Tác giả: ThS. Đỗ Xuân Tùng
Đơn vị: Trung tâm THM
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
May đơn chiếc là quá trình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng lẻ, thường là các sản phẩm đặc biệt, sản phẩm có nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau hoặc may theo yêu cầu riêng của khách hàng. May đơn chiếc yêu cầu người lao động cần có tay nghề cao để may hoàn thiện sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Chính vì vậy, để chế tạo được sản phẩm riêng lẻ theo yêu cầu của khách hàng đòi hỏi người lao động phải có khả năng đọc, hiểu được bản vẽ yêu cầu và điều chỉnh theo sở thích của khách hàng…
May đơn chiếc đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp may, hình thức may này thường được áp dụng tại phòng kỹ thuật như: May chế thử sản phẩm; May mẫu đối với khách hàng; May mẫu rải chuyền…
Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các doanh nghiệp may hiện nay. Nhà trường đã và đang đào tạo theo hướng ứng dụng học lý thuyết đi đôi với thực hành, sinh viên được may từ các cụm chi tiết đến lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, may từ sản phẩm đơn giản đến phức tạp.
Học phần Thực tập Kỹ thuật may 1 là học phần sinh viên được trực tiếp may các loại sản phẩm của khách hàng trên thị trường, triển khai với hai hình thức may chuyền và may đơn chiếc. Trong quá trình học tập sinh viên được rèn luyện kỹ năng thông qua việc thực hiện may từ các cụm chi tiết đến lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, giúp các em tiếp cận với môi trường sản xuất thực tế, hiểu sâu về các đặc điểm của nghề, tự tin, hòa nhập vào sản xuất tại doanh nghiệp sau này, đây là thế mạnh trong chương trình đào tạo ngành công nghệ may của nhà trường.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai may đơn chiếc tại học phần Thực tập Kỹ thuật may 1 còn gặp nhiều khó khăn như: Việc nghiên cứu xây dựng quy trình may chưa hợp lý; Phương pháp triển khai chưa phù hợp với từng đối tượng SV; Kiểm tra, đánh giá chưa kịp thời; Nguyên phụ liệu (NPL) chưa đồng bộ; Mẫu làm dấu; TCKT; Thiết bị..., dẫn đến việc triển khai mã hàng mất nhiều thời gian, chưa có hiệu quả. Chính vì vậy tác giả xây dựng quy trình triển khai may đơn chiếc mã hàng tại Trung tâm thực hành may (TTTHM) trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội với mục đích giúp cho các GV tham khảo để áp dụng triển khai cho các mã hàng, nhằm đảm bảo mục tiêu học phần, góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng về quy trình triển khai may đơn chiếc cho học phần thực tập kỹ thuật may 1 tại trung tâm thực hành may
Học phần TTKTM1 gồm 225 giờ (thực hành 225 giờ; giờ tự học, tự ôn tập, thi kết thúc 112,5 giờ). Thường được bố trí vào học kỳ 3, 4 năm thứ 2 sau khi học xong các học phần kỹ thuật may cơ bản. Học phần TTKTM1 trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng lắp ráp áo jacket 2 lớp cơ bản và may sản phẩm quần âu, sơ mi với hình thức may chuyền và may đơn chiếc.
Trong quá trình triển khai may đơn chiếc mã hàng tại TTTHM các GV đa số thực hiện triển khai theo kinh nghiệm bản thân và áp dụng thực tế sản xuất vào giảng dạy. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về hướng dẫn và kiểm tra chất lượng sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, sản phẩm mẫu để xây dựng quy trình may và chưa gắn được thời gian cho từng cụm chi tiết, tay nghề SV không đồng đều, NPL, thiết bị chưa đồng bộ..., dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao. Cụ thể như sau:
* Về giảng viên:
- Gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch, dự trù thiết bị, lập quy trình và chuẩn bị các điều kiện khác do các mã hàng thường có số lượng sản phẩm ít, thời gian gấp.
- Xây dựng quy trình may sản phẩm chưa dự kiến được thời gian may cho từng cụm chi tiết hoặc hoàn thiện sản phẩm. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến việc lập kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Hướng dẫn mở đầu: Hướng dẫn bóc, phát bán thành phẩm, nguyên phụ liệu, làm dấu mất rất nhiều thời gian.
- Hướng dẫn thường xuyên: Kiểm soát quá trình luyện tập của sinh viên còn một số sản phẩm may xong không đạt yêu cầu kỹ thuật, phải chỉnh sửa lại (đặc biệt với một số SV có kỹ năng hạn chế).
* Về sinh viên
Trong quá trình thực hiện tác giả đã làm phiếu khảo sát sinh viên: Nội dung chuẩn bị bài may đơn chiếc trước khi đến lớp và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình may đơn chiếc của sinh viên.
- Chuẩn bị nghiên cứu TCKT, xây dựng quy trình may, phương pháp may, làm dấu BTP ở nhà trước khi lên lớp. Phần lớn SV đã chuẩn bị, tuy nhiên còn một số SV không chuẩn bị hoặc chuẩn bị sơ sài, xây dựng quy trình may chưa hợp lý. Theo kết quả khảo sát về việc chuẩn bị của SV có 84/100 SV (84%) SV chuẩn bị làm dấu BTP ở nhà, có 16/100 SV (16%) SV không dấu BTP ở nhà
- Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình may còn nhiều hạn chế do SV chưa bám sát vào TCKT mã hàng, chưa tự kiểm tra các cụm chi tiết, một số SV không tự kiểm tra. Theo kết quả khảo có 85/100 SV (85%) SV thực hiện may xong công đoạn chủ động mang bài lên để GV kiểm tra cụm chi tiết, có 15/100 SV (15%) SV sau khi may hoàn thiện sản phẩm mới mang bài để GV kiểm tra
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy việc chuẩn bị bài ở nhà một số SV còn chưa tốt làm ảnh hưởng đến thời gian may hoàn thiện sản phẩm. SV chưa chủ động việc tự kiểm tra bài sau khi may các cụm chi tiết, không mang bài để GV kiểm tra. Chính vì vậy dẫn đến sản phẩm may xong còn một số lỗi lên phải tháo ra sửa lại làm ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian hoàn thiện sản phẩm.
2.2. Quy trình triển khai may đơn chiếc ứng dụng cho học phần TTKTM 1 tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội [1]
Qua phân tích một số thực trạng trên cho thấy việc lập kế hoạch, xây dựng quy trình may, phương pháp triển khai và thực hiện của GV và SV cần theo quy trình hợp lý hơn để có thể tiết kiệm được thời gian, tăng năng suất, đạt hiệu quả tốt hơn, đảm bảo mục tiêu chuẩn đầu ra. Chính vì vậy, tác giả xây dựng quy trình triển khai may đơn chiếc cho mã hàng áo sơ mi ứng dụng vào học phần TTKTM1 như sau:
Quy trình triển khai may đơn chiếc gồm 4 bước:
Hình 3.1. Quy trình triển khai may đơn chiếc
Bước 1: Chuẩn bị
- Nhận kế hoạch hàng: loại sản phẩm, số lượng, mầu, cỡ...
- Lập kế hoạch chi tiết số lượng sản phẩm, thời gian TB/1SP, số lượng SP/1SV, ngày vào, ngày kết thúc, ký duyệt thông qua tổ môn và quản lý Trung tâm.
- Nhận TCKT mã hàng tại phòng kỹ thuật.
- Nhận BTP, NPL: Kiểm tra BTP, NPL dựa vào bảng mầu và theo TCKT mã hàng, kiểm tra về mẫu, cỡ, số lượng.
- Gửi TCKT mã hàng, kế hoạch cho SV nghiên cứu, lập quy trình may theo ca học.
- Xây dựng quy trình may mã hàng theo ca học hoặc hoàn thiện sản phẩm dựa vào TCKT mã hàng, sản phẩm mẫu, trong bảng quy trình thể hiện rõ các nội dung: Nội dung công việc; thiết bị; thời gian may cho từng cụm chi tiết hoặc hoàn thiện sản phẩm
Để dự kiến thời gian thực hiện may hoàn chỉnh sản phẩm có thể tính theo thời gian các mã hàng tương đồng đã thực hiện hoặc bấm thời gian SV thực hiện theo từng cụm chi tiết từ 2 đến 3 lần, với 2 đối tượng SV khá, giỏi và trung bình, yếu.
Bảng 3.1. Bấm thời gian chế thử may cụm chi tiết
TT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian
|
Thời gian TB
|
SV khá, giỏi
|
SV TB, yếu
|
Lần 1
|
Lần 2
|
Lần 3
|
Lần 1
|
Lần 2
|
Lần 3
|
1
|
Làm dấu thân trước
|
280
|
275
|
268
|
290
|
282
|
279
|
279
|
2
|
Là túi áo
|
85
|
80
|
76
|
108
|
105
|
100
|
92
|
3
|
May nẹp áo
|
250
|
245
|
242
|
335
|
325
|
320
|
286
|
4
|
May miệng túi
|
65
|
62
|
60
|
85
|
81
|
80
|
72
|
5
|
May túi vào thân
|
135
|
128
|
125
|
170
|
150
|
155
|
143
|
6
|
Là chi tiết cụm TT
|
|
|
|
|
|
|
150
|
7
|
Kiểm tra cụm TT
|
|
|
|
|
|
|
300
|
….
|
…..
|
…
|
….
|
….
|
….
|
…..
|
…..
|
…..
|
- Các chi tiết khác còn lại cách làm tương tự để tính thời gian trung bình may hoàn chỉnh một sản phẩm áo sơ mi.
- Đối với sản phẩm may đơn chiếc sinh viên phải chịu trách nhiệm tự kiểm tra sản phẩm. Sau khi may xong mỗi cụm chi tiết sinh viên phải dừng lại để kiểm tra, là chi tiết và các cụm chi tiết còn lại thực hiện tương tự đến khi hoàn chỉnh sản phẩm.
- Dựa vào bảng bấm thời gian trên để xây dựng quy trình may và dự kiến thời gian may hoàn chỉnh sản phẩm. (Bảng 3.2)
Bảng 3.2. Bảng quy trình may áo sơ mi
TT
|
Nội dung công việc
|
Thiết bị
|
Thời gian (s)
|
Ghi chú
|
1
|
Làm dấu thân trước
|
Mẫu, phấn
|
279
|
|
2
|
Là túi áo
|
Bàn là
|
92
|
|
3
|
May nẹp áo
|
Máy 1 kim
|
286
|
|
4
|
May miệng túi
|
Máy 1 kim
|
72
|
|
5
|
May túi vào thân
|
Máy 1 kim, cv mí
|
143
|
|
|
Là chi tiết cụm thân trước
|
|
150
|
|
|
Kiểm tra cụm thân trước
|
|
300
|
|
.....
|
.......
|
.......
|
.......
|
|
|
Tổng
|
.......
|
17280
|
|
Bước 2: Triển khai
- Hướng dẫn mở đầu: GV kiểm soát phần nghiên cứu tài liệu của SV. Thông báo hình thức triển khai, số lượng SP, thời gian TB/1SP, số lượng SP/1SV, ngày vào, ngày kết thúc mã hàng. Yêu cầu kỹ thuật, một số lưu ý khi thực hiện, về chất liệu, quy cách may, kết cấu của chi tiết, SV may theo từng cụm chi tiết, lắp ráp hoàn thiện SP theo bảng quy trình may.
- Phát BTP cho SV, khi nhận BTP SV phải kiểm tra số lượng, chất lượng BTP, phụ liệu đúng mã hàng, đầy đủ số lượng. Trong trường hợp BTP và phụ liệu không đạt chất lượng báo lại với GV thay thân đổi màu chi tiết.
- Sinh viên làm dấu, sửa BTP, là, sắp xếp BTP theo cụm chi tiết để thuận tiện cho quá trình thực hiện.
- Cho SV cập nhật thời gian các bước công việc vào bảng trình tự thực hiện. Tự theo dõi thời gian thực tế. Ghi lỗi phát sinh thời gian( nếu có)
- Làm mẫu, hướng dẫn SV may các cụm chi tiết độc lập đến lắp ráp hoàn thiện sản phẩm theo bảng quy trình may đã xây dựng. SV nghiên cứu TCKT để thực hiện may bộ phận đơn giản có sự kế thừa từ sản phẩm trước, GV may mẫu một số bộ phận khó có tính phức tạp SV quan sát phương pháp, thao tác để thực hiện
- Hướng dẫn SV phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa vào TCKT mã hàng
- Trong quá trình SV thực hiện GV bao quát lớp, kiểm soát, uốn nắn trực tiếp tại vị trí SV luyện tập nếu phát hiện SV may chưa đạt yêu cầu. GV tập trung lớp nhắc nhở rút kinh nghiệm và hướng dẫn lại nhằm ngăn chặn, sử lý kịp thời một số lỗi phát sinh.
- Hướng dẫn SV ghi phiếu theo dõi thực hiện mã hàng theo ca học hoặc theo sản phẩm, ghi đầy đủ các nội dung trong phiếu.
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
- Sau khi SV may hoàn thiện sản phẩm, vệ sinh công nghiệp, là hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu, kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa vào TCKT mã hàng: kiểm tra về thông số, quy cách đường may, mũi may, yêu cầu kỹ thuật, ghi vào phiếu theo dõi đánh giá sản phẩm, ghi đầy đủ các nội dung trong phiếu, nhận xét về năng suất, chất lượng, thực hiện quy trình, thời gian, đánh giá điểm…
- GV kiểm tra nhận xét chất lượng bài dựa vào TCKT mã hàng, sản phẩm mẫu để đánh giá. Khi kiểm tra phát hiện bộ phận nào chưa đạt yêu cầu sẽ hướng dẫn cho SV sửa lại, sau khi chỉnh sửa xong sẽ mang bài lên kiểm tra lại. Nếu kiểm tra sản phẩm đạt yêu cầu GV đánh giá điểm vào phiếu theo dõi và nhận xét về chất lượng, thời gian so với định mức kế hoạch để SV biết được kết quả thực hiện sản phẩm một, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh khi may những sản phẩm tiếp theo.
- Bộ phận kỹ thuật của trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, sản phẩm nào chưa đạt sẽ trả lại cho SV chỉnh sửa, những sản phẩm đạt yêu cầu cho nhập kho thành phẩm.
Bước 4: Nhập thành phẩm
Sản phẩm sau khi đã kiểm tra đạt yêu cầu, GV hướng dẫn SV phân loại sản phẩm theo màu, cỡ và kiểm tra số lượng, ghi vào sổ theo dõi của lớp, nhập hàng thành phẩm vào kho và có ký xác nhận của GV, kỹ thuật, thủ kho.
3. KẾT LUẬN
Quy trình may đơn chiếc trên đã được xây dựng theo đề tài“ nghiên cứu xây dựng quy trình triển khai mã hàng cho các học phần thực tập kỹ thuật may“ và được ứng dụng thử nghiệm tại một số lớp TTKTM1 – ĐHM – K6 đã mang lại hiệu quả khả quan.
Quy trình triển khai may đơn chiếc đóng vai trò quan trọng, giúp cho GV và SV có cái nhìn tổng quan về quá trình triển khai may hoàn thiện một sản phẩm, SV phải tổng hợp tư duy nhiều kỹ năng như: Từ khâu chuẩn bị nghiên cứu TCKT, xây dựng quy trình, may hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra đánh giá, tổng hợp phân tích lỗi... Giúp các em sau khi ra trường về các doanh nghiệp sẽ tự tin có thể làm việc độc lập tại các vị trí như: Cán bộ quản lý; Cán bộ phòng kỹ thuật may chế thử sản phẩm, may mẫu đối, may mẫu rải chuyền...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình triển khai mã hàng cho các học phần thực tập kỹ thuật may. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thu Hường Thành viên: ThS. Đỗ Xuân Tùng