Trong dự án kết nối Nhà trường và Doanh nghiệp, giảng viên khoa Công nghệ may đã có buổi tham quan thực tế về mô hình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại Tổng Công ty May Bắc Giang LGG. Với mục đích nâng cao kiến thức thực tế cho giảng viên, cập nhật liên tục những đổi mới tại doanh nghiệp; phục vụ cho việc đưa những lí luận thực tiễn đến người học được hiệu quả nhất.
Tại buổi giao lưu về chuyên môn giữa khoa và phía doanh nghiệp, đ/c Nguyễn Thị Hường đã có những trao đổi về sự biến động của ngành dệt may dưới thời đại của cuộc cách mạng 4.0. Những thách thức cũng như tầm nhìn cho phát triển bền vững khi ứng dựng trí tuệ nhân tạo vào mô hình sản xuất, đồng thời
Đ/c Nguyễn Thị Hường phó trưởng khoa Công nghệ may chia sẻ về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất ngành may
Liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp là cần thiết đặc biệt với ngành học Công nghệ may, trong bối cạnh sự phát nhanh chóng của thời đại về công nghệ kỹ thuật. Đảm bảo cho những kiến thức truyền đạt đến người học được toàn diện nhằm đào tạo nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của doanh nghiệp, vì thế mô hình kết hợp đào tạo giữa trường và thực tiễn cần được duy trì.
Tại buổi tham quan thực tế các thầy cô được trực tiếp quan sát không gian làm việc của phòng kỹ thuật Tổng Công ty và mô hình hoạt động của bộ phận chuẩn bị sản xuất như chuẩn bị mẫu, chuẩn bị tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật, nháy mẫu giác sơ đồ…..v.v
Toàn cảnh buổi tham quan tại phòng kỹ thuật Tổng Công ty
Chuyến đi thực tế lần này được sự đón tiếp nhiệt tình của phía doanh nghiệp, khẳng định mối liên kết bền vững giữa nhà trường và các doanh nghiệp may luôn được chú trọng trong đào tạo cử nhân ngành Công nghệ may. Những chuyến công tác ngắn hạn tại doanh nghiệp sẽ tiếp tục được phía khoa cũng như Nhà trường quan tâm và tổ chức thường xuyên để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất và thị trường may mặc trong nước; cập nhật những công nghệ bắt kịp thời đại nhất là khi ngành dệt may đang có nhiều biến động cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cách mạng công nghệ 4.0.
Lãnh đạo khoa cảm ơn phía doanh nghiệp đã luôn hỗ trợ Nhà trường và khoa Công nghệ may trong công tác đào tạo, bên cạnh đó có những định hướng hợp tác lâu dài trong tương lại giữa khoa và Tổng Công ty May Bắc Giang LGG.
Đỗ Quang Linh – Công nghệ may