Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY MAY LẬP TRÌNH CHẦN BÔNG YUNNI 360⁰

Ngày đăng: 02:47 - 25/07/2023 Lượt xem: 189

Tác giả: Ths. Nguyễn Đức Thành
Đơn vị: TTTHM
1. Đặt vấn đề
Sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu Việt Nam gắn liền với các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là thị phần ngành Dệt May tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế. Vì vậy chú trọng đầu tư hoàn thiện dây chuyền may tự động góp phần tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam.
Máy may lập trình điện tử tự động đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong dây chuyền may mặc, giúp giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội luôn chú trọng việc giúp sinh viên tiếp cận các công nghệ hiện đại đề đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong chương trình học, sinh viên ngành công nghệ may sẽ được thực tế trải nghiệm tại các doanh nghiệp may trong và ngoài trường. Để sinh viên có tài liệu tham khảo, làm quen trước với máy lập trình khi đi thực tập, bài viết này giới thiệu chung về cấu tạo của máy cũng như cách vận hành máy giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với máy lập trình đa năng tại doanh nghiệp.
2. Giới thiệu máy lập trình chần bông YUNNI 360⁰
2.1. Giới thiệu chung
Máy may lập trình hiện nay đang được các doanh nghiệp may sử dụng bởi các tính năng ưu việt, nó có rất nhiều chức năng được cải tiến hơn so với những máy may công nghiệp bình thường. Công nghệ cắt chỉ tự động, bảng điều khiển có thể tùy chỉnh được tất cả các tính năng của máy, các kiểu may điều được lập trình theo từng loại sản phẩm. Ngoài ra máy may lập trình còn tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại mà máy may thông thường không có được. Cải thiện được tối đa năng suất may, tạo ra được các sản phẩm có đường may tinh xảo, đồng thời đáp ứng được tối đa những đòi hỏi khắt khe của khách hàng.
Máy may lập trình là máy may công nghiệp hoạt động nhờ vào motor được lắp ngay trong thân máy (không cần dây curoa hay đai truyền) được điều khiển hay lập trình bằng bảng điện tử, nhờ vào đó có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ máy may.
Máy may lập trình chần bông là máy may lập trình chuyên dùng chần bông hoặc may các chi tiết lớn theo một chương trình đã lập sẵn trên máy tính.
- Ưu điểm:
+ Tự động lập trình sẵn các yếu tố trong như: tốc độ may, số mũi may và quy trình may điều này là yếu tố quan trọng giúp cho mũi may được đều và đẹp hơn.
+ Đường chỉ được máy may may tự động một cách chính xác, đường may được lập trình sẵn, việc chạy đường kim mũi chỉ của máy hoàn toàn tuân thủ theo yêu cầu của mã hàng. Với tọa độ may được xác định trên phần mềm may, sai xót gần như không thể xảy ra so với phương pháp may truyền thống.
+ Độ đồng đều giữa các sản phẩm được đảm bảo, do các đường chạy chỉ may được lặp đi lặp lại nhiều lần trên nhiều sản phẩm giúp chất lượng của sản phẩm may mặc hàng loạt được đảm bảo.
+ Máy may tự động giúp giảm thiểu tối đa sự tham gia của con người và gia tăng năng suất may sản phẩm.
- Hạn chế:
+ Chi phí đầu tư cao
+ Chi phí sửa chữa cao hơn so với máy cơ thông thường vì tích hợp nhiều công nghệ nổi bật đặc biệt là hệ thống motor liên trục. Vì vậy mà yêu cầu sử dụng phải thật tỉ mỉ và cẩn thận, bảo dưỡng máy thường xuyên tránh hỏng hóc hư hại dẫn đến tốn kém chi phí lớn.
2.2. Cấu tạo chung của máy lập trình chần bông YUNNI 360⁰
Máy may lập trình cũng gồm có các bộ phận giống may may một kim như: đầu máy, bàn máy, chân máy, dàn cọc chỉ  và có thêm bảng điều khiển và kẹp dưỡng.
 
Hình 1. Máy lập trình chần bông YUNNI 360⁰
Với máy lập trình khác so với máy may thông thường ở bộ phận bảng điều khiển và kẹp dưỡng.
- Bảng điều khiển
 
Hình 2. Bảng điều khiển máy lập trình YUNNI 360⁰
- Chú thích
1: Khóa máy
2: Điều chỉnh tốc độ tăng lên
3: Điều chỉnh tốc độ giảm
4: Chỉ báo số m chỉ còn trong suốt
5: Độ dày nguyên liệu
6: Lưu trữ dữ liệu mã hàng
7: Điều chỉnh về tâm ban đầu khi đưa BTP vào
8: Lấy tâm cỡ mới, mẫu mới
9: Chân vịt xoay
10: Báo thời gian cho sản phẩm
11: Báo số lượng sản phẩm
12: Tiến lùi mũi may
13: Chuyển đường may
14: Chọn bài may, cỡ, chuyển trang
15: Báo suốt chỉ
16: Tìm lại đường may để chạy
17: Nâng hạ chân vịt
18: Hạ kẹp mở kẹp
19: Đầu cắm USB
20: Chạy máy
21: Nâng hạ kẹp
22: Dừng khẩn cấp
23: Mở nắp mặt nguyệt để lấy thoi suốt
- Ứng dụng:
+ Chần bông thân áo jacket
+ May đường ziczac nẹp đỡ
+ May chắp sống cổ
+ May cơi vào thân
+ May lộn sống cạp quần âu
3. Vận hành sử dụng máy lập trình chần bông YUNNI 360⁰
Để sử dụng máy lập trình vào may các chi tiết, đường may đều phải thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị máy
- Trước khi vận hành máy cần kiểm tra, vệ sinh máy lau sạch bụi bẩn theo quy trình từ trên xuống dưới.
- Lựa chọn kim phù hợp với độ dày của chi tiết may và chất liệu vải của mã hàng. Với máy lập trình chần bông YUNNI 360⁰ sử dụng kim ký hiệu: DPx5
- Lắp chỉ giống máy một kim thông thường
- Khởi động máy: Bật nút nguồn, sau khi hệ thống bật lên, giao diện người máy sẽ hiện thị khởi động, trục chính sẽ tự động dò xoay.
Bước 2. Hiệu chỉnh máy
Để may một số đường may đã được lập trình sẵn và cài đặt trên USB, ta thực hiện theo trình tự sau:
- Lựa chọn mã hàng cần may
+ Cắm USB vào máy
+ Vào Menu: Hiện ra bảng →Vào mục Quản lý tập tin
+ Nhấn vào hình USB
+ Chọn mã hàng cần làm trong danh sách các mã hàng trong tập tin.
+ Chọn ‘Tất cả’ sau đó chọn ‘Import’
       + Thoát ra màn hình chính
- Thiết đặt cơ sở: nhằm điều chỉnh điểm xuất phát của kim đúng vị trí, đường đi đúng hướng, vào giữa rãnh dưỡng.
+ Chọn điểm chuẩn để lấy điểm chuẩn cho máy
 
Hình 3. Giao diện bảng điều khiển máy lập trình YUNNI 360
 
Hình 4. Bảng thiết lập
+ Điều chỉnh các hướng cữ để chỉnh lấy điểm chuẩn cho máy (1)
+ Sau khi chỉnh sẽ nhấn để lưu điểm chuẩn (2)
+ Chân ép trụ kim lên xuống để đưa dưỡng vào và lấy dưỡng ra (3)
Bước 3. May
- Sau khi lấy điểm chuẩn xong sẽ thoát ra màn hình chính
- Đặt chi tiết cần chần bông vào dưỡng, ghim các góc theo định vị.
-  Đưa dưỡng vào máy và nhấn nút ‘START’ để chạy
4. Một số lỗi phần mềm khi vận hành máy lập trình chần bông  YUNNI 360⁰
Trong quá trình vận hành máy nếu cài đặt, điều chỉnh không đúng cách hoặc một số chi tiết bộ phận kết nối lỏng thì trên màn hình sẽ hiển thị một số thông báo báo lỗi phần mềm.
Bảng 1. Một số lỗi phần mềm, nguyên nhân và cách xử lý
TT Lỗi Nguyên nhân Cách xử lý
1 Frame is up
 
Được phát hiện hộp ấn đã không đặt xuống trước khi đặt lại, xử lý thu thập tập tin, và sửa đổi tập tin. Ấn vào (Frame)
2 Extetn link error
 
Dây nối với giao diện của máy bị lỏng Tắt nguồn và gắn lại đầu nối
3 Prompt: No U-dik is detected
 
USB cắm lỏng hoặc bị hỏng Cắm lại hoặc dùng cái khác
4 Prompt: fail to store files, quit? Khi sao chép từ USB sang bộ nhớ, xảy ra lỗi, bị đây ra Không cho USB ra
 
5. Một số lỗi khi chần bông bằng máy lập trình YUNNI 360
Bảng 2. Một số lỗi khi chần bông, nguyên nhân và cách xử lý
TT Lỗi Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Đứt chỉ Sử dụng kim và chỉ chưa phù hợp Lựa chọn kim và chỉ phù hợp với chất liệu
 
Hình 5. Lỗi đứt chỉ
 
2 Gãy kim Kim đâm lên dưỡng do cài điểm chuẩn chưa chính xác Cài một điểm chuẩn đế máy chạy chính xác đường may trên cữ
   
 
Hình 6. Lỗi gãy kim
 
3 Đường chần bông dúm cuối đường may Ghim thân vào dưỡng trùng, khi trần bị dồn lớp trên về cuối đường may Ghim thân vào dưỡng phái kéo căng các góc chẩn theo vị trí dấu trên dưỡng
 
 
Hình 7. Lỗi dúm cuỗi đường may

 
 
5. Kết luận
Để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao các doanh nghiệp may đã áp dụng các máy móc thiết bị lập trình tự động góp phần nâng cao tính tự động hóa, nhằm cải tiến quy trình may rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm, giảm bớt lao động. Giúp doanh nghiệp may mặc giảm chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh với thị trường may mặc thế giới. Để làm quen và vận hành được máy lập trình đòi hỏi phải có kiến thức thức nhất định về cấu tạo chung cũng như bộ phận điều khiển máy. Bài viết này mong muốn cung cấp một số nội dung cơ bản của máy lập trình giúp các em sinh viên tìm hiểu trước khi vận hành máy lập trình.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy – Công ty TNHH thiết bị phụ tùng cơ khí may Hoàng Hà
  2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy Công ty CP may thời trang Quốc Tế - Thuận Thành.
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 39 Tổng truy cập: 18.733.598