Ngô Thị Thu Giang
Giảng viên Khoa Tin học - Ngoại ngữ
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào giáo dục không chỉ là xu hướng mà còn trở thành nhu cầu cấp thiết. Công cụ AI, đặc biệt là mô hình ngôn ngữ như ChatGPT, đã được chứng minh là có tiềm năng trong việc hỗ trợ giảng dạy và học tập ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, lập trình và tin học văn phòng - là những lĩnh vực hứa hẹn được khai thác hiệu quả của các công cụ này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trình bày ứng dụng ChatGPT và một số công cụ AI khác để đưa vào hỗ trợ giảng dạy một số học phần về lập trình và Tin học văn học tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.
2. Khái quát về Chart GPT
2.1 ChartGPT là gì [1]
ChatGPT viết tắt của Chat Generative Pre-trained Transformer là một mô hình AI(Artificial Intelligence) được phát triển bởi OpenAI. Nó sử dụng các thuật toán deep learning để hiểu và tạo ra văn bản tự nhiên giống như con người. ChatGPT có khả năng trả lời câu hỏi, viết văn bản, dịch ngôn ngữ, và thậm chí tham gia vào các cuộc trò chuyện phức tạp.
OpenAI, một công ty nghiên cứu và phát triển về AI có trụ sở ở San Francisco đã ra mắt ChatGPT vào ngày 30 tháng 11 năm 2022. Bản chất của chatGPT vẫn đang là một mô hình sử dụng trí tuệ nhân tạo. Hằng ngày vẫn đang học hỏi chứ không phải là đã hoàn thành.
2.2. Nguyên tắc hoạt động của ChartGPT [2]
ChatGPT hoạt động theo nguyên tắc đơn giản như sau: khi nhận được câu hỏi hoặc lời kể từ người dùng, ChatGPT sẽ tìm kiếm thông tin và cung cấp câu trả lời phù hợp. Để làm điều này, hệ thống sử dụng một cơ sở dữ liệu văn bản lớn từ các nguồn trên Internet, với tổng dung lượng lên đến 570GB. ChatGPT sẽ dự đoán, phân tích và sau đó đưa ra đáp án dựa vào nguồn thông tin trong hệ thống. Để có thể hoạt động, hệ thống này sử dụng những thuật toán vô cùng phức tạp và trải qua nhiều cuộc thí nghiệm và giám sát chặt chẽ. Từ đó giúp hệ thống có thể củng cố kiến thức và những thông tin dữ liệu trở lên chuẩn xác hơn trong tương lai
2.3. Ưu điểm và hạn chế của ChartGPT
Tiềm năng khổng lồ mà ChatGPT sở hữu thực sự rất to lớn nếu được con người ứng dụng một cách đúng đắn. Một số ưu điểm của ChatGPT có thể liệt kê như:
- Giải đáp các thắc mắc trong mọi lĩnh vực: Với kho dữ liệu đồ sộ, khả năng tổng hợp thông tin và truyền đạt dễ hiểu, ChatGPT có thể được tận dụng để giúp chúng ta tìm câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống.
- Hỗ trợ trong lĩnh vực nghiên cứu: Sự hỗ trợ cần thiết của ChatGPT sẽ giúp nâng cấp trình độ nghệ thuật tại các các lĩnh vực nghiên cứu như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy.
- Ở lĩnh vực tự động hóa: ChatGPT sẽ rút gọn quy trình nhập liệu và đơn giản hóa các thao tác trong việc quản lý chuỗi cung ứng, gia tăng năng suất làm việc.
Tuy nhiên, ChatGPT vẫn là một công nghệ đang được phát triển. Mặc dù đã bao gồm các mô hình ngôn ngữ lớn, nhưng công cụ này vẫn có những hạn chế mà người dùng cần thực sự cân nhắc trong quá trình sử dụng như sau:
- Độ chính xác thông tin: ChatGPT được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu, nhưng có thể còn bị sai sót hoặc cập nhật thông tin sai lệch.
- Giới hạn chủ đề: Mặc dù ChatGPT có thể trả lời rất nhiều câu hỏi trên nhiều chủ đề khác nhau, nhưng vẫn còn giới hạn trong một số chủ đề đòi hỏi sự tự nhiên và sáng tạo.
- ChatGPT không có trách nhiệm với các thông tin mà nó trả lời và người dùng cần kiểm tra chính xác thông tin trước khi sử dụng.
- ChatGPT chỉ hoạt động khi có kết nối internet và có thể bị gián đoạn hoặc chậm trễ do sự cố mạng.
- Hạn chế về ngôn ngữ: Chatbot có thể gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ hoặc giọng điệu không chuẩn, dẫn đến hiểu lầm.
- Lo ngại về bảo mật: Có nguy cơ thông tin nhạy cảm bị xử lý sai hoặc bị đánh cắp. Một số nhà phân tích dự đoán rằng ChatGPT có thể được sử dụng để phức tạp hóa phần mềm độc hại, các cuộc tấn công lừa đảo hoặc tin tặc có thể lợi dụng công nghệ này để phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo của riêng chúng mà có thể không được kiểm soát tốt.
2.4. Một vài ứng dụng ChatGPT trong giáo dục quốc tế và tại Việt Nam
2.1.1. Một số ứng dụng ChatGPT trong giáo dục quốc tế [1]
Một số công trình nghiên cứu về ChatGPT cho giáo dục đã được công bố: Lund & Wang (2023) đã cung cấp một cách tổng quan về các định nghĩa quan trọng liên quan đến ChatGPT - một công cụ công cộng được phát triển bởi OpenAI. Tác giả Biswas & Som (2023) đã chỉ ra rằng: với khả năng tạo ra văn bản gần giống với ngôn ngữ của con người và khả năng tham gia nhiều cuộc trò chuyện cùng một lúc, ChatGPT là một công cụ linh hoạt có thể hỗ trợ giáo dục mở bằng cách cung cấp hỗ trợ, chỉ dẫn và phản hồi cá nhân hóa cho các học viên tự học, từ đó tăng động lực và tương tác.
Ngoài ra, trên thế giới, nhiều trường học đã sử dụng ChatGPT để cải thiện trải nghiệm học tập của sinh viên. Các ứng dụng của ChatGPT trong giáo dục bao gồm hỗ trợ giảng dạy và học tập, đặc biệt là trong việc giải đáp thắc mắc cho học sinh và sinh viên, tăng cường sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên và cung cấp cho sinh viên những nội dung học tập phù hợp với nhu cầu của họ. Cụ thể, một số ứng dụng đã dược xây dựng như:
- Trường Đại học Stanford (Mỹ): đã sử dụng ChatGPT để tạo ra một trợ lý ảo cho giáo viên. Trợ lý ảo này có khả năng giúp giáo viên tạo ra các bài giảng, bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên (Lee, 2022)
- Trường Đại học Nanyang Technological University (Singapore): đã sử dụng ChatGPT để xây dựng một chatbot hỗ trợ sinh viên trong việc đăng ký học phần, giải đáp các câu hỏi liên quan đến học tập và hỗ trợ sinh viên trong các vấn đề cá nhân (Chia, 2023).
- Trường Đại học Oxford (Anh): đã sử dụng ChatGPT để xây dựng một chatbot giúp sinh viên trong việc đăng ký học phần, tìm kiếm thông tin về các khóa học và hỗ trợ sinh viên trong các vấn đề liên quan đến học tập (Wei, 2023)
Về ứng dụng ChatGPT cho giảng dạy CNTT, một số trường đại học trên thế giới đã triển khai xây dựng ứng dụng hỗ trợ cho học tập như:
- Trường Đại học Carnegie Mellon: sử dụng chatbot AI trong khóa học lập trình để hỗ trợ sinh viên khi đặt câu hỏi về lý thuyết và bài tập. Chatbot này được xây dựng trên nền tảng GPT-2 (Monahan, 2023)
- Trường Đại học Georgia Tech: sử dụng ChatGPT để xây dựng một trò chơi dạy lập trình cho sinh viên. Trong trò chơi này, sinh viên sẽ được học cách viết mã bằng cách giải quyết các câu đố và thử thách, và có thể sử dụng chatbot để nhận được gợi ý hoặc trợ giúp (Young, 2023).
- Đại học MIT cho biết, trường đã phát triển một chatbot AI dựa trên GPT để hỗ trợ sinh viên trong việc học lập trình Python. Chatbot này có thể trả lời các câu hỏi về cú pháp, chức năng và lỗi thông thường trong Python, và cung cấp các ví dụ mã để giải quyết các vấn đề (Winn, 2023).
2.1.2. Một số ứng dụng ChatGPT trong giáo dục ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, ChatGPT chưa được nghiên cứu bài bản, chưa được ứng dụng nhiều trong giáo dục bởi một số nguyên nhân:
+ Thiếu nguồn nhân lực chuyên môn: Việc phát triển các ứng dụng ChatGPT trong giáo dục đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và máy học. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đang thiếu hoặc chưa tập hợp được nguồn nhân lực chuyên môn đủ mạnh trong lĩnh vực này để phát triển.
+ Thiếu nguồn tài nguyên: ChatGPT đang là một công nghệ mới và đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn để triển khai. Việc thiếu nguồn tài nguyên là một trong những nguyên nhân khiến việc ứng dụng ChatGPT trong giáo dục tại Việt Nam chưa được phổ biến.
+ Công nghệ chưa phát triển đầy đủ: ChatGPT vẫn đang trong quá trình phát triển và nghiên cứu, vì vậy các ứng dụng của nó còn hạn chế và chưa được hoàn thiện. Điều này khiến cho việc sử dụng ChatGPT trong giáo dục ở Việt Nam còn khó khăn.
Hiện nay, việc sử dụng ChatGPT mới chỉ dừng lại ở góc độ cá nhân để tìm kiếm thông tin với kết quả trả về chưa có tính hệ thống, dữ liệu chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là toán học và công nghệ thông tin, ChatGPT đưa ra kết quả chính xác cao, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tính toán và ngôn ngữ lập trình. Chẳng hạn: ChatGPT giải một bài toán đa thức có thể giải được bằng phương pháp tính toán đại số, kết quả trả về chính xác, hoặc yêu cầu ChatGPT lập trình bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải một bài toán, ChatGPT cũng đưa kết quả chính xác. Do vậy, bài toán đặt ra là để ứng dụng ChatGPT cho giáo dục ở Việt Nam hiệu quả thì cần phải đầu tư đồng bộ từ nguồn nhân lực chuyên môn về CNTT, nguồn tài nguyên, hệ thống hạ tầng công nghệ điều này cần có sự đồng hành của các tổ chức, các nhà trường và sự vào cuộc của Nhà nước để phát triển đồng bộ. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực về khoa học công nghệ, chúng ta có thể tận dụng lợi thế của công cụ này mang lại để ứng dụng trong giảng dạy và học tập hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Một vài ứng dụng Chart GPT trong giảng dạy các học phần về lập trình và Tin học văn phòng tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
3.1. Đối với giảng viên
3.1.1. Hỗ trợ giảng dạy lập trình:
- Sử dụng ChatGPT để làm rõ các khái niệm về lập trình thông qua các câu lệnh do người dùng đưa ra, đưa ra các gợi ý giải bài toán, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề khi học lập trình thông qua mô tả vấn đề và nhận được các gợi ý về cách tiếp cận, thuật toán cần sử dụng, hoặc cách tổ chức mã nguồn.
- Giảng viên có thể yêu cầu ChatGPT tạo nội dung giảng dạy về Cấu trúc vòng lặp for bằng ngôn ngữ C++.
- Có thể sử dụng ChatGPT để viết những đoạn code ngắn hoặc một chương trình đơn giản bằng các ngôn ngữ lập trình phổ biến như JavaScript, Python, C#, PHP và Java, lập trình web app. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần có kiến thức về lập trình để hiểu những dòng code mà ChatGPT viết.
- Sử dụng ChatGPT để hỗ trợ khi lập trình gặp lỗi, ChatGPT có thể giúp xác định và sửa lỗi một cách nhanh chóngbằng cách người dùng dán mã lỗi vào và yêu cầu trợ giúp.
3.1.2. ChatGPT ứng dụng cho giảng dạy Tin học văn phòng
ChatGPT được sử dụng hiệu quả vào các ứng dụng vào Microsoft Office hoặc các tiện ích của Google như Google Docs, Google Sheet trong công tác văn phòng như:
a. Trong giảng dạy Powerpoit
ChatGPT có thể tạo 1 bài thuyết trình PowerPoint người dùng chỉ cần đưa tiêu đề hoặc dàn ý của bài. Để áp dụng công cụ chatGPT vào PowerPoint thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: đăng ký tài khoản và tiến hành đăng nhập vào OpenAI để sử dụng chatGPT
Bước 2: Nhập tiêu đề vào và gửi đi. Sau đó chatGPT sẽ phản hồi cho bạn hàng loạt những gợi ý về dàn ý để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp
Bước 3: Tiếp tục trò chuyện với chatGPT và dùng những kiến thức của mình để đánh giá và lựa chọn ra dàn ý phù hợp
Bước 4: Tinh chỉnh lại dàn ý đã chọn do chatGPT gợi ý một cách hoàn hảo nhất.
Bước 5: Sau khi tinh chỉnh dàn ý phù hợp, ở bước này nếu cần thêm một vài chi tiết để dàn ý trở nên sống động. Như là hình ảnh, biểu đồ, đồ thị,... Sau cùng là trình bày bài PowerPoint hoàn hảo.
b. Trong giảng dạy Microsoft Excel [3]
- Sử dụng công cụ chat.openai.com: ChatGPTcó thể hỗ trợ hoặc giải thích viết các hàm trong Excel. Dưới đây là các bước thực hiện chatGPT trong Excel:
+ Bước 1: Xác định loại công thức đang cần dùng và xác định ô tham chiếu mà công thức cần dùng để tạo ra được kết quả.
+ Bước 2: Tiến hành truy cập vào trang "chat.openai.com" để đăng nhập vào chatGPT.
+ Bước 3: Sau khi đăng nhập vào, chúng ta sẽ nhập yêu cầu và mô tả ô tham chiếu mà cần công thức ở hộp văn bản nằm vị trí cuối trang.
+ Bước 4: Bấm vào mũi tên để gửi đi, sau đó chatGPT sẽ trả về cho bạn một hàm Excel.
+ Bước 5: Sao chép và dán hàm đó vào bảng tính Excel. Sau đó bấm Enter và kiểm tra kết quả.
- Sử dụng công cụ ChatGPT tích hợp trong Excel: Microsotf Excel là công cụ văn phòng được sử dụng nhất hiện nay, hiện nay người dùng có thể tích hợp AI ChatGPT vào ứng dụng này để hỗ trợ công cụ tính toán số liệu, phân tích dữ liệu hay tạo biểu đồ.
- Sử dụng công cụ Gemini của Google để tính toán dữ liệu và giải thích các hàm: Google AI Bard (Gemini) là một công cụ Trí tuệ nhân tạo được phát triển miễn phí bởi Google, với khả năng không chỉ tìm kiếm thông tin và truy xuất dữ liệu mà còn sáng tạo nội dung đa dạng như viết kịch bản, tính toán dữ liệu…[4]
+ Bước 1: Truy cập vào bard.google.com và Chọn “ Try Gemini”
+ Bước 2: Vào mục “Hỏi Gemeni” nhập câu lệnh phù hợp, tương tác với Gemeni để hoàn tất công việc
+ Bước 3: Sau đó sao chép nội dung bảng tính sang Microsoft Excel rồi lưu văn bản lại.
c. Trong giảng dạy Microsoft word [3]
- Sử dụng Copilot để soạn thảo tài liệu: Hiện nay Microsoft phát triển ứng dụng Copilot là một công nghệ trợ lý thông minh mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dùng trong quá trình làm việc trên máy tính. Copilot được tích hợp trong hệ điều hành Windows 11, nó cung cấp những gợi ý thông minh có khả năng thực hiện các tác vụ cụ thể, giúp tăng cường hiệu suất và tiện ích trong công việc hàng ngày. Trong đó Copilot in Word là một tính năng đổi mới tích hợp khả năng của trí tuệ nhân tạo (AI) trực tiếp vào Microsoft Word có các chức năng sau:
+ Soạn thảo tài liệu: Copilot có thể soạn thảo các tài liệu bằng cách tạo văn bản dựa trên những gợi ý của dùng. Cho dù người dùng cần viết báo cáo, tạo đề xuất, hay soạn thư, chỉ cần cung cấp một dàn ý hoặc một số điểm chính, và Copilot sẽ soạn thảo một bản nháp theo yêu cầu người dùng.
+ Chuyển đổi tài liệu: Nếu có một tài liệu hiện có cần được cải thiện, Copilot có thể biến đổi nó bằng cách nâng cao ngôn ngữ, cấu trúc và tông điệu. Nó cũng có thể đề xuất cách diễn đạt thay thế, sửa lỗi ngữ pháp, và đảm bảo rằng tài liệu của bạn được mài giũa và chuyên nghiệp.
+Trò chuyện với Copilot: Người sử dụng có thể trò chuyện với Copilot ngay trong Word. Hỏi các câu hỏi, tìm kiếm, làm rõ, hoặc yêu cầu sự trợ giúp về các chủ đề khác nhau. Copilot có thể cung cấp giải thích, định nghĩa, và thậm chí là ý tưởng sáng tạo với tài liệu của mình.
+Tạo các tóm tắt: Copilot có thể tóm tắt các tài liệu dài, giúp người dùng dễ dàng hiểu được những điểm chính mà không cần đọc toàn bộ văn bản. Tính năng này đặc biệt hữu ích để nắm bắt nhanh chóng bản chất của các báo cáo, bài viết, hoặc nghiên cứu.
- Sử dụng ChatGPT tích hợp in Word để tạo tài liệu:
Tương tự như Microsoft Excel, Microsotf Word là công cụ văn phòng được sử dụng nhất hiện nay, hiện nay người dùng có thể tích hợp AI ChatGPT vào ứng dụng này để hỗ trợ công việc soạn thảo văn bản. Để sử dụng ChatGPT để tạo tài liệu trong Microsoft Word, chúng ta thực hiện các bước làm sau:
Bước 1: Tích hợp ChatGPT vào Word
-
Mở ứng dụng Microsoft Word trên máy tính của người dùng.
-
Trong giao diện chính của Word, chọn tab Insert.
-
Chọn Get Add-ins để mở Phần bổ trợ của Microsoft Office.
-
Sử dụng thanh tìm kiếm, nhập ChatGPT để tìm kiếm tiện ích
-
Tìm ChatGPT cho Word trong kết quả tìm kiếm và nhấn Add để bắt đầu quá trình cài đặt.
-
Cuối cùng nhấn Continue để hoàn thành quá trình cài đặt.
Bước 2. Kích hoạt ChatGPT bằng API Key của OpenAI
-
Đầu tiên, người dùng cần có khóa API từ OpenAI. Nếu chưa thì có thể dễ dàng tạo một khóa API ngay trên trang web của OpenAI.
-
Tiếp theo, trong Word, hãy chuyển đến tab Home và tìm ChatGPT cho Word ở góc bên phải.
-
Mở cửa sổ phụ bên phải, nhấp vào menu và chọn API key. Sau đó người dùng hãy dán khóa API của mình và nhấp vào Save API Key. Khi thấy đèn xanh được bật, điều đó có nghĩa là ChatGPT đã sẵn sàng hoạt động.
Bước 3. Tạo tài liệu
-
Để dùng toàn bộ tài liệu, người dùng nhấn Ctrl + A để chọn tất cả.
-
Sau đó, hãy nhập lời nhắc và nhấp vào Send để gửi đi. Tiện ích này có thể giúp người dùng dịch, tóm tắt, cải thiện văn bản, hoặc trả lời các câu hỏi dựa trên ngữ cảnh đã chọn.
- Sử dụng công cụ Gemini của Google để tạo văn bản: Google AI Bard (Gemini) là một công cụ Trí tuệ nhân tạo được phát triển miễn phí bởi Google, với khả năng không chỉ tìm kiếm thông tin và truy xuất dữ liệu mà còn sáng tạo nội dung đa dạng như viết kịch bản, Email…[4]
-
Bước 1: Truy cập vào bard.google.com và Chọn “ Try Gemini”
-
Bước 2: Vào mục “Hỏi Gemeni” nhập câu lệnh phù hợp, tương tác với Gemeni để hoàn tất công việc
-
Bước 3: Sau đó sao chép nội dung bảng tính sang Microsoft Word hoặc rồi lưu văn bản lại.
d. Một số ứng dụng khác
- Tạo bài thuyết trình có nhân vật thuyết minh từ file .PDF, chuyển đổi từ văn bản thành dạng hình ảnh, sơ đồ phù hợp
- Chuyển đổi đoạn audio thành văn bản hoặc ngược lại;
3.1.3. Cải thiện hiệu suất giảng dạy:
ChatGPT có thể được sử dụng để tự động đánh giá bài tập, phân tích dữ liệu và cung cấp phản hồi cho sinh viên. Nhờ đó, giảng viên có thể cải thiện hiệu suất giảng dạy và tối ưu hóa quá trình đánh giá. Ví dụ: giảng viên có thể đưa đoạn mã bài tập lập trình của sinh viên để ChatGPT đánh giá, chỉ ra lỗi và sửa lỗi (nếu có), từ đó ChatGPT trở thành trợ lý cho giảng viên trong việc đánh giá bài tập của sinh viên.
3.1.4. Cập nhật kiến thức mới và hỗ trợ nghiên cứu khoa học
ChatGPT có thể giúp giảng viên cập nhật kiến thức mới nhất, các xu hướng nghiên cứu khoa học mới, đồng thời có thể đưa ra các gợi ý về ý tưởng và chỉ dẫn các tài liệu cần thiết cho việc cập nhật kiến thức và hỗ trợ nghiên cứu khoa học.
3.2. Đối với sinh viên
- Tăng cường khả năng tự học: ChatGPT có thể cung cấp thông tin và kiến thức cho sinh viên một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các cuộc trò chuyện giống như với một người bạn thông thạo về lĩnh vực CNTT. Điều này giúp sinh viên có thể tự học một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin và tài liệu.
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc: ChatGPT có thể giúp sinh viên giải đáp những thắc mắc liên quan đến bài giảng và tài liệu học tập một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này giúp sinh viên hiểu bài học tốt hơn và tránh bị rơi vào tình trạng mất định hướng hoặc chưa hiểu rõ vấn đề.
- Tăng cường kỹ năng giao tiếp: ChatGPT cũng có thể giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp. Việc trò chuyện với ChatGPT giống như với một người bạn thông thạo về CNTT.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: ChatGPT có thể giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập và giải đáp thắc mắc. Điều này giúp sinh viên tập trung nhiều hơn vào việc học và phát triển kỹ năng của mình.
4. Kết luận
Qua nghiên cứu về ứng dụng ChatGPT trong giảng dạy cho thấy rằng có rất nhiều ứng dụng hữu ích hỗ trợ cho giảng viên đổi mới nội dung và phương pháp giảng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời cập nhật và đưa vào giảng dạy các công nghệ hiện đại đó là trí tuệ nhân tạo AI giúp sinh viên mở mang kiến thức, nâng cao khả năng tự học. Để tận dụng tiềm năng của ChatGPT, trong bài viết này tác giả đã đưa ra được các khái niệm, nguyên tắc làm việc của ChatGPT, kinh nghiệm ứng dụng ChatGPT trong giảng dạy ở Quốc tế và Việt Nam, đặc biệt tác giả cũng đề xuất một số các ứng dụng sử dụng ChatGPT trong giảng dạy về lập trình, về tin học văn phòng như Microsoft Word, Microsoft Excel, Micosoft Powepoint…
Tài liệu tham khảo
[1] Bùi Tiến Trường, Trịnh Ngọc Trúc, Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Văn Đại (2023), “Ứng dụng ChatGPT trong đào tạo đại học: Tác động, cơ hội và thách thức đối với ngành Công nghệ Thông Tin”, Tạp chí khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam
[2] Đào Thanh Nhàn (2024),“Tác động của ChatGPT với đổi mới phương pháp dạy và học bậc Đại học trong thời đại công nghệ 4.0”, Journal homepages:htpps//vjol.info.vn/index.php/tctbgd.
[3] “Cách tích hợp chatGPT vào Google Docs, Sheets, Word, Excel” (4/11/2024), Truy cập từ https://24hstore.vn/huong-dan-ky-thuat/tich-hop-chatgpt-vao-nen-tang-khac-n6599?
srsltid=AfmBOoqhdNscYQQ0pyiiiUFQKXMCkwRfnErQvKyRPGhlOXb0-Y3XkAaZ
[4] “Hướng dẫn sử dụng AI Gemini của Google Miễn Phí tại Việt Nam” truy cập từ https://training.vndigitech.com/chi-tiet-tin-tuc/huong-dan-su-dung-ai-bard-cua-google-mien-phi-tai-viet-nam