“Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”
“Sách cho tôi, cho bạn”
Từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/05/2023, các chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức tại trường ĐHCN Dệt may Hà Nội với thông điệp: Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”; “Sách cho tôi, cho bạn”
Ảnh 1. Kỉ niệm ngày sách Việt Nam
Như chúng ta đã biết, Sách có một vai trò rất lớn, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Bởi vì, sách chứa đựng những tri thức của nhân loại đã được đúc kết và kiểm chứng trong một thời gian rất dài, sách tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào thì sách vẫn có vai trò quan trọng với con người chúng ta. Sách như một người bạn, một vật phẩm vô giá của nhân loại.
Do vậy, đọc sách đã trở thành một hoạt động quen thuộc, một nhu cầu không thể thiếu, một nét đẹp văn hóa vô cùng nhân văn của con người.
Ảnh 2. Giảng viên tham gia hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Lời Bác Hồ dạy năm xưa: “Học ở trường, học ở sách vở, ...”
Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản Vladimir Ilyich Lenin nổi tiếng là người ham đọc sách, Người đã nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản."
Những lời nói trên của các vĩ nhân đã khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức của con người.
Ảnh 3. Giảng viên tham gia hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Ngày hội đọc sách là một ngày quan trọng để tôn vinh giá trị của sách và đọc sách trong đời sống của con người.
Ảnh 4. Sinh viên tham gia hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Ngày hội đọc sách giúp cho mọi người nhận ra rằng đọc sách không chỉ là một hoạt động đơn thuần để giải trí, mà nó còn có thể giúp ta phát triển bản thân và khám phá thế giới xung quanh một cách sâu sắc hơn.Như vậy ngày hội đọc sách là một sự kiện rất đáng kỳ vọng và ý nghĩa, với mục đích góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách và giúp cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách trong đời sống của con người.
Bùi Thị Nhung- Khoa CNM