Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ MAY 1

Ngày đăng: 10:24 - 01/07/2024 Lượt xem: 138

Tác giả: ThS. Dương Thị Hân
Đơn vị: Phòng Đào tạo

  1. Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển của xã hội yêu cầu đặt ra đối với ngành may ngày càng nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi kiến thức, kỹ năng của SV khi ra trường phải đáp ứng được các chuẩn đầu ra của học phần, của ngành. Để đáp ứng được các yêu cầu xã hội đòi hỏi công tác đào tạo ngày càng được nâng cao. Các trường đại học không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực thông thạo về lý thuyết mà còn vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn công việc, đặc biệt đối với chuyên ngành may.

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội luôn chú trọng đến việc phát triển kỹ năng nghề của SV, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất tại doanh nghiệp. Học phần THCNM1 SV được ứng dụng vào các mã hàng quần âu, áo sơ mi đa dạng về kiểu cách, chất liệu. SV được thực hiện may theo nhóm, may chuyền và may đơn chiếc, được sử dụng một số loại cữ/gá vào may một số công đoạn. Các mã hàng SV thực hiện đều được nhận từ thị trường.  Ngoài việc đảm bảo thời gian trả hàng thì chất lượng các mã hàng phải đạt theo các tiêu chí của khách hàng đặt ra. Chính vì vậy, giảng viên luôn đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy, cập nhật kiến thức thực tế tại doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao trong các bài giảng. Tuy nhiên mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng dạy còn chưa cao. Qua kết quả khảo sát sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong học kỳ 2 năm học 2022 – 2023 của trường cho thấy: các tiêu chí theo mức điểm thang đo Likert, điểm trung bình theo tiêu chí, theo ngành học và điểm trung bình chung của toàn trường theo ngành học đều ở mức 4,28 – 5,0 (mức điểm rất hài lòng). Tuy nhiên, đánh giá của sinh viên ngành Công nghệ may về phương pháp giảng dạy của giảng viên theo ngành thấp hơn so với điểm trung bình chung của toàn trường. Đồng thời, sau khi sinh viên Đại học khóa 4 - ngành Công nghệ may tốt nghiệp, trường đã nhận được những phản hồi của doanh nghiệp về tay nghề của sinh viên chưa thực sự tốt. Chính vì vậy bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy của giảng viên với mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ may của trường trong giai đoạn hiện nay.

2. Nội dung

Trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ may từ đại học may khóa 1 đến khóa 6, sinh viên được rèn luyện kỹ năng thực tế, ứng dụng vào các sản phẩm quần âu, áo sơ mi, quần, áo BHLĐ...  trong học phần Thực tập kỹ thuật may 1. Đối với các lớp ĐHM-K7 do điều chỉnh về chương trình tổng và tên các học phần nên học phần TTKTM1 của  khóa 6 chuyển thành học phần THCNM1 và THCNM2. Mục tiêu, nội dung chương trình của học phần THCNM1,2 vẫn tương đồng với học phần TTKTM1. Chính vì vậy tác giả đánh giá thực trạng về hiệu quả giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học phần TTKTM1 tại các lớp ĐHM-K6 từ đó đề xuất một số giải pháp để triển khai vào giảng dạy học phần THCNM1,2,3 cho các lớp ĐHM. K7, K8.

 2.1. Giới thiệu học phần TTKTM1

Nội dung, thời lượng của học phần TTKTM1 được thực hiện với số tín chỉ là 5, trong đó: số giờ lý thuyết: 0h, số giờ thực hành: 225h, giờ tự học, tự ôn tập, thi kết thúc: 112,5 h. 

Học phần TTKTM1 là học phần đầu tiên SV được may sản phẩm quần âu, sơ mi từ thị trường với hình thức may chuyền và may đơn chiếc. Thời gian may đơn chiếc 125h chiếm 55,6%, thời gian may chuyền 100h chiếm 44,4%. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên đã sử dụng các phương pháp giảng dạy như: Quan sát, trình bày trực quan, thực hành trực tiếp, làm mẫu, hoạt động nhóm, giảng giải, giải quyết vấn đề....

Phương pháp kiểm tra đánh giá học phần được thực hiện như sau:

Sinh viên được đánh giá các bài luyện tập theo phiếu đánh giá. Phiếu đánh giá được xây dựng đầy đủ các nội dung, phù hợp theo hình thức triển khai.

            - Hình thức triển khai may chuyền: Sinh viên đánh giá, nhận xét kết quả bài luyện tập theo ngày hoặc theo tuần, hoặc theo mã hàng. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Ý thức, năng suất, chất lượng, luân chuyển.

            - Hình thức triển khai may đơn chiếc sinh viên đánh giá kết quả bài luyện tập ngay sau khi hoàn thành. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Chuẩn bị, chất lượng, thời gian.

Quá trình đánh giá được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy - học. Phương pháp đánh giá được sử dụng chủ yếu là sinh viên tự đánh giá và giáo viên nhận xét, đánh giá bài luyện tập của sinh viên. Phương pháp đánh giá chéo bài với bạn khác có sử dụng nhưng chưa thường xuyên. Phương pháp này được sử dụng trong thời gian hướng dẫn mở đầu khi giảng viên kiểm tra bài cũ và yêu cầu sinh viên nhận xét, đánh giá bài của bạn khác.

2.2. Thực trạng hiệu quả giảng dạy của giảng viên

Để đánh giá được hiệu quả giảng dạy học phần TTKTM1 trên các lớp ĐHM. K6, tác giả thực hiện khảo sát như sau:

* Đối tượng khảo sát: 31 giảng viên tham gia giảng dạy học phần TTKTM1

* Nội dung khảo sát:

       - Thực trạng về phương pháp giảng dạy của giảng viên

- Thực trạng về kiểm tra – đánh giá học phần TTKTM1

    * Phương pháp khảo sát:

 Tác giả gửi câu hỏi khảo sát lên Google – Form. Giảng viên vào trả lời câu hỏi theo đường link. Sau khi thu được kết quả khảo sát, tác giả đã tổng hợp và phân tích thực trạng của phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của giảng viên. Từ đó đưa ra được thực trạng còn tồn tại như sau:

Khi được hỏi về phương pháp giảng viên thường xuyên sử dụng trong giảng dạy có 90,3% GV thực hiện giảng giải cho SV và làm mẫu một số bước, 3,2% hướng dẫn SV tự nghiên cứu và thực hiện, 6,5% GV hướng dẫn SV thảo luận nhóm, tự thực hiện. Trong quá trình hướng dẫn GV còn e ngại SV làm sai phải chỉnh sửa, ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng sản phẩm nên GV thường làm mẫu nhiều công đoạn, kể cả công đoạn dễ. Phương pháp giảng dạy của GV đa số là đang truyền đạt thông tin, truyền nghề đến SV mà ít chú trọng thực hiện lấy SV là trung tâm trong quá trình giảng dạy. Đối với phương pháp này, SV không chủ động lĩnh hội kiến thức, đa số chỉ thực hiện theo hướng dẫn của thầy cô. Chính vì vậy SV có thể vận dụng kiến thức vào bài học ngay sau đó nhưng khó có thể nhớ kiến thức lâu để vận dụng vào trong suốt quá trình học tập.

Tiến trình giảng dạy thực hành được GV thực hiện theo phương pháp 4 bước như sau:
 
Giai đoaṇ chuẩn bị: GV chọn chủ đề thực hành, xác định phương án thực hành, chuẩn bi ̣thiết bi ̣dụng cụ, phân công vi ̣trí thực hành, kiểm tra, sắp xếp dụng cụ, nguyên vật liệu.

Giai đoaṇ chuẩn bị:

            - Bước 1: Mở đầu bài giảng

           GV khơi gợi động cơ học tập, giúp SV hiểu rõ nhiệm vụ học tập, mục tiêu bài học.
          -  Bước 2: GV làm mẫu và giải thích GV làm mẫu một số bước, giải thích tại sao phải thực hiện theo phương pháp đó...

            - Bước 3: Sinh viên thực hiện

           SV thực hiện nội dung công đoạn GV đã làm mẫu, hướng dẫn;

            GV đưa ra một số câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức của SV, hướng dẫn SV sửa lỗi (nếu có)

            - Bước 4: Sinh viên luyện tập

            SV luyện tập theo nhóm hoặc cá nhân GV quan sát thao tác của sinh viên, uốn nắn, nhận xét và hướng dẫn lại (nếu cần).

            SV kiểm tra kết quả thực hiện, đánh giá theo các tiêu chí.

Giai đoaṇ kết thúc:

            GV phân tích kết quả thực hiện so với muc̣ đích yêu cầu;

            Giải đáp các thắc mắc và lưu ý những sai sót mà SV mắc phải;

            Củng cố kiến thức thông qua nội dung thực hành.

            Giảng viên thực hiện theo phương pháp dạy học 4 bước nêu trên sẽ giúp SV hiểu và thực hiện được bước công việc ngay sau khi GV hướng dẫn. Tuy nhiên theo phương pháp này SV chỉ nhớ và thực hiện được nội dung GV hướng dẫn trong 1 thời gian nhất định mà không tự nghiên cứu phương pháp thực hiện để ghi nhớ kiến thức trong cả quá trình học và làm việc sau này. Khi sinh viên tự nghiên cứu bài sẽ giúp tăng khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề và phát triển tốt kỹ năng mềm.

Việc ứng dụng các thiết bị hỗ trợ, video, phần mềm Camtasia, Adobe... giúp GV thiết kế bài giảng được nhanh, tạo ra các bài giảng hấp dẫn, lôi cuốn SV, kiểm soát được mức độ nhận thức và ý thức học tập của SV. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy có 90,3% GV chuẩn bị bài giảng sử dụng công cụ hỗ trợ là Powponit, 9,7% GV chuẩn bị bài giảng E- learning, không có GV nào sử dụng Google – Form để giao bài tập và kiểm soát bài tập của SV. Đa số GV chỉ hướng dẫn và cho SV quan sát video, các bước làm mẫu trực tiếp trên lớp. Nội dung tổng hợp kiến thức bài học hoặc chuẩn bị nội dung cho bài mới được SV thực hiện bằng cách ghi lại vào vở bài tập. Như vậy, GV sẽ khó kiểm soát được mức độ và khả năng làm bài của SV.

2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong học phần TTKTM1

Để bài học đạt hiệu quả, GV giao cho SV chuẩn bị nội dung bài mới trước khi đến lớp. Vào đầu mỗi ca học, GV sẽ thực hiện kiểm soát bài tập về nhà của SV. Kết quả khảo sát cho thấy có 3,2% GV kiểm tra nhận xét 100% bài của SV vào đầu ca học, 61,6% GV kiểm tra nhận xét xác suất một số bài của SV, 35,5% GV kiểm tra một số bài, các bài còn lại yêu cầu SV kiểm tra chéo. Như vậy số lượng GV kiểm tra xác suất bài chiếm đa số, việc kiểm tra xác suất này khiến cho nhiều SV có ý thức học tập chưa nghiêm túc sẽ thực hiện làm bài tập mang tính chất hình thức hoặc không làm bài tập ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy và học tập.

Thực tế hiện nay, việc hướng dẫn SV tự kiểm tra, đánh giá bài luyện tập của các GV khá thường xuyên có 77,4% GV, còn số ít GV 22,6% GV thỉnh thoảng hướng dẫn. Như vậy trong quá trình giảng dạy, GV cần hướng dẫn SV cách tự kiểm tra, đánh giá kết quả bài luyện tập giúp SV có thể phát hiện ra một số lỗi trong quá trình thực hiện để có thể chỉnh sửa lại bài luyện tập kịp thời, đảm bảo đạt yêu cầu. SV đánh giá được chất lượng bài luyện tập sẽ tự đánh giá được kỹ năng thực hành để từ đó có ý thức phấn đấu, rèn tính tự học trong suốt quá trình học tập.

       Số lượng đầu điểm, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV được GV thực hiện theo đề cương đã thống nhất. Các đầu điểm bao gồm điểm thực hiện may sản phẩm chuyền, đơn chiếc và bài tập lớn. Các điểm sản phẩm may chuyền, đơn chiếc được đánh giá theo phiếu luyện tập. Tuy nhiên phiếu đánh giá may chuyền hiện nay mới đánh giá về ý thức của SV, chất lượng bài luyện tập, năng suất từng ca học hoặc mã hàng, điểm luân chuyển bộ phận mà chưa có điểm đánh giá khi SV thực hiện may cữ/gá. Phiếu chưa thể hiện được sự đánh giá điểm giữa SV sử dụng và không sử dụng cữ/gá. Như vậy chưa có sự khích lệ SV sử dụng cữ/gá để đảm bảo năng suất, chất lượng trong quá trình luyện tập.

Bảng 1. Phiếu theo dõi năng suất – Đánh giá kết quả (theo chuyền) – Mẫu 1

 PHIẾU THEO DÕI NĂNG XUẤT - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Mã hàng………………………………………...Chủng loại  SP……………………….…………

Họ tên SV………………………………………...Lớp ……………………….……………

Thời gian thực hiện:  Từ ngày…………………………đến ngày…………………………..……..

Theo dõi công việc cụ thể:

 

 

 

 

 

TT

Ngày

Tên bộ phận/công đoạn

Định mức

SL
Thực tế

Số lỗi/TS

Năng suất

Nhận xét của SV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

Ý thức (1,5)

Chất lượng
 (5)

Năng suất
(2,5)

Luân chuyển
(1)

Tổng điểm (10)

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập của SV mất khá nhiều thời gian do việc theo dõi quá trình SV thực hiện trong mã hàng còn chưa khoa học. Để kiểm tra năng suất và chất lượng của các công đoạn, các GV đã thực hiện theo dõi phiếu luyện tập của SV kết hợp với bảng phân chuyền. Tuy nhiên trong bảng phân chuyền chưa cụ thể được số lần luân chuyển từng ca học, do vậy kết thúc mã hàng GV tổng hợp số lần luân chuyển công đoạn của SV còn mất thời gian. Trong bảng phân chuyền chưa thể hiện được các công đoạn khó trên dây chuyền để phân chuyền một cách hợp lý.

 Bảng 2. Bảng phân chuyền áo sơ mi đồng phục học sinh – Mẫu 1

TT

Nội dung

Thiết bị

Số lượng  SV

Năng lực SV

Tên SV

Ghi chú

      1

May nẹp phải

Máy 1 kim, gá nam châm

1

TBK

Nguyễn Thị Vân

 

2

May nẹp trái

Máy 1 kim, chân vịt diễu

2

TBK

Tống Thị Thảo
Nguyễn Thị Phượng

 

3

May miệng túi, túi vào thân

Máy 1 kim, chân vịt mí

1

TBK

Nguyễn Khánh Ly

 

4

May cầu vai với thân sau

Máy 1 kim, chân vịt mí

1

TB

Hoàng Kiều Anh

 

5

May vai con

Máy 1 kim, chân vịt mí

1

TB

Nguyễn Thanh Huyền

 

....

.........

......

......

…..

......

 

 

 

Tổng số

30

 

 

 

 

Qua việc phân tích thực trạng về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của giảng viên cho thấy:

Đa số GV giảng dạy chủ yếu theo phương pháp truyền đạt kiến thức cho SV bằng cách làm mẫu, hướng dẫn SV thực hiện các công đoạn trên sản phẩm mà chưa thường xuyên giao cho SV tự nghiên cứu, thực hiện. Tiến trình giảng dạy của GV thực hiện theo phương pháp 4 bước, như vậy SV sẽ không chủ động nghiên cứu, tìm hiểu để lĩnh hội kiến thức. SV có thể làm theo hướng dẫn của GV ngay trên lớp mà không lưu giữ được kiến thức lâu dài trong quá trình học tập và làm việc sau này.

Phương pháp kiểm soát bài tập của GV vào đầu ca học chỉ kiểm soát được xác suất một số bài của SV. Phương pháp kiểm tra như vậy sẽ khiến một số SV có ý thức học tập không nghiêm túc sẽ không làm bài tập hoặc làm bài không đảm bảo theo yêu cầu.

 GV đã thực hiện đánh giá kết quả bài luyện tập của SV theo phiếu luyện tập. Tuy nhiên phiếu đánh giá theo chuyền chưa có nội dung, biểu điểm cho SV ứng dụng cữ/gá. Như vậy không khích lệ được SV chủ động ứng dụng cữ/gá trong quá trình may, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mã hàng.

Trong quá trình giảng dạy, GV đã lập bảng phân chuyền để chia các công đoạn cho phù hợp, phân công SV may các công đoạn theo năng lực. Tuy nhiên bảng phân chuyền còn chưa thể hiện rõ bậc thợ, số lần và tên công đoạn luân chuyển, chưa phân biệt được mức độ khó, dễ của các công đoạn. Như vậy GV sẽ mất nhiều thời gian trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.

GV chưa thường xuyên ứng dụng các phần mềm trong quá trình thiết kế bài giảng, chưa thực hiện giao bài tập về nhà trên Google – Form nên việc kiểm soát ý thức học tập và chất lượng bài tập về nhà của SV sẽ mất nhiều thời gian.

Từ kết quả này là cơ sở để tác giả tiến hành đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập ở mức cao hơn.

2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần THCNM1

2.4.1 Chỉnh sửa, bổ sung một số biểu mẫu sử dụng trong học phần THCNM1

* Mục đích

Xây dựng các biểu mẫu theo dõi đảm bảo đầy đủ nội dung, khoa học.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá theo chuyền hợp lý, biểu điểm chấm phù hợp.

Giúp GV  theo dõi, đánh giá kết quả luyện tập của SV dễ dàng và đạt hiệu quả

* Nội dung

Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung trong phiếu đánh giá học tập theo hình thức may chuyền.

Bổ sung các tiêu chí chấm đầy đủ, rõ ràng

           Bổ sung đầy đủ các nội dung trong bảng phân chuyền

* Cách thực hiện

Chỉnh sửa phiếu theo dõi - đánh giá theo chuyền, bảng phân chuyền theo mẫu sau:

* Phiếu theo dõi năng suất may chuyền
 
 Bảng 3. Phiếu theo dõi năng suất may chuyền – Mẫu 2

PHIẾU THEO DÕI NĂNG SUẤT - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MAY CHUYỀN

Mã hàng: …………………………………………… Chủng loại SP: ……………………….                                                          

Họ tên SV:………………………………………….  Lớp: ……………………………….….                                  

Thời gian thực hiện:    Từ ngày …………………….đến ngày: ………………………...……

Theo dõi công việc cụ thể:

 

 

 

 

 

 

 

TT

Ngày

Tên bộ phận/ tiểu tác

Định mức

SL thực tế

Số lỗi/ TS

% lỗi

Năng suất

Nhận xét của SV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá

 

 

 

 

 

Đánh giá

Ý thức

Chất lượng

Năng suất

Sử dung cữ/gá/ dưỡng

Luân chuyển

Tổng điểm

Nhận xét, đánh giá

1,5

4,5

2,5

0,5

1

10

SV tự đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

GV đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Về cơ bản phiếu theo dõi năng suất - đánh giá kết quả (Mẫu 2) dựa trên cơ sở phiếu cũ (Mẫu 1) và bổ sung thêm nội dung đánh giá SV ứng dụng cữ/gá/dưỡng trong quá trình thực hiện. Đối với việc sử dụng cữ/gá khi triển khai các mã hàng, số lượng SV được sử dụng ít. Thực tế hiện nay, SV vẫn còn e ngại, chưa chủ động ứng dụng cữ/gá trong các công đoạn may. Một số SV đã sử dụng cữ/gá nhưng còn phụ thuộc vào việc lắp, điều chỉnh cữ và phụ thuộc vào hướng dẫn phương pháp thực hiện từ phía GV. Khi có biểu điểm dành cho những SV sử dụng cữ/ gá sẽ thúc đẩy, khích lệ được SV chủ động áp dụng các thiết bị, cữ/gá trong quá trình học. Như vậy sẽ giúp tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và phần nào SV tiếp cận được với phương pháp may của doanh nghiệp.

* Bảng phân chuyền
 
Bảng 4. Bảng phân chuyền – Mẫu 2

Bảng phân chuyền được GV xây dựng để phân công các công đoạn phù hợp với năng lực và số lượng SV thực hiện. Khi đánh giá kết quả bài luyện tập của SV, GV căn cứ vào phiếu theo dõi năng suất, chất lượng của SV kết hợp với bảng phân chuyền. Đối với bảng phân chuyền – Mẫu 2 (bảng 4) khi GV phân chuyền, SV sẽ biết được năng lực của mình được đánh giá tương đương với bậc thợ của công nhân trên dây chuyền sản xuất. Từ đó SV sẽ cố gắng hơn nữa để đạt kết quả học tập tốt hơn. GV kiểm tra phiếu theo dõi của SV kết hợp bảng phân chuyền sẽ biết số công đoạn SV đã luân chuyển và số lượng sản phẩm SV luân chuyển được bao nhiêu. Đồng thời trong những ngày đầu rải chuyền và ngày cuốn chuyền SV sẽ tự chủ động hỗ trợ các công đoạn khác mà không cần GV yêu cầu, như vậy phần nào đảm bảo được năng suất của mã hàng.

2.4.2. Ứng dụng công nghệ trong quá trình kiểm soát bài tập về nhà cho SV (Giao câu hỏi BTVN trên Google – Form)

* Mục đích

Giúp GV ứng dụng công nghệ thường xuyên trong quá trình giảng dạy.

GV kiểm soát, nắm bắt được ý thức và năng lực học tập của SV.

Giúp SV có ý thức, chủ động hơn trong học tập.

SV tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân.

* Nội dung

GV xây dựng câu hỏi hệ thống lại kiến thức bài cũ và khái quát nội dung bài mới.

SV thực hiện trả lời câu hỏi trên Google - Form.

* Cách thực hiện

Bước 1: Xây dựng các câu hỏi tổng hợp lại kiến thức bài cũ, các kiến thức liên quan đến bài mới

Bước 2: Giao bài SV thực hiện trên Google – Form

Bước 3: Kiểm soát số lượng, chất lượng bài tập của SV

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả BTVN của SV

2.4.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy

* Mục đích

Khuyến khích sự tương tác tích cực giữa GV với SV, tạo môi trường học tập tích cực để SV có thể học tập tốt hơn. Giúp SV chủ động lĩnh hội kiến thức trong các bài học.

SV ghi nhớ kiến thức trong cả quá trình học tập và làm việc.

Phát huy tinh thần làm việc nhóm, khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức của SV.

* Nội dung

GV sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy có minh họa bằng hình ảnh, bằng video SXCN.

* Cách thực hiện

Sử dụng phương pháp dạy học 6 bước:

Quy trình thực hiện phương pháp dạy học 6 bước như sau:

Hình 2. Quy trình phương pháp giảng dạy 6 bước.

- Bước 1: GV gửi cho SV TCKT mã hàng, các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học, phân chuyền, phân công công việc cho SV;

- Bước 2: SV tự lập kế hoạch thực hiện;

- Bước 3: Sinh viên/nhóm sinh viên trao đổi với giảng viên về trình tự, phương pháp thực hiện

- Bước 4: Sinh viên thực hành theo kế hoạch xây dựng;

- Bước 5: Sinh viên kết hợp phiếu đánh giá để đánh giá kết quả bài luyện tập;

- Bước 6: Giảng viên nhận xét kết quả bài luyện tập, rút kinh nghiệm cho bài sau.

3. Kết luận

Trong các giờ học GV nên để SV chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện nội dung bài học. GV chỉ là người nhận xét, đánh giá và giải đáp thắc mắc hoặc giúp SV tìm hướng giải quyết các vấn đề còn mắc lỗi trong quá trình thực hiện sẽ giúp sinh viên chủ động nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức. Như vậy sẽ phát huy được khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp kiến thức cho sinh viên.

Trong quá trình giảng dạy, GV giao bài tập về nhà cho sinh viên trên Google – Form giúp GV kiểm soát ý thức học tập, chất lượng bài của SV dễ dàng. SV phát huy được ý thức tự học, hoàn thành bài tập sẽ giúp tăng được hiệu quả giảng dạy của GV và học tập của SV.

Thực hiện theo dõi, đánh giá kết quả bài luyện tập theo mẫu phiếu đánh giá (mẫu 2) giúp GV kiểm soát được năng suất, chất lượng của SV trong mã hàng. SV được khích lệ kịp thời, tạo hứng thú trong quá trình học tập cho SV.

Bài viết có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng viên ngành Công nghệ may. Ngoài ra các giải pháp có thể áp dụng vào học phần THCNM2. Thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của lớp giảng dạy giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy của giảng viên.

Tài liệu tham khảo

[1]. Dương Thị Hân (2024),Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập cho học phần Thực hành công nghệ may 1.”-  Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

[2]. Dương Thị Hồng Lượng (2019),Giải pháp nâng cao hiệu quả tự học học phần Kỹ thuật may của SV ngành Công nghệ may đáp ứng yêu cầu gắn đào tạo với thực tế sản xuất hàng xuất khẩu.”-  Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

[3]. Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2021) “Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học đại học hiện nay”, Viện Kinh tế và quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

 
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 251 Tổng truy cập: 30.049.536