đều 2 bên sẽ dẫn đến dễ mệt mỏi. Vì vậy việc thực hiện thao tác chuẩn cho từng bước công việc ngay từ khi bắt đầu sẽ giảm được các hao phí, tăng năng suất. Các thao tác đảm bảo thời gian thực hiện bước công việc là ngắn nhất, nâng cao năng suất lao động. Sau đây là ví dụ được phân tích khi thực hiện may đáp vào lót túi của túi cơi.
*Thực trạng:

   Trong thực tế phân tích thực trạng khi may đáp vào lót túi cơi hết thời gian là 29.20 giây. Đây là 2 chi tiết nhỏ nên BTP thường được để trên bàn máy bên trái nên khi lấy các chi tiết lấy tuần tự bằng một tay trái mất thêm thời gian không hoạt động được đồng thời cả 2 tay không đảm bảo sự cân bằng, nhanh mỏi.  
Khi thực hiện thao tác may 1 đoạn giữ đầu đường may → theo phân tích thao tác chuẩn đây là một đường may ngắn nên không cần thiết .

Thao tác đưa chi tiết ra ngoài máy xa, phải nhoài người, dễ gây mệt mỏi vì phải làm việc trong thời gian dài. Đưa xuống đầu ghế bên phải chưa hợp lý do vị trí đặt chi tiết đưa vào và lấy ra cách xa, tay  di chuyển nhiều.→ do vị trí đặt chi tiết cách xa
  

Phân tích thao tác  
Tên công đoạn 1. May đáp với lót túi TMU thiết bị TMU thao tác T/G
1TMU
T/G chuẩn
(giây)
 
STT Mã số TMU Tần suất Mô tả  
 
1 GMPE 50 4 Lấy lót và đáp tuần tự bằng 1 tay đưa xuống chân vịt   200.0 27.8 7.19  
2 FOLD 44 2  Gấp đáp giữ lại   88.00 27.8 3.17  
3 GMOT 39 2 Đưa chi tiết vào chân vịt   78.00 27.8 2.81  
4 HMIA 18 2 May đoạn giữ đầu đường may 36.0   27.8 1.29  
5 AR1P 44 2 So mép và điều chỉnh chi tiết trên   88.00 27.8 3.17  
6 SE26A 60 2 May đoạn 26 cm 120.0   27.8 4.32  
7 TRAC 3 2 Cắt chỉ tự động 6.0   27.8 0.22  
8 MTME 7 2 Kiểm tra   14 27.8 0.50  
9 PA1H45 29 2 Đưa lót túi ra ngoài bằng 1 tay ( xuống ghế 45cm)   58.00 27.8 2.09  
        Thời gian       24.75  
        Hao phí 18%       4.45  
        Tổng thời gian (giây)       29.20  
 
    * Thực hiện thao tác chuẩn: Sau khi thực hiện thao tác chuẩn trên bước may này hết thời gian 23.26 giây. Các thao tác cơ bản của bước may đáp vào lót túi thống nhất theo phân tích bên cạnh đó sắp xếp lại vị trí đặt bán thành phẩm (BTP) trước, sau may, việc kết hợp lấy chi tiết đưa ra, vào, loại bỏ thao tác thừa đảm bảo hợp lý được điều chỉnh cụ thể như sau:
- Xếp đặt chi tiết trước khi may: BTP lót túi đặt bên trái bàn máy, đáp túi đặt trong lòng máy  bên phải thuận tiện cho việc lấy 2 chi tiết cùng một lúc bằng 2 tay.


- May mí đáp: Lấy cùng một lúc đáp và lót túi bằng 2 tay, thao tác may một đoạn giữ đầu đường may không cần thiết phải thực hiện → bỏ thao tác này.

Đưa chi tiết ra ngoài phía trên bàn máy trái đảm bảo thuận tiện cho lấy chi tiết tiếp theo và đường đi ngắn nhất.
 
Phân tích thao tác  
Tên công đoạn 1. May đáp với lót túi TMU thiết bị TMU thao tác T/G
1TMU
T/G chuẩn
(giây)
 
STT Mã số TMU Tần suất Mô tả  
 
1 GMPE 50 2 Lấy đáp và lót đồng thời bằng một tay  đưa xuống chân vịt ( lấy cùng lúc hoạt động bằng 2 tay)   100.0 27.8 3.60  
2 FOLD 44 2 (Đã lấy đáp đồng thời cùng lót) Gấp đáp giữ lại   88.00 27.8 3.17  
3 GMOT 39 2 Đưa chi tiết vào chân vịt   78.00 27.8 2.81  
4 AR1P 44 2 So mép và điều chỉnh chi tiết trên   88.00 27.8 3.17  
5 SE28A 63 2 May đoạn 28 cm 126.0   27.8 4.53  
6 TRAC 3 2 Cắt chỉ tự động 6.0   27.8 0.22  
7 MTME 7 2 Kiểm tra   14 27.8 0.50  
8 PA1H15 24 2 Đưa lót túi ra ngoài bằng 1 tay (15cm)   48.00 27.8 1.73  
        Thời gian       19.71  
        Hao phí 18%       3.55  
        Tổng thời gian (giây)       23.26  
 
 Qua bảng phân tích cho thấy sau cải tiến thời gian thực hiện công việc được rút ngắn lại → nâng cao được năng suất cho lao động. Dựa vào phân tích thao tác may chi tiết so sánh với mô tả các phân tích công việc theo code của phương pháp IED những thao tác không cần thiết sẽ được loại bỏ, việc sắp xếp các chi tiết tại các vị trí làm việc không hợp lý: đặt xa, khó lấy sẽ được xếp đặt lại sao cho khoảng cách giữa các chi tiết và kim máy là gần nhất đảm bảo thời gian thực hiện là ngắn nhất. Ngoài ra việc xếp đặt còn đảm bảo cho việc lấy chi tiết bằng tay trái, tay phải hay cả 2 tay là dễ dàng và thuận tiện tránh gây mệt mỏi hay hoạt động quá nhiều ở một bên cơ thể....
3. Kết luận
Việc nghiên cứu thực hiện thao tác chuẩn là rất cần thiết giúp giảng viên và sinh viên chú trọng nhiều đến thao tác, thời gian thực hiện làm chuẩn ngay từ đầu dễ dàng thích ứng với thực tế sản xuất doanh nghiệp. Rèn cho sinh viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc thực hiện thao tác chuẩn sẽ tăng năng suất, giảm các thao tác thừa trong quá trình may tránh lãng phí công sức cũng như thời gian. Đặc biệt việc thực hiện thao tác chuẩn, cải tiến thao tác giúp sinh viên tăng số lượng sản phẩm trong quá trình luyện tập, nâng cao tay nghề, trong các bài thi kết thúc, quan trọng hơn nữa là đáp ứng nhanh được nhu cầu của doanh nghiệp.                         
     
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Thị Thúy Hồng – 2017, Nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu thao tác chuẩn của người công nhân trên dây chuyền sản xuất sản phẩm áo jacket;
2. Ngân hàng dữ liệu thao tác chuẩn;
3. Nguyễn Tiệp (2007), Tổ chức lao động, Lao động – Xã hội, Hà Nội;
4. Ralfh.M. Barnes (1990), Nghiên cứu mới nhất về động tác và thời gian, Đại học Sanno;
5. Therblig: F.B. and L.M.Gilbreth, Classifying the Elements of work, Managenment and administration, Vol.8, No.2 Aug 1924. The word Therblig is GilbrethSpelled backwards;
6. Yasuhiro SHODA, Motion Study and Priciples of Motion Economy in Apparel manufacturing.
 


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 256 Tổng truy cập: 31.726.843