Trang chủ

KHOA CÔNG NGHỆ MAY TỔ CHỨC NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HOÀNG THỊ TRANG

Ngày đăng: 03:27 - 19/07/2023 Lượt xem: 314
Ngày 15/07/2022, Khoa Công nghệ may, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH “Nghiên cứu may mẫu trên phần mềm CLO 3D cho sản phẩm quần thể thao nam và đánh giá hiệu quả”, (chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thị Trang, DHM12-K4; giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Lụa).

Tham dự buổi nghiệm thu, có TS. Nguyễn Thị Hường – Phó Trưởng khoa Công nghệ may – Chủ tịch Hội đồng, ThS. Ngô Ngọc Hải – Trưởng Bộ môn Tin ứng dụng  – Phản biện 1, ThS. Nguyễn Xuân Cương– Phó Trưởng Bộ môn Tin ứng dụng – Phản biện 2, ThS. Bùi Thị Oánh - Ủy viên, ThS. Phạm Thị Kim Tuyến – Thư ký Hội đồng; cùng chủ nhiệm đề tài và giảng viên hướng dẫn.

Tại buổi nghiệm thu, sinh viên Hoàng Thị Trang - chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt nội dung đề tài của mình với các nội dung đa dạng, phong phú. Bằng những kiến thức được học tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, kết hợp với những kiến thức đã tích lũy, nghiên cứu của bản thân đã hoàn thành chuyên đề của mình ‘’Nghiên cứu may mẫu trên phần mềm CLO 3D cho sản phẩm quần thể thao nam và đánh giá hiệu quả’’.  Sử dụng phần mềm CLO 3D trong quá trình may mẫu sản phẩm quần thể thao nam đã mang lại hiệu quả đáng kể. Phần mềm này cung cấp một công cụ mạnh mẽ để tạo mẫu ảo, giúp tăng tính linh hoạt và tiết kiệm thời gian trong quá trình phát triển sản phẩm. Việc sử dụng CLO 3D cho phần mềm may mẫu ảo cho phép thử nghiệm và điều chỉnh mẫu từ các yếu tố như kích thước, tỷ lệ, màu sắc và kiểu dáng một cách nhanh chóng và dễ dàng. CLO 3D cung cấp độ chính xác cao trong việc tái tạo chi tiết và đường may của sản phẩm. Xem trước và kiểm tra các yếu tố như đường cắt, đường may và tỷ lệ trên mẫu ảo, giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được yêu cầu chất lượng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm CLO 3D chỉ là bước đầu tiên trong quá trình phát triển sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng và khả năng thực thi, việc chuyển từ mẫu ảo sang mẫu thực vẫn cần sự kiểm tra và điều chỉnh. Sử dụng công nghệ may mẫu ảo giúp tăng tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Sự kết hợp giữa công nghệ và sự chuyên nghiệp trong quá trình may mẫu thực là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong phát triển sản phẩm quần thể thao nam.

Ảnh. Sinh viên báo cáo kết quả thực hiện đề tài
Hội đồng nghiệm thu đã tiến hành nghiêm túc theo đúng quy định của Nhà trường về trình tự đánh giá một đề tài NCKH. Các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng đều tập trung vào khai thác tính mới, tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. Nhìn chung, đề tài được viết công phu, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, nhiều đề tài có hướng nghiên cứu mới, sáng tạo,.. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng chỉ ra những hạn chế trong các đề tài nhằm giúp sinh viên có thể hiểu để hoàn thiện đề tài của mình tốt hơn nữa cũng như tăng khả năng củng cố kiến thức và các kỹ năng liên quan cần thiết trong quá trình thực hiện các đề tài tiếp theo.

Qua hoạt động nghiên cứu khoa học lần này, sinh viên đã thể hiện được bản lĩnh nghiên cứu của mình đồng thời cũng thu nhận được nhiều nhận xét, góp ý bổ ích từ phía Hội đồng nghiệm thu.

Buổi nghiệm thu đề tài NCKH của Khoa Công nghệ may tổ chức đã thành công tốt đẹp. Thành công của Hội nghị có đóng góp không nhỏ của nhóm đề tài và sự tâm huyết, nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

BBT website khoa CNM
Lê Thị Thanh Phương
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 164 Tổng truy cập: 31.130.072