Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

HƯỚNG DẪN THAO TÁC MAY TÚI TRÊN MÁY LẬP TRÌNH ZUNZITEK

Ngày đăng: 09:38 - 06/07/2023 Lượt xem: 408
                                                                                  GV: Văn Thị Cúc Hoa
                                                                                  Trung tâm Thực hành may
   I. ĐẶT VẤN ĐỀ
            Hiện nay tại các doanh nghiệp sử dụng công nghệ may trên máy lập trình rất phổ biến. Máy lập trình ZUNZITEK có công năng may túi ốp quần âu kết hợp cả di bọ miệng túi, là một lựa chọn cho các doanh nghiệp, với chi phí đầu tư hợp lý, may được nhiều hình dáng và kích thước túi khác nhau, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm may mặc. Trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ may/Thời trang của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có học phần TTSX,  sinh viên sau khi học tại trường được hai năm, các em ra thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp cần được tiếp cận với trang thiết bị phục vụ thực tế sản xuất, đòi hỏi sinh viên có kỹ năng vận hành được một số thiết bị trong sản xuất. Do vậy trong bài viết hướng dẫn thao tác may túi, vận hành máy lập trình ZUNITEK và hiệu chỉnh một số thao tác may túi, giúp sinh viên được tiếp cận cũng như có kiến thức bổ trợ cho việc học tập hoàn thiện học phần thực tập sản xuất tại doanh nghiệp.
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu máy lập trình
   1.1. Giới thiệu chung về máy lập trình
  -  Máy lập trình ZUNZITEK tự động lập trình sẵn các yếu tố trong như: Vẽ hình dáng chi tiết may, tốc độ may, số mũi may và quy trình may điều này là yếu tố quan trọng giúp cho sản phẩm may được đều, đẹp và chính xác tuyệt đối.
   - Máy lập trình ZUNZITEK sử dụng hệ thống hơi liên kết máy may điện tử, màn hình điều khiển cảm ứng, máy tự động gập là khuôn túi theo hình dáng chi tiết, chuyển sang máy may bằng bàn hút chi tiết, sau khi thực hiện hết chu kỳ may túi, máy tự động đưa sản phẩm đã được may túi hoàn chỉnh lên giá để hàng.
    - Ưu điểm vượt trội của máy là:
       + Chỉ một công nhân đứng máy hoàn thiện được 6 công đoạn: Làm dấu, là, may, di bọ, cắt đầu chỉ thừa, sắp xếp thứ tự số lá vải.
       + Máy may có năng suất cao: Một giờ may hoàn chỉnh được 390 đến 400 sản phẩm
       + Chất lượng sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật, chuẩn hình dáng chi tiết, đường may tinh xảo đồng đều, đáp ứng được tối đa yêu cầu của khách hàng.

1.2. Giới thiệu thông số kỹ thuật máy ZUNZITEK

 

Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật máy ZUNZITEK

Table Size: Kích thước bảng W: Rộng 1200mm
 L: Dài 1900mm
Max speed: Tốc độ may tối đa 3000r/min 3000 mũi/phút
Pressure: Áp 0,6 MPa
Power 3 KW
Voltage 220V    50/60Hz
 
 
2. Cấu tạo chung của máy lập trình
2.1. Hình ảnh chi tiết của máy lập trình


Hình 1. Hình ảnh máy ZUNZITEK may túi lập trình.
Bảng ghi chú thích hình 1.
STT Chú thích STT Chú thích
1 Bàn nhận BTP 7 Màn hình hiển thị kết nối thiết bị may
2 Bàn khuôn kẹp, là gập túi 8 Giá để thành phẩm
3 Khay để chi tiết nhỏ 9 Giá để BTP
4 Bàn kẹp gắp chi tiết chuyển sang may 10 Khay đưa sản ra giá đỡ
5 Máy may 11 Bàn kẹp gắp đưa chi tiết ra giá đỡ
6 Màn hình điều khiển cảm ứng    
 
 
Hình 2. Hình ảnh các nút điểu khiển và cảnh báo.
Bảng ghi chú thích hình 2
STT Chú thích STT Chú thích
1 Nút nhấn đánh chỉ /Aligament Switch 7 Nút nguồn/quạt động cơ
2 Nút nhấn nâng hạ khuôn túi/Disconnection Start 8 Tia hồng ngoại
3 Nút nhấn bắt đầu may/Start Switch 9 Khôi phục/Sao lưu
4 Folding Pressure Adjustment/Điều chỉnh áp suất khần cấp 10 Nút dừng khẩn cấp
5 Large Presser Foot Pressure Adjustment/Điều chỉnh áp suất chân lớn 11 Folding Cancelled/Quay trở lại
6 Middle Presser Foot/Điều chỉnh áp suất trung bình    
 

 
Hình 3. Màn hình điểu khiển cảm ứng.
 
 
Bảng ghi tên và chú thích các phím chức năng hiển thị trên màn hình điều khiển (hình 3)
STT Tên phím chức năng Ghi chú
1 Tăng giảm tốc độ của máy  
2 Tên mã hàng  
3 Màn hình hiển thị vẽ và may  
4 Số thứ tự của bài vẽ trong máy  
6 Nâng chân vịt  
7 Số lượng của sản phẩm đã làm được  
8 Số lần quay lại sử dụng một mẫu vẽ  
9 Tổng sản lượng từ khi bắt đầu làm  
10 Khởi động máy để vào quy trình may  
11 Cắt chỉ thủ công Khi máy cắt không đứt mà muốn cắt lại
12 Vào các bẳng chức năng  
13 Hạ bàn kẹp thân và túi  
14 Thu bàn kẹp nhỏ trong  
15 Bắt đầu may  
16 Sửa mẫu may  
17 Đánh chỉ suốt  
18 Về điểm gốc  
19 Hạ chân vịt  
 
3. Vận hành
3.1. Quy trình chung
Bảng 3.1. Trình tự thao tác may túi mã QL - 11203 tự động trên máy lập trình
TT Công đoạn thao tác Nội dung công việc Yêu cầu Lưu ý
Bước 1 Chuẩn bị - Chuẩn bị máy Kiểm tra thông số kỹ thuật trên máy đã lập trình - Kiểm tra áp suất, điện nguồn
- BTP, kim máy, chỉ may, dầu máy, suốt chỉ, bộ dụng cụ sửa chữa cơ bản
- Lắp kim, chỉ Kim, chỉ đúng chủng loại phù hợp chất liệu vải theo yêu cầu khách hàng
- Sắp xếp BTP Kiểm tra thân quần và túi đúng mã hàng, cỡ, bàn cắt, màu, số lượng sản phẩm.
Bước 2
 
Hiệu chỉnh máy
 
Thiết lập quy trình may trên máy Khởi động máy, mở màn hình chính cài đặt thông số kỹ thuật, mẫu vẽ, kiểm tra nếu có sai số thì cần hiệu chỉnh trước khi thực hiện vào hàng.
Bước 3 May - Đưa thân quần vào giá đỡ chi tiết
      
Thân quần để mặt phải lên trên. Để vắt ngang 1/3 thân quần lên giá đỡ chi tiết. Bán thành phẩm, kéo bấm chỉ, kéo cắt vải,
- Để thân quần lên máy Đặt chi tiết thân quần đúng vị trí vạch dấu trên máy Mặt phải thân quần ở trên
- Đưa túi vào khay Bấm nút màu đỏ Mặt phải thân túi ở trên
- Nhấn nút may Bấm nút màu xanh/Start Switch  
    - Kiểm tra thông số, quy cách, cắt đầu chỉ thừa Kiểm tra, vệ sinh sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật  
 
 
3.2. Thao tác thực hiện may túi mã QL-11023 trên máy ZUNZITEK
3.2.1. Chuẩn bị
* Chuẩn bị
- Kiểm tra đảm bảo đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị cho quá trình vận hành máy
- Bố trí vị trí làm việc máy đủ không gian, máy vệ sinh sạch, gọn gàng, đảm bảo bôi trơn, an toàn điện cho máy
Lưu ý: - Kim máy DB x 16 SES
- Bộ dụng cụ sửa chữa cơ bản
- Kiểm tra chỉ may đúng chi số, mà chỉ theo bảng TCKT
- Bộ thoi suốt, gắp chỉ, kéo bấm, que xỏ chỉ
* Lắp kim, chỉ
- Chọn đúng loại kim: DB x 16 SES, chi số kim phù hợp với vật liệu may
- Lắp đúng hướng kim: tương tự máy 1 kim bằng, rãnh dài quay ra ngoài, rãnh ngắn vào trong
- Lắp chỉ máy may 1 kim
* Sắp xếp BTP
     Sắp xếp BTP là một công việc thường xuyên của người thợ, nó giúp cho công việc được gọn gàng, không nhầm lẫn các bàn cắt hay các cỡ/ màu trong đơn hàng. Việc sắp xếp BTP theo quy định giúp cho quá trình làm việc có năng suất và hiệu quả. Để thực hiện may túi mã QL - 11.203 người thợ cần kiểm tra BTP, đưa thân quần vào giá đỡ, sắp xếp để túi bên tay trái cho thuận, chuẩn bị các thao tác cấp BTP.
 
3.2.2. Hiệu chỉnh máy
     Khởi động máy, mở màn hình chính cài đặt thông số kỹ thuật, mẫu vẽ, nhập dữ liệu thông tin cho mã hàng.
     Nhấp vào phím số 12 (Vào các bảng chức năng) chọn chế độ may nhanh/ chậm phím số 1, chọn tiếp phím 2/ nhập tên mã hàng, quan sát màn hình hiển thị hình vẽ trên bảng điện tử đúng mã hàng, chọn chế độ năng hạ chân vịt, hạ bàn kẹp thân và túi phím B-P-F1, thu bàn kẹp nhỏ trong phím B-P-F2. Muốn thay đổi mẫu may sử dụng phím 16/ EDIT, về điểm gốc phím 18. Bắt đầu may phím START.
     Hiệu chỉnh các thông số cơ bản trên máy theo yêu cầu sản phẩm máy như: Bước may, lực căng chỉ kim - chỉ thoi suốt, cơ cấu chuyển đầy nguyên liệu may, điều chỉnh thông số bảng điều khiển điện tử
- Kiểm tra đường may, thông số cài đặt trên máy đảm bảo đúng với các  yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
- Điều chỉnh lại máy nếu xuất hiện các lỗi
3.2.3. May
- Đưa thân quần vào giá đỡ chi tiết: Thân quần đưa vào giá đỡ chi tiết phải đảm bảo đúng chiều, mặt trái thân quần lên trên, sao cho lá mặt bàn để dưới cùng. Lưu ý để 2/3 chiều dài thân quần vào giá đỡ, tránh đổ tập BTP.
- Để thân quần lên máy: Dùng 2 tay đưa thân quần lên bàn, sắp chi tiết ngay ngắn đúng dấu định vị trên bàn
- Đưa túi vào khay: Túi để mặt phải lên trên, sắp cho miệng túi đúng vị trí trên khay, đặt túi cân đối khuôn túi. Nhấn nút 2
 
- Nhấn nút may: Tay trái nhấn nút 3 - nút nhấn bắt đầu may/ Start Switch, lúc này máy chuyển sang chế độ tự động, tự động gập các cạnh túi theo khuôn       hạ khuôn túi       bàn kẹp chi tiết nhấc thân quần và túi chuyển qua bộ phận máy 1 kim        Máy may túi thực hiện quy trình may theo bản vẽ đã được lập trình, sau khi hoàn thiện công đoạn may, bàn kẹp túi chuyển thân quần đã hoàn thiện về vị trí giá đỡ chi tiết, lúc này bàn bộ phận bàn tay đòn đưa ra đỡ thân quần chuyển lên giá đỡ chi tiết 2. Kết thúc 1 chu kỳ may.
    Lưu ý: Khi thao tác, để đạt năng suất tối đa, người công nhân cần tập trung quan sát, sau khi bàn kẹp túi nhấc thân quần và túi chuyển qua bộ phận may, đồng thời đưa ngay thân quần kế tiếp vào vị trí, bàn khuôn túi chạy ra người công nhân tiếp tục đưa túi lên khay, công việc này được lặp đi lăp lại cho đến khi hết mã hàng.   
- Kiểm tra
Kiểm tra đường kim mũi chỉ đạt tiêu chuẩn khách hàng.
4. Một số lỗi, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
Khi sử dụng máy may lập trình, sẽ khó tránh được việc máy may xảy ra các lỗi như máy bị đứt chỉ, bị bỏ mũi, cách khắc phục một số lỗi thường gặp để bạn tự sửa chữa nhanh chóng mà không bị gián đoạn công việc.
Khi chỉ trên, chỉ dưới hết hoặc đứt bộ phận cảm ứng trên máy sẽ báo lỗi và tự động dừng lại, người công nhân sẽ kiểm tra bộ phận cấp chỉ và lắp chỉ đúng quy định


Hình 4. Bảng báo lỗi trong khi thực hiện quy trình may
Khi đang vận hành thực hiện quy trình may, máy tự động dừng lại, đèn báo trên thân máy may bật sáng, người công nhân nhìn thấy trên màn hình điều khiển cảm ứng có suất hiện “E012 Sytem locking, please chek…”, “E1060 Breakage detection check f…”nghĩa là máy báo cho bạn biết cần kiểm tra phát hiện vỡ liên kết đường may trên hệ thống, lúc này bạn thao tác kiểm tra và lắp lại chỉ, xong nhấn nút OK, máy tiếp tục tự động thực hiện quy trình may. Những thao tác này thật đơn giản phải không, chúc các bạn thành công.
 
 
            III. KẾT LUẬN
Trên đây là phương pháp thao tác cài đặt chương trình vận hành may túi trên máy lập trình ZUNZITEK áp dụng thực hiện vào mã QL-11.203, giúp đọc giả có cái nhìn bao quát cũng như thực hành thao tác trên máy may túi lập trình được cụ thể nhất.
Bài viết hướng dẫn được các chức năng của máy lập trình ZUNZITEK  giúp bạn đọc hiểu được phương pháp cài đặt chương trình, vận hành máy và khắc phục được một số lỗi trong quá trình vận hành và thao tác. Thông qua bài viết, tác giả cũng mong muốn đưa được nội dung kiến thức cụ thể, cần thiết đến các bạn đọc, sinh viên có thêm kiến thức, kỹ năng khi bước vào môi trường thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://industrialsewingmachine.global.brother/vi-vn/lock/s7300a/index.aspx
[2]. https://industrialsewingmachine.global.brother/vi-vn/contact/technical/index.aspx
[3]. https://thietbimaymac.vn/tin-tuc/huong-dan-sua-loi-may-may-cong-nghiep.html
[4]. Công ty THHH Thời Trang Phúc Lâm – Hà Nội
[5]. Công ty CP JEAN VIỆT HN – Hà Nội
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 329 Tổng truy cập: 30.049.925