Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

ỨNG DỤNG RUBIC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CHUYÊN CẦN HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ MAY THEO CHUẨN ĐẦU RA

Ngày đăng: 10:22 - 28/08/2023 Lượt xem: 404

                                                                                      Tác giả: ThS. Dương Thị Tâm
                                                                                            Trung tâm Thực hành may
 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng Rubric đánh giá điểm chuyên cần theo chuẩn đầu ra (CĐR) có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, kết quả đánh giá là thành quả đạt được của sinh viên (SV) trong quá trình học tập, nó phản ảnh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hướng CĐR. Đánh giá điểm chuyên cần theo CĐR giúp SV tự đánh giá mức đạt/chưa về thái độ so với mục tiêu của học phần. Để thực hiện tốt các yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá cần công khai tới người học các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm: thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số và các nội dung liên quan). Trong quá trình học tập, thái độ học tập, sự tích cực, nghiêm túc và chăm chỉ học tập của người học giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức được truyền đạt từ giảng viên. Thông tư 08/2021/TT-BGDDT về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ quy định: “Điểm chuyên cần là điểm bộ phận cấu thành lên điểm học phần của sinh viên”. Để đáp ứng yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá theo CĐR cần có quy định chung, thống nhất về đánh giá điểm học phần trong đó có quy định về đánh giá điểm chuyên cần, làm cơ sở thực hiện thống nhất giữa các giảng viên trong quá trình đánh giá kết quả quá trình tham gia học tập và kết quả học tập của người học. Bài viết sau đây xác định rõ những khó khăn, tồn tại trong quá trình đánh giá, từ đó đề xuất giải pháp ứng dụng Rubric trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá điểm chuyên cần trong học tập cho SV.

NỘI DUNG
1. Khái niệm
- Khái niệm Rubric: Rubric là một công cụ đánh giá chỉ rõ các tiêu chí đạt được trên tất cả các nhiệm vụ của sinh viên. Nó có thể được sử dụng để chấm điểm đối với bài tập, sự tham gia lớp học hoặc điểm tổng kết. Có hai loại đánh giá theo tiêu chí: tổng thể và chi tiết.[5]

- Khái niệm chuẩn đầu ra (CĐR): Theo Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT thì CĐR là yêu cầu cần đạt được về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp. Được Nhà trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng các điều kiện đảm bảo thực hiện.[2]

.- Khái niệm thái độ: Theo Fishbein và Ajzen (1975): Thái độ là những khuynh hướng được học tập thiên về việc đáp ứng một cách ủng hộ hoặc không ủng hộ đối với một sự vật, một con người hoặc một sự kiện nhất định.

2. Tầm quan trọng của Rubic trong đánh giá kết quả học tập [5]
-  Giúp công khai công cụ đánh giá của giảng viên (GV), với các tiêu chí cụ thể để phân biệt các mức độ thành tích trong học tập. SV biết được những kỳ vọng của GV về học tập; nhận ra các điểm mạnh, yếu trong quá trình học tập, từ đó xây dựng cách thức và kế hoạch cải tiến.

-  Giúp tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa GV và SV. Thông qua Rubric, đánh giá không còn là một hoạt động mang tính bí mật. Sử dụng Rubric trong đánh giá học tập là một biểu hiện của tiếp cận dạy học “Lấy người học làm trung tâm”.

- Với các tiêu chí đánh giá được mô tả cụ thể, GV có thể giảm hẳn việc cung cấp thông tin phản hồi về học tập cho mỗi SV. Rubric là công cụ cần được sử dụng trong đánh giá học tập, theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của AUN-QA.

3. Các bước thiết kế Rubric [5]
    Bước 1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và trọng số của mỗi tiêu chí trong kết quả đánh giá chung;

     Bước 2. Chỉ ra sự tương thích của mỗi tiêu chí đối với chuẩn đầu ra của hoạt động cần đánh giá;

     Bước 3. Xác định các mức đánh giá theo thang đo (phổ biến từ 3-5 mức)

        - Khá – Giỏi (7 - 10),  Trung bình (5 - 6), Yếu (<5)

        - Giỏi (9 - 10), Khá (7 - 8), Trung bình (5 - 6), Yếu (<5)

        - Xuất sắc (9 - 10), Khá – giỏi (7 - 8), Trung bình (5 - 6), Yếu (3 - 4), Kém (0-2)

      Bước 4. Xây dựng mô tả đối với mỗi mức đánh giá theo thang đo cho mỗi tiêu chí:

Nên bắt đầu ở 2 mức cao nhất và thấp nhất, sau đó gia giảm đối với các mức còn lại.

       - Các mô tả cần rõ ràng, súc tích và bám sát các chuẩn đầu ra cần được đánh giá.
       - Lưu ý tính quan sát được và đo lường được đối với các mô tả.

Căn cứ theo 4 bước thiết kế Rubric trên, để đánh giá điểm chuyên cần các học phần ta có thể thiết kế các nội dung theo bảng đánh giá sau:

Bảng 1. Rubric đánh giá kết quả học tập của người học
 
Tiêu chí đánh giá CĐR Trọng số Mô tả mức chất lượng Điểm
A B C D F  
8,5 -10 7,0 – 8,4 5,5 – 6,9 4 – 5,4 0 – 3,9  
TC1... ..... ..... ....... ..... ..... ..... .....  
TC2... ..... ..... ....... ..... ..... ..... .....  
TC3... ..... ..... ....... ..... ..... ..... .....  
TC4... ..... ..... ...... ..... ..... ..... .....  
  Điểm tổng  
                   
 4. Thực trạng đánh giá điểm chuyên cần các học phần Công nghệ may cho SV  tại Trung tâm Thực hành may

Tại Trung tâm Thực hành may (TT THM) - Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội quá trình đánh giá điểm chuyên cần do GV giảng dạy học phần đánh giá. Thực tế hiện nay tại Trung tâm THM 100% giảng viên đánh giá điểm chuyên cần căn cứ vào việc tham dự đủ số tiết học trên lớp của sinh viên và ý thức chấp hành quy định trong học tập. Đối với việc đánh giá điểm chuyên cần, khi bắt đầu học phần có 100% giảng viên đã phổ biến công khai cách tính điểm tổng kết học phần trong đó có điểm chuyên cần chiếm trọng số 10%. Để đánh giá điểm chuyên cần, GV phải mất nhiều thời gian cho việc giám sát, kiểm tra trong quá trình giảng dạy. Thực tế hiện nay tiêu chí đánh giá điểm chuyên cần không được thể hiện chi tiết, cụ thể trong đề cương chi tiết học phần. Mặt khác Trung tâm THM đã xây dựng tiêu chí đánh giá điểm chuyên cần nhưng các tiêu chí xây dựng, trọng số chưa bám theo CĐR HP. Giảng viên khi đánh giá điểm chuyên cần chưa thực sự bám sát theo tiêu chí đã xây dựng nên kết quả đánh giá giữa các giảng viên chưa thống nhất, có GV đánh giá cao, GV đánh giá thấp. Chính vì vậy việc đảm bảo công bằng, khách quan trong đánh giá điểm chuyên cần giữa các lớp còn hạn chế. Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng kết quả đánh giá điểm chuyên cần HP Kỹ thuật may 1- ĐHM- K6. [1]

 
TT Lớp   ĐIỂM CHUYEN CẦN
SS thi KG % TBK % TB % TBY +Y %
1 KTM1.5_LT.1_TH 30 24 80     5 16,7 1 3,3
2 KTM1.5_LT.2_TH 28 14 50 11 39,3 3 10,7    
3 KTM1.6_LT.1_TH 26 26 100            
4 KTM1.6_LT.1_TH 24 17 70,8 5 20,8     2,0 8,3
5 KTM1.7_LT.1_TH 28 27 96,4 1 3,6        
6 KTM1.7_LT.2_TH 26 12 46,2 14 53,8        
7 KTM1.8_LT.1_TH 24 16 66,7 8 33,3        
8 KTM1.8_LT.2_TH 25 18 72 6 24,0     1 4,0
9 KTM1.9_LT.2_TH 25 23 92,0     2 8,0    
10 KTM1.9_LT.2_TH 26 18 69,2 8 30,8        
11 KTM1.10_LT.1_TH 25 11 44 14 56,0        
12 KTM1.10_LT.2_TH 22 14 63,6 8 36,4        
  Tổng 309 220 71,2 75 24,3 10 3,2 4 1
 
 Chính vì các GV đánh giá điểm chuyên cần chưa bám sát theo tiêu chí, các tiêu chí chưa sát với CĐR nên khi đánh giá có sự chênh lệch, cảm tính, hạn chế trong đảm bảo tính công khai, minh bạch, như vậy rất cần thiết có bộ tiêu chí chung về đánh giá điểm chuyên cần gắn với CĐR học phần. Tiêu chí này cần được thực hiện thống nhất chung trong giảng viên và thông báo tới người học làm căn cứ đánh giá, đảm bảo tính công khai.

5. Đề xuất giải pháp
Cần cụ thể hóa, quy định rõ tiêu chí đánh giá điểm chuyên cần. Trong đó quy định rõ tiêu chí đánh giá, mức điểm đạt nhằm khắc phục sự khác biệt trong đánh giá điểm chuyên cần của giảng viên.

Phổ biến công khai hình thức, tiêu chí đánh giá điểm chuyên cần tới sinh viên khi bắt đầu vào học phần. Sinh viên tự theo dõi, nhận xét vào phiếu, căn cứ phiếu nhận xét của sinh viên, giảng viên đánh giá cho điểm.

Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, cụ thể, gắn với chuẩn đầu ra của học phần và quy chế đào tạo của trường.

Chuẩn đầu ra học phần Công nghệ may 1 _ĐHM_K7 (Course Learning Outcomes - CLO) [4]

 
Chuẩn đầu ra học phần (CLO) Nội dung chuẩn đầu ra
Năng lực tự chủ và trách nhiệm (ý thức, thái độ)
CLO4 Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng
 làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có khả năng tự học
nâng cao trình độ chuyên môn.
 
Đề cương chi tiết học phần Công nghệ may 1 (CNM1)_ ĐHM_K7 có qui định đánh giá điểm chuyên cần như sau: [4]
Điểm thành phần Quy định CĐR học phần (CLO) Trọng số (%)
Nhận thức, thái độ tham gia thảo luận, chuyên cần   CLO4 10%
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp 5%
- Có khả năng làm việc độc lập và làm
 việc theo nhóm. Có khả năng tự học
nâng cao trình độ chuyên môn.
5 %
Căn cứ chuẩn đầu ra của học phần, căn cứ QĐ số 1337/QĐ-ĐHCNDMHN ngày 18 tháng 10 năm 2019 quy định đánh giá điểm chuyên cần, theo 5 mức dưới đây, tác giả đề xuất tiêu chí và phương pháp đánh giá đánh giá điểm chuyên cần theo Rubric như sau:
 
Bảng đánh giá chuyên cần của người học
 
Tiêu chí  
CĐR
Trọng số Mức chất lượng (điểm) Điểm
A B C D F  
8,5 -10 7,0 – 8,4 5,5 – 6,9 4 – 5,4 0 – 3,9  
Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp CLO4 5% Tham dự đủ 100% buổi học và không đi học muộn Tham dự >90%
buổi học hoặc đi học muộn 1- 2 lần
Tham dự 80-90% buổi
học hoặc đi học muộn 3-4 lần
Tham dự 70-
80% buổi học hoặc đi học muộn 5-6 lần
Tham dự <70%
buổi học hoặc đi học muộn >6 lần
 
Sinh viên tự đánh giá            
Giảng viên đánh giá                (1)
Có khả năng làm việc độc lập và làm
 việc theo nhóm. Có khả năng tự học
nâng cao trình độ chuyên môn.
CLO4 5% - Hoàn thành tất cả các bài tập trên lớp và về nhà chất lượng tốt. Có tình thần giúp đỡ bạn bè, có tính sáng tạo trong học tập.
- Nhiệt tình trao đổi,
phát biểu, trả lời > 6 câu hỏi
- Hoàn thành tất cả các bài tập trên lớp chất lượng khá và 2/3 bài tập về nhà đúng yêu cầu. Trong học tập có tình thần giúp đỡ bạn bè.
 
- Có đặt/trả lời
> 4 câu hỏi
- Hoàn thành tất cả các bài tập trên lớp chất lượng trung bình và ½ bài tập về nhà đúng yêu cầu
 
 
 
 
 
 
- Có  đặt/trả lời
> 3 câu hỏi
- Hoàn thành các bài tập trên lớp  muộn, chất lượng TBY
- Không làm bài tập  về nhà.
 
 
 
 
 
 
 
- Có đặt/trả lời
> 2 câu hỏi
Hoàn thành các bài tập trên lớp muộn, chất lượng kém và không làm bài tập về nhà
 
 
 
 
 
 
- Có đặt/trả lời ít nhất 1 câu hỏi
 
 
Sinh viên tự đánh giá            
Giảng viên đánh giá           (2)
Tổng điểm
  1. + (2)
 
 
VD: Đánh giá điểm chuyên cần cho SV Nguyễn Văn A
 
Tiêu chí  
CĐR
Trọng số Mức chất lượng (điểm) Điểm
A B C D F  
8,5-10 7,0- 8,4 5,5 - 6,9 4-5,4 0 - 3,9  
Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp CLO4 5%            
Sinh viên tự đánh giá x          
Giảng viên đánh giá   8       8/2
Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có khả năng tự học
nâng cao trình độ chuyên môn.
CLO4 5%        
 
   
 
Sinh viên tự đánh giá     x      
Giảng viên đánh giá     6     6/2
Tổng điểm 4 + 3 7
 
Lưu ý: Phần sinh viên tự đánh giá, không đánh giá điểm chỉ đánh dấu (x) vào cột tương ứng.
 
KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu các qui định về đào tạo, đề cương chi tiết học phần, cơ sở lý luận về Rubric trong kiểm tra đánh giá cho thấy việc vận dụng cấp độ đánh giá theo thang đo để đánh giá điểm chuyên cần cho SV theo CĐR là hết sức cần thiết. Đánh giá điểm chuyên cần đảm bảo chính xác công bằng cho người học nhằm động viên khích lệ tạo môi trường học tập tích cực hiệu quả. Qua các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng giúp GV có thể đánh giá điểm chuyên cần dễ dàng và thống nhất, giúp người học biết được mục tiêu đánh giá để có hướng phấn đấu ngay từ đầu học phần. Việc đánh giá công khai thường xuyên tạo động cơ học tập cho sinh viên, giúp sinh viên nhận thức tốt hơn, có trách nhiệm hơn, sinh viên có thể tự mình giám sát kết quả học tập từ đó điều chỉnh bản thân.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trung tâm THM – Báo cáo rút kinh nghiệm HP KTM1_ĐHM_K6

  2. Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT

  3. Thông tư 08/2021/TT-BGDDT - Quy chế đào tạo đại học.


  4. Trung tâm THM _ Đề cương chi tiết HP CNM1 _ĐHM-K7

  5. PGS.TS.Lê Văn Hảo (Tháng 3/2021) - Hướng dẫn thiết kế, sử dụng Rubric và bộ Rubric mẫu dùng cho đánh giá hoạt động học tập.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 226 Tổng truy cập: 31.728.759