Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM THỰC HÀNH MAY

Bài chuyên môn sâu

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG GIA CÔNG TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ÁO VESTON

Ngày đăng: 03/01/2024 Lượt xem: 90
Trong tháng 12/2023, tại phòng họp 305 C1 Trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp trường đã tổ chức phiên họp để đánh giá kết quả nghiên cứu của đồng chí Chu Thị Ngọc Thạch, giảng viên Trung tâm Thực hành may, với đề tài
Chi tiết

ỨNG DỤNG RUBIC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CHUYÊN CẦN HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ MAY THEO CHUẨN ĐẦU RA

Ngày đăng: 28/08/2023 Lượt xem: 132
ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng Rubric đánh giá điểm chuyên cần theo chuẩn đầu ra (CĐR) có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, kết quả đánh giá là thành quả đạt được của sinh viên (SV) trong quá trình học tập, nó phản ảnh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hướng CĐR. Đánh giá điểm chuyên cần theo CĐR giúp SV tự đánh giá mức đạt/chưa về thái độ so với mục tiêu của học phần. Để thực hiện tốt các yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá cần công khai tới người học các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm: thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số và các nội dung liên quan). Trong quá trình học tập, thái độ học tập, sự tích cực, nghiêm túc và chăm chỉ học tập của người học giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức được truyền đạt từ giảng viên. Thông tư 08/2021/TT-BGDDT về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ quy định: “Điểm chuyên cần là điểm bộ phận cấu thành lên điểm học phần của sinh viên”. Để đáp
Chi tiết

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY MAY LẬP TRÌNH CHẦN BÔNG YUNNI 360⁰

Ngày đăng: 25/07/2023 Lượt xem: 188
Sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu Việt Nam gắn liền với các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là thị phần ngành Dệt May tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế. Vì vậy chú trọng đầu tư hoàn thiện dây chuyền may tự động góp phần tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam.
Chi tiết

HƯỚNG DẪN THAO TÁC MAY TÚI TRÊN MÁY LẬP TRÌNH ZUNZITEK

Ngày đăng: 24/07/2023 Lượt xem: 0
Hiện nay tại các doanh nghiệp sử dụng công nghệ may trên máy lập trình rất phổ biến. Máy lập trình ZUNZITEK có công năng may túi ốp quần âu kết hợp cả di bọ miệng túi, là một lựa chọn cho các doanh nghiệp, với chi phí đầu tư hợp lý, may được nhiều hình dáng và kích thước túi khác nhau, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm may mặc. Trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ may/Thời trang của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có học phần TTSX, sinh viên sau khi học tại trường được hai năm, các em ra thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp cần được tiếp cận với trang thiết bị phục vụ thực tế sản xuất, đòi hỏi sinh viên có kỹ năng vận hành được một số thiết bị trong sản xuất. Do vậy trong bài viết hướng dẫn thao tác may túi, vận hành máy lập trình ZUNITEK và hiệu chỉnh một số thao tác may túi, giúp sinh viên được tiếp cận cũng như có kiến thức bổ trợ cho việc học tập hoàn thiện học phần thực tập sản xuất tại doanh nghiệp.
Chi tiết

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CÁN ÉP MEX

Ngày đăng: 24/07/2023 Lượt xem: 214
Tính chất sản phẩm may mặc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên liệu, phụ liệu may, thiết bị và công nghệ sản xuất. Mex là một trong những phụ liệu quan trọng có trong cấu trúc của nhiều loại quần áo, nó giúp tạo nên sự khác biệt về chất lượng và thẩm mỹ giữa trang phục cao cấp và bình dân. Lựa chọn mex phù hợp với nguyên liệu và tính chất của các chi tiết trong sản phẩm may mặc đem lại chất lượng sản phẩm cao hơn, chi phí sản xuất hợp lý hơn. Việc lựa chọn mex cho may mặc thường dựa trên chỉ dẫn của các nhà sản xuất mex. Đã có nhiều nghiên cứu về đặc tính của mex cũng như ảnh hưởng của công nghệ cán ép mex đến tính chất của sản phẩm may mặc như: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ cán ép mex đến độ co của áo Veston nam [1].
Chi tiết

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÀNH PHẨM ÁO POLO-SHIRT

Ngày đăng: 28/03/2023 Lượt xem: 531
Chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu quyết định khả năng cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu, uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong ngành công nghiệp Dệt May, chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính của một sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với mức giá phù hợp. Chất lượng sản phẩm may là một trong những tiêu chí quan trọng, quyết định đến hiệu quả và năng lực thâm nhập thị trường trong nước và quốc tê của các sản phẩm may mặc. Kiểm tra chất lượng sản phẩm may là một trong những quy trình rất quan trọng của đơn hàng trong doanh nghiệp, nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm đảm bảo các yêu cầu của khách hàng. Hiện nay tại các doanh nghiệp đang thực hiện các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm may trên chuyền theo kinh nghiệm và có thể phân chia thành các bước kiểm tra. Có doanh nghiệp dựa theo các tài liệu quản lý chất lượng để phân chia các bước kiểm tra cho phù hợp với từng chủng loại sản phẩm, nhằm giảm thiểu các lỗi phát sinh. Kiểm tra dựa vào quy trình c
Chi tiết

QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO SƠ MI

Ngày đăng: 16/03/2023 Lượt xem: 6.808
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành dệt may. Trong ngành may mặc, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ngay từ khâu tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ban đầu cho đến khâu thành phẩm hoàn thiện cuối cùng. Với phương châm “làm đúng ngay từ đầu”, quyết tâm tạo ra một môi trường không có sản phẩm lỗi nên công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm rất được chú trọng. Để kiểm soát được chất lượng sản phẩm đó thì các giai đoạn cần thực hiện kiểm tra theo quy trình. Việc thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình giúp doanh nghiệp xác định được các lỗi ở các bước sớm nhất có thể để sản suất hàng may mặc, tránh được lãng phí về thời gian và tiền bạc, nâng cao năng suất, kiểm soát được chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Do đó quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm là vô cùng cần thiết và quan trọng ở các doanh nghiệp.
Chi tiết
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 96 Tổng truy cập: 18.724.790