Thiết thực kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910 - 2024), Công đoàn trường Đại Học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã chỉ đạo các bộ phận công đoàn các khoa, hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” Việt Nam, nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng, và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam.
Phụ nữ công đoàn khoa Công nghệ may hưởng ứng tuần lễ áo dài
Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, được xuất hiện trang trọng, lịch sự, duyên dáng trong các dịp lễ lớn của dân tộc, các sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương và của từng gia đình. Trong dòng chảy của suối nguồn nghệ thuật, Áo dài trở thành nguồn cảm hứng bất tận của sấn khấu, hội họa, thơ ca, âm nhạc và thực sự đã trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc.
Áo dài cũng là biểu tượng tinh hoa văn hóa Việt, ẩn chứa vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam. Chiếc Áo dài ngày càng trở nên gắn bó trong đời sống hàng ngày, là biểu tượng văn hóa được nâng niu, gìn giữ và trân trọng bởi người phụ nữ Việt Nam.
Nhằm góp phần tôn vinh nét đẹp truyền thống và giá trị văn hóa của Áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị Áo dài của mỗi người phụ nữ, Công đoàn Trường Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội đã phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2023 từ ngày 4/3- 8/3/2024 nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần tôn vinh giá trị của áo dài Việt Nam gắn liền với nét duyên dáng, dịu dàng của phụ nữ Việt Nam. Đồng thời
góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Đưa giá trị áo dài trở thành Di sản văn hóa Việt Nam.
Phụ nữ công đoàn khoa Công nghệ may hưởng ứng tuần lễ áo dài
7/3/2024
Bùi Thị Nhung- CNM