Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÀNH PHẨM ÁO POLO-SHIRT

Ngày đăng: 09:36 - 28/03/2023 Lượt xem: 530

                                   Ths. Nguyễn Th Thnh

                                                                                                        Trung tâm THM

 


I. ĐẶT VN ĐỀ
Chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu quyết định khả năng cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu, uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong ngành công nghiệp Dệt May, chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính của một sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với mức giá phù hợp. Chất lượng sản phẩm may là một trong những tiêu chí quan trọng, quyết định đến hiệu quả và năng lực thâm nhập thị trường trong nước và quốc tê của các sản phẩm may mặc. Kiểm tra chất lượng sản phẩm may là một trong những quy trình rất quan trọng của đơn hàng trong doanh nghiệp, nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm đảm bảo các yêu cầu của khách hàng. Hiện nay tại các doanh nghiệp đang thực hiện các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm may trên chuyền theo kinh nghiệm và có thể phân chia thành các bước kiểm tra. Có doanh nghiệp dựa theo các tài liệu quản lý chất lượng để phân chia các bước kiểm tra cho phù hợp với từng chủng loại sản phẩm, nhằm giảm thiểu các lỗi phát sinh. Kiểm tra dựa vào quy trình công nghệ, tài liệu kỹ thuật, mẫu đối, bảng màu, bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu và một số tài liệu liên quan khác để tiến hành kiểm tra, đối chiếu sản phẩm may hoàn tất với mẫu đối và hợp đồng đơn hàng. Trong các nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm thì việc kiểm tra chất lượng sau may (sản phẩm thành phẩm) là một nội dung rất quan trọng và phải đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.

Sản phẩm may mặc hiện có nhiều loại: Áo Polo-Shirt, áo T-Shirt, sơ mi, quần âu, áo Jacket, áo veston, … với các chất liệu khác nhau: vải thun, vải cotton, vải polyester, visco, polyamit, … có thể là vải 100% thành phần chính hoặc vải pha, chất liệu có thể là không co giãn, co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều. Hiện nay có những doanh nghiệp chuyên sản xuất một chủng loại sản phẩm, có doanh nghiệp thực hiện theo xí nghiệp/chuyền may riêng cho từng loại, cũng có doanh nghiệp may các mặt hàng phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đều có các tiêu chí đánh giá chất lượng chung ngoài ra còn phụ thuộc kiểu dáng, chất liệu và các yêu cầu của khách hàng.

Trên thực tế các doanh nghiệp thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm sau may có thể theo quy trình chung hoặc quy trình riêng cho từng loại sản phẩm với các loại chất liệu. Một số doanh nghiệp có hướng dẫn kiểm tra chất lượng bằng hình ảnh, có thể theo nhóm sản phẩm, có doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm theo kinh nghiệm nhưng chưa có doanh nghiệp nào có tài liệu hướng dẫn phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm sau may một cách cụ thể nên việc thực hiện kiểm tra sản phẩm thành phẩm còn tùy thuộc vào người kiểm tra. Đối với những người mới thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm may nếu nhìn hình ảnh không phải ai cũng hiểu được nội dung, phương pháp kiểm tra, nếu như kiểm tra chất lượng sản phẩm theo kinh nghiệm thì đối với nhân viên kiểm tra mới cũng sẽ mất thời gian để tìm hiểu và thực hiện kiểm tra đầy đủ theo các bước hoặc kiểm tra chưa theo một quy trình.

 Trong khuôn khổ bài viết chỉ nghiên cứu phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm áo Polo-Shirt. Sản phẩm Polo-Shirt được may từ các chất liệu vải thun là vải có độ co giãn tùy theo kiểu dệt. Vải có độ co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều cỏ thể được cấu tạo một hay nhiều thành phần khác nhau, (các dạng vải thun thường gặp : thun cá sấu, thun cá mập, thun PE, thun cotton, thun Sufa, Jersey…). Sản phẩm chủ yếu được may trên các loại máy chuyên dùng, ứng dụng: Áo đồng phục, áo thể thao, … Với sản phẩm áo Polo-Shirt việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tương tự áo sơ mi, điểm khác là các tiêu chí đánh giá đi sâu về chất liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đường may. Chú ý các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình may, lựa chọn thiết bị phù hợp. Kiểm tra chất lượng sản phẩm không theo quy trình có thể dẫn đến: kiểm tra không lần lượt các chi tiết, kiểm lặp lại, giảm hiệu quả của việc kiểm hàng. Nguy cơ bỏ sót lỗi, mức độ chất lượng thấp, tỷ lệ lỗi cao, phát sinh chỉnh sửa lỗi, kiểm tra lại, ảnh hưởng đến chi phí, khách hàng không hài lòng, … Để tránh kiểm tra không lần lượt, bỏ sót và nhằm giảm thiểu các lỗi phát sinh trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp đưa ra trình tự kiểm hàng theo chiều kim đồng hồ, đây là cách kiểm tra tối ưu hiện nay, tuy nhiên cũng chỉ họp phổ biến triển khai hoặc nhìn hình ảnh để biết thứ tự kiểm tra mà chưa có hướng dẫn cụ thể.

Với mong muốn sinh viên ngành Công nghệ may có tài liệu tham khảo, có thể ứng dụng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may trong quá trình học nhất là khi ứng dụng may sản phẩm áo Polo-Shirt đồng phục học sinh/sinh viên hoặc làm tài liệu tham khảo khi ra thực tế tại doanh nghiệp, bài viết dưới đây đưa ra phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm áo thun Polo-Shirt theo chiều kim đồng hồ.

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM/THUẬT NGỮ
2.1. Chất lượng sản phẩm
*Chất lượng
Theo tiêu chuẩn ISO 9000-2015: chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu [1].
Theo Joseph M. Juran – Một Giáo sư người Mỹ : “chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”
Theo Eward Deming: “chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn khách hàng”.
Theo Giáo sư Philip B Crosby: “chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”.
            Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa: “chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”.
            Tóm lại chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa màn nhu cầu của khách hàng.
*Chất lượng sản phẩm
            Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó được đặc trưng bằng những thông số kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm [2].
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và hiệu quả cao trong những điều kiện sản xuất, kinh tế và xã hội nhất định [3].
2.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
*Kiểm tra chất lượng sản phẩm
            Kiểm tra chất lượng: là sự phân loại sản phẩm đã được làm ra dựa vào các hoạt động đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ, ... và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của sản phẩm [2], [3].
Kiểm tra chất lượng sản phẩm: là việc đo lường các thông số thực tế của sản phẩm may, so sánh, đối chiễu với các thông số đo được với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thể hiện trong yêu cầu kỹ thuật để xác định sự phù hợp của sản phẩm may [3].
Kiểm tra chất lượng sản phẩm: là khâu kiểm tra cuối cùng khi sản phẩm đã hoàn thiện nhằm xem xét, đánh giá sản phẩm có phù hợp tiêu chuẩn hay không thông qua các hoạt động theo dõi, đo lường, thử nghiệm một hay nhiều đặc tính của sản phẩm và cuối cùng là so sánh kết quả với mục tiêu, kế hoạch về các chỉ tiêu, yêu cầu chất lượng đã đặt ra [4].
*Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo chiều kim đồng hồ
            Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo chiều kim đồng hồ : là hệ thống phương pháp kiểm hàng theo hướng quay của kim đồng hồ, để đảm bảo rằng hàng may mặc tuân thủ theo những yêu cầu của khách hàng [2].


Hình 1. Hình ảnh kiểm tra chất lượng sản phẩm theo chiều kim đồng hồ

2.3. Quy trình
            Theo ISO 9000-2015: Quy trình là cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình. Quy trình xác định đầu vào, đầu ra của quá trình và cách thức để biến đầu vào thành đầu ra bao gồm việc gì cần phải làm, ai làm, làm lúc nào, ở đâu và như thế nào. Quy trình có thể được lập thành văn bản hoặc không [1].
Cũng có thể hiểu, quy trình là phương pháp được thiết lập để hoàn thành một nhiệm vụ, thường là với các bước được thực hiện theo một thứ tự nhất định.

III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÀNH PHẨM ÁO POLO-SHIRT
3.1. Cơ sở để kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm
Kiểm tra chất lượng sản phẩm may căn cứ:
            Sản phẩm mẫu/mẫu chuẩn (nếu có).
Tài liệu kỹ thuật của khách hàng.
Tiêu chuẩn kỹ thuật/ Tiêu chuẩn chất lượng (nếu có).
Bảng màu.
Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu.
Các yêu cầu  của khách hàng, các nhận xét sản phẩm của khách hàng.
Lưu ý : Căn cứ mẫu chuẩn, bản góp ý trên mẫu chuẩn (nếu có).
            Tiêu chuẩn chất lượng: AQT, tiêu chuẩn 4 điểm, ...
3.2. Nội dung kiểm tra
Sản phẩm áo Polo-Shirt sau khi may xong sẽ phải qua kiểm tra chất lượng, nội dung kiểm tra các chi tiết trên sản phẩm bao gồm:

Kiểm tra nguyên phụ liệu: Căn cứ bảng màu, hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu, tài liệu kỹ thuật để kiểm tra, kiểm tra vị trí, chất lượng nguyên phụ liệu.

Kiểm tra kết cấu và ngoại quan: Kiểm tra sản phẩm theo thứ tự, kiểm tra mặt trước, mặt sau của sản phẩm về kết cấu đường may, sự cân đối, đối xứng, độ ăn khớp của các chi tiết. Quy cách, yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết, của cả sản phẩm. Căn cứ mẫu chuẩn đối chiếu từng chi tiết của sản phẩm. So sánh với mẫu chuẩn đã duyệt và tài liệu kỹ thuật, bảng màu của khách hàng.

Kiểm tra quy cách, thông số, kích thước, chi tiết, chất lượng đường may: kiểm tra về hình dáng, kết cấu của chi tiết, sản phẩm, kiểm tra quy cách các loại đường may, canh sợi được sử dụng trên từng chi tiết của sản phẩm, các thông số kích thước cơ bản, cỡ vóc của chi tiết, sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm may mặc. Không những đảm bảo độ bền sản phẩm mà đường chỉ may còn giúp trang phục trở nên đẹp hơn và tinh tế hơn rất nhiều.
Kiểm tra tính nhất quán của sản phẩm. Tính nhất quán đảm bảo mỗi một sản phẩm cùng mặt hàng có sự đồng đều về trọng lượng, thành phần, … trong quá trình sản xuất dây chuyền.

Để kiểm tra tiêu chí này, cần chú ý đến mật độ mũi may, vị trí khớp nối giữa chi tiết. Kéo nhẹ hai bên đường may và quan sát. Nếu mặt phải đường may không bị lộ hoặc lộ rất ít thì sản phẩm đó gia công rất tốt. Ngược lại, đường chỉ may méo mó, biến dạng sẽ làm cho sản phẩm xấu, thiếu thẩm mỹ. Sử dụng kim máy phải phù hợp với chất liệu để đảm bảo không bị đứt sợi, vỡ mặt vải.

Những sản phẩm được gia công tốt luôn có đường may thẳng, đường chỉ không bị lộ ra ngoài. Trong khi đó, với sản phẩm chất lượng kém thì đường may thường có hiện tượng biến dạng, trông rất xấu và mất thẩm mỹ.

Căn cứ từng loại sản phẩm xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may theo chiều kim đồng hồ để giảm thiểu việc kiểm sót lỗi.

Đánh giá chất lượng, phân loại sản phẩm: Căn cứ các lỗi ghi biên bản, nhận xét, đánh giá chất lượng, phân loại sản phẩm.

3.3. Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm áo Polo-Shirt theo chiều kim đồng hồ
3.3.1. Ưu điểm của phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm theo chiều kim đồng hồ
Tất cả các vùng, chi tiết trên sản phẩm được kiểm tra.
Phương pháp kiểm tra sản phẩm có hệ thống, quy trình.
Không bị kiểm tra thiếu hoặc lặp lại.
Cải thiện mức độ chất lượng sản phẩm.
Tăng hiệu quả kiểm tra chất lượng. Giảm thiểu việc kiểm sót lỗi.
Tối ưu trong việc kiểm soát hàng may mặc.
3.3.2. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm áo Polo-Shirt
 *Kiểm ngoại quan: mặt trước và sau
B1. Túi áo/in/thêu
B2. Nẹp áo
B3. Cổ áo
B4 + B5. Vai con, vòng nách bên trái
B6. Tay áo, cửa tay bên trái
B7 + B8. Sườn, bụng tay bên trái
B9. Gấu áo
B10 + B11. Sườn, bụng tay bên phải
B12. Tay, cửa tay bên phải
B13 + B14. Vòng nách, vai con bên phải
B15. Thân sau, mặt trong áo



Hình 2. Hình ảnh thứ tự kiểm tra chất lượng sản phẩm áo Polo-Shirt theo chiều kim đồng hồ.

3.3.3. Phương pháp kiểm tra

Bảng 1. Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm áo Polo-Shirt





III. KT LUN

Chất lượng sản phẩm là một trong các chiến lược để tồn tại và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, đồng thời là cơ sở quan trọng cho việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế của các doanh nghiệp.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm là khâu kiểm tra cuối cùng khi sản phẩm đã hoàn thiện nhằm xem xét, đánh giá sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn hay không, nhằm phát hiện những lỗi trong quá trình sản xuất. Đánh giá được mức độ đạt chuẩn của sản phẩm từ thông số, quy cách, yêu cầu kỹ thuật đạt được theo các tiêu chí chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Phân loại được các sản phẩm, đảm bảo sản phẩm thành phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn.

Nội dung bài viết đưa ra phương pháp  kiểm tra chất lượng sản phẩm thành phẩm áo Polo-Shirt nhằm giảm thiểu được sự kiểm sót lỗi, kiểm soát được chất lượng sản phẩm sau may. Bài viết có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Công nghệ may trong quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại doanh nghiệp.
 
TÀI LIỆU THAM KHO
1. Tiêu chuẩn ISO 9000-2015;
2. Trần Thanh Hương (2007), Giáo trình Kiểm tra chất lượng sản phẩm may, Trường ĐHSP kỹ thuật TP. HCM;
3. Hoàng Xuân Hiệp (2021), Sách Quản lý chất lượng, Nhà xuất bản GDVM;
4. https://www.audiogame.net/kiem-tra-chat-luong-san-pham-tieng-anh-la-gi-tam-quan-trong-va-cac-noi-dung-kiem-tra/.
 

 


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 39 Tổng truy cập: 18.691.407