Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA TIN HỌC - NGOẠI NGỮ

PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN GIAO TIẾP

Ngày đăng: 11:15 - 27/08/2023 Lượt xem: 399

Nguyễn Thị Phương

                                                        Giảng viên tiếng Anh, Khoa Tin học - Ngoại Ngữ

 Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.

 1. GIỚI THIỆU

Việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành hiện đang là một thách thức vô cùng lớn đối với cả người dạy và người học bởi lẽ phần lớn người học sau khi hoàn thành mỗi khóa học đều chưa thể giao tiếp được một cách thành thạo. Vậy làm thế nào để người học có thể tự tin sử dụng tiếng Anh trong công việc? Vấn đề then chốt nằm ở quá trình học, họ cần được tiếp cận với phương pháp dạy học phù hợp – phương pháp dạy và học theo hướng tiếp cận giao tiếp – lấy người học làm trung tâm. Theo PPGD truyền thống, học ngoại ngữ thường được coi như một quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò thì với việc sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, việc dạy và học ngoại ngữ giờ đây được nhìn nhận như một quá trình khám phá, trong đó người học dần sử dụng ngôn ngữ phù hợp với những mục đích giao tiếp cụ thể. Đây là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó cả thầy và trò cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở người học, việc lựa chọn các hoạt động học tập sao cho phù hợp với nhu cầu của người học luôn luôn được đặt lên hàng đầu.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH (ESP)

Điều gì làm cho một khóa học thực sự là một khóa học ESP? Có nhiều đặc điểm nổi bật trong một khóa học ESP. Thứ nhất, ESP là một hoạt động đa ngành; do đó, cần phải hiểu cách thức hoạt động của văn bản viết và văn bản nói trong một chuyên ngành hoặc nghề nghiệp cụ thể và cần phải chú ý đến sự khác biệt về văn hóa. Thứ hai, nó sử dụng ngữ liệu của đời sống (authentic marterials), chính ngữ liệu đó được sử dụng như là phương thức giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Thứ ba, ESP khai thác các kỹ năng học thuật hiện tại cũng như quá khứ của người học và cả kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của họ. Trong lớp học ESP, giáo viên có thể không có kiến thức về chuyên ngành nhưng người học có. Ví dụ, một giáo viên ESP có thể không biết chính xác một doanh nghiệp hoạt động như thế nào, nhưng họ biết ngôn ngữ nào và nó được sử dụng như thế nào trong đó. Do đó, giáo viên dạy ESP phải khai thác kiến thức chuyên ngành từ phía người học. Hơn nữa, họ cần bao quát nội dung môn học cụ thể và cân đối giữa cấp độ nội dung và cấp độ ngôn ngữ để có nội dung sát thực. Thứ tư, phương pháp giảng dạy được sử dụng trong ESP có nhiều sự khác biệt so với tiếng Anh tổng quát. Ví dụ như đóng vai (role play), nghiên cứu tình huống (case studies), học thông qua làm đồ án (project – based learning) và dạy học theo nhiệm vụ (task-based learning) thường được sử dụng trong các lớp ESP. Thứ năm, ESP được thiết kế cho chuyên ngành hoặc nghề nghiệp cụ thể trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài và dành cho những người học ở trình độ cao cấp hoặc trung cấp có ít nhất một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh.

Làm thế nào để mang lại tính chân thực trong một khóa học ESP? Có hai cách truyền thống theo như Johns (2001), cách thứ nhất là cung cấp tình huống mục tiêu tại chỗ như xưởng may, công ty sản xuất hàng may mặc, nhà máy sản xuất ô tô, giàn khoan dầu, xưởng đóng tàu, trung tâm đào tạo quân đội và cảnh sát, ngân hàng, nhà máy và những nơi làm việc khác. Raof và Yousof (2006) nhận định rằng khóa học ESP gắn liền với nơi làm việc của người học là rất hiệu quả vì người học không chỉ lĩnh hội được ngôn ngữ mà họ còn có được cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp tương lai của họ vì nó cung cấp kiến thức thực tế. Hơn nữa, người học tương tác với giáo viên và đạt được kiến thức về môn học của mình.

3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN GIAO TIẾP

3.1. Khái niệm và bản chất của phương pháp dạy tiếng Anh theo hướng giao tiếp

               Theo Nunan (1994), mục đích của việc học ngôn ngữ giao tiếp là đạt được sự thành thạo ngôn ngữ dựa trên sự phát triển của bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết. Rõ ràng rằng mức độ thành thạo ngôn ngữ sẽ khác nhau đối với các nhóm người học khác nhau và sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người học. Nunan (1991:279) liệt kê năm đặc điểm cơ bản của giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching - CLT) như sau:

              1. Nhấn mạnh vào việc học giao tiếp thông qua tương tác bằng ngôn ngữ mục tiêu – ngôn ngữ người học muốn đạt được (target language).

               2. Đưa ngôn ngữ thực của đời sống vào các tình huống học tập.

               3. Tạo cơ hội cho người học tập trung, không chỉ vào ngôn ngữ mà còn

               vào bản thân quá trình học tập.

             4. Thúc đẩy trải nghiệm cá nhân của người học như là các nhân tố đóng góp quan trọng đối với việc học tập trên lớp.

               5. Nỗ lực liên kết việc học ngôn ngữ trong lớp với việc kích hoạt ngôn ngữ bên ngoài lớp học.

3.2. Một số hoạt động giảng dạy ESP theo hướng tiếp cận giao tiếp.

Liên quan mật thiết đến phương pháp giảng dạy ESP đó là sự liên kết các chuỗi giáo trình tập trung vào chức năng ngôn ngữ, phương pháp tiếp cận tập trung vào giao tiếp, và tính nguyên bản (authenticity), sự tương quan và sự phù hợp về ngôn ngữ và tài liệu (Jordan 1997: 109).

3.2.1. Giảng dạy ngôn ngữ dựa trên giải quyết vấn đề (Problem - solving activities)

Do tính chất tương tác của ESP, người học tham gia vào rất nhiều hoạt động giao tiếp. Một trong số đó là giải quyết vấn đề. Đây là một quá trình phải được đưa vào trong mọi hoạt động giáo dục vì cuộc sống luôn luôn phát sinh vấn đề. Giải quyết vấn đề có thể được xem như là một cách để khám phá một lĩnh vực mới, một cơ hội để vận dụng kiến thức đã học và là một lý do để học hỏi kiến thức và những kỹ năng mới bằng cách sử dụng kiến thức đã có. Chúng ta nên nhớ rằng ESP trang bị cho người học để hoạt động hiệu quả trong tình huống mục tiêu (target situation). Đó cũng được xem là một chuỗi các hoạt động đòi hỏi người học tìm ra giải pháp cho các vấn đề khác nhau. Những gì người học cần là kiến thức về các chiến lược và quy trình có thể được sử dụng để thử nghiệm và giải quyết vấn đề. Đây là lý do tại sao chúng tôi nói rằng ESP lấy học tập làm trung tâm và định hướng theo quy trình (process oriented).

Các loại vấn đề
          a)    Vấn đề có một bước và một giải pháp.
          b)     Vấn đề có nhiều bước và cách giải
         c)    Vấn đề mở – còn được gọi là điều tra. Những vấn đề này tạo cơ hội cho người học được đưa ra quyết định và đặt câu hỏi, quyết định hướng hành động. Họ có thể đi đến các giải pháp khác nhau và khám phá nhiều câu hỏi hơn.

Bốn bước dạy và học tiếng Anh dựa trên hoạt động giải quyết vấn đề (Problem-solving)

            Nhiều công trình đã mô tả quá trình học dựa trên giải quyết vần đề từ quan điểm của người học (ví dụ: Albion & Gibson, 1998; Boud, 1985; Butler, 2003). Qui trình này thường bao gồm bốn bước chính, được minh họa trong Hình 1 dưới đây - Quy trình dành cho người học – Process for students”:

1.     được giới thiệu vấn đề,

2.     khám phá những gì họ làm và không biết về vấn đề,

3.     tạo ra các giải pháp khả thi cho vấn đề, và

4.     xem xét mỗi giải pháp được đưa ra và lựa chọn giải pháp khả thi nhất.

Hình 1 dưới đây còn đề cập đến “Vai trò của giáo viên – Role of the teacher”. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề bao gồm 5 bước sau đây:

1.     Phát vấn (Preteach)

2.     Giới thiệu vấn đề và từ vựng liên quan (Introduce Problem and Vocabulary)

3.     Cung cấp nguồn tài liệu cần thiết và Chia nhóm (Group students, Provide Resources)

4.     Quan sát và Hỗ trợ (Observe and Support)

5.     Theo dõi và Đánh giá tiến độ (Follow up and Assess Progress)

 

Ví dụ về tình huống giải quyết vấn đề (Problem-solving scenarios) (According to Technical English: 41)

Work in small groups. Discuss the dangerous situations below, read the rules of the air, and  decide (a) which aircraft must take evasive action, and (b) what action it/ they must take.

Look again at Rules of the Air (Part 1) on the previous page. Then divide your group into two sub-groups to study Parts 2 and 3. When you have finished, come together as a group. Explain your rules to the other group, then discuss the situations and make your decisions.

Sub-group A: Study Rules of the Air (Part 2) on page 110.

Sub-group B: Study Rules of the Air (Part 3) on page 115.

 


3.2.2. Giảng dạy ngôn ngữ thông qua các nhiệm vụ (Task-based activities)

Theo hướng tiếp cận giao tiếp, hoạt động giảng dạy có thể được thực hiện thông qua các nhiệm vụ (task-based). Người học liên tục được giao nhiệm vụ cần giải quyết, sử dụng ngôn ngữ mục tiêu (target language). Ví dụ như các hoạt động trao đổi thông tin (information and opinion-gap activities), với cách thức này, người học sẽ lĩnh hội ngôn ngữ một cách vô thức trong khi tập trung giải quyết nhiệm vụ một cách có ý thức (meaning behind the tasks).

Cách tiếp cận dựa trên nhiệm vụ chỉ ra rằng kỹ năng giao tiếp được hoàn thiện tốt nhất thông qua thực hành và tương tác, đồng thời sử dụng các nhiệm vụ và hoạt động để khuyến khích người học sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để đạt được mục đích. Nhiệm vụ phải liên quan với nhu cầu ngôn ngữ trong thế giới thực của người học. Giáo viên, người sử dụng giáo trình dựa trên nhiệm vụ kỳ vọng sẽ sử dụng các nhiệm vụ giải quyết vấn đề để mang lại cho người học cơ hội chia sẻ ý kiến, xây dựng sự đồng thuận và lý giải các quyết định về các vấn đề thực tế quan trọng đối với họ.

              Dưới đây là mô hình giảng dạy dựa trên nhiệm vụ (Borszeki Judit (2014: 61)

Theo như Hình 1, mô hình giảng dạy dựa trên nhiệm vụ được chia thành 3 bước :

1. Giai đoạn trước khi thực hiện nhiệm vụ (Pre-Task)

Giáo viên giới thiệu chủ đề và nhiệm vụ với người học. Giáo viên giúp người học hiểu chủ đề và mục tiêu của nhiệm vụ thông qua các hoạt động như công não, sử dụng hình ảnh, kịch câm hoặc trải nghiệm cá nhân để giới thiệu chủ đề.

2. Chu kỳ thực hiện nhiệm vụ (Task cycle)

Chu kỳ thực hiện nhiệm bao gồm 3 bước chính:
      o   Thực hiện nhiệm vụ (Task)
      o   Lập kế hoạch (Planning)
      o  Báo cáo (Report)

3. Trọng tâm ngôn ngữ (Language focus) – bao gồm 2 nội dung chính: Phân tích ngôn ngữ (Analysis) và Thực hành (Practice)

               Ví dụ về kế hoạch bài giảng ngữ pháp với những ý tưởng sáng tạo dựa trên nhiệm vụ được thiết kế bằng cách sử dụng mô hình đã đề cập ở trên.

Lesson 1. Topic: Robotics

Target grammar: Present Simple (Active and Passive)

Stage

Procedure

Interaction

Pre – taslk (Introduction to

topic)

Teacher asks students: What are robots? Where are they used at present?

Then he/she shows pictures of robots and asks students to work in groups and decide what the robots displayed in them could be used for.

Students compare their answers with others in their group and provide reasons to support their answers.

T-S

 

T-S

 

 

Task

Students listen to a recording about different applications of robots and, in groups, discuss the benefits and dangers of using robots in various spheres of people’s lives.

S-S

Planning

Students work in small groups and have to describe three most important or extraordinary uses of robots they know about.

Then, each group prepares a three-minute TED talk about these applications.

Teacher acts as facilitator and helps students to correct their presentations..

S-S

Report

Groups give their talks and record themselves on smart phones.

Students comment on the presentations, ask questions, decide which of the robot uses are most important/ extraordinary and explain why.

Teacher provides feedback on content and form.

S-S

Analysis

Language focus: Present Simple (Active and Passive).

Teacher asks students to look at the script of the recording they listened to at the beginning of the lesson and find sentences with the Present Simple (Active and Passive) used to describe applications of robots.

Then, teacher writes them on the board, elicits from the students what the Present Simple means and when it is used and gives explanations.

 

T-S

 

 

S-T

 T-S

 

 

Practice

In the same groups, the students go over their TED talks, underline the Present Simple (Active and Passive) and correct mistakes if needed.

Then, they report to the rest of the class what changes they have made in their TED talks.

S-S

Evaluation and

reflection

Teacher makes notes of what students say and gives feedback at the end of the lesson.

T-S

On a piece of paper students write down one thing they liked and one thing they did not like about the lesson.

S

3.2.3. Hoạt động đóng vai (Role play Activities)

Đặc điểm và lợi ích của hoạt động đóng vai

Theo các thuyết gia hàng đầu (Gabnai 1999; Heathcote 1995; Bolton 1993), phát triển năng lực giao tiếp và trên thực tế là phát triển toàn bộ nhân cách là mục tiêu chính của kịch trong giáo dục, được thực hiện thông qua các trò chơi tình huống hoặc đóng vai khác nhau. Ở đó không có khán giả, nhưng sự có mặt của bạn học giúp người học phát triển sự tự tin và khả năng làm việc theo nhóm và chuẩn bị cho họ giao tiếp dễ dàng hơn trong các tình huống đời thực. Những hoạt động này có thể được coi là diễn tập, ở đó những người tham gia phải nói và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Trò chơi đóng kịch có thể nâng cao hiểu biết về bản thân và cái nhìn sâu sắc về bản chất con người trong xã hội. Tư duy năng động, phương pháp làm việc tập trung và có kế hoạch tốt, cách giao tiếp mạnh lạc, rõ ràng, và dứt khoát được phát triển thông qua các hoạt động đó. Chúng có thể bù đắp ở một mức độ nhất định cho sự thụ động được tạo ra bởi sự phát triển và lan rộng của các phương tiện thông tin đại chúng. Các trò chơi kịch mang lại trải nghiệm tập thể, thông qua đó những người tham gia có thể trải nghiệm niềm vui được thể hiện bản thân và được công nhận và phát triển khả năng đưa ra quyết định và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đóng vai mang tính giải trí, vui nhộn cho người học; hoạt động đóng vai giúp phát triển khả năng nói lưu loát, trôi chảy, thúc đẩy tương tác và tăng hứng thú học tập.

Các bước thực hiện và mẹo khi sử dụng phương pháp đóng vai

 Theo như Krebt (2017), hoạt động đóng vai nên được chia thành 3 giai đoạn như sau:
1. Pre-role play (Trước khi đóng vai): Trong giai đoạn này, người học sẽ được cung cấp từ vựng liên quan mà các em sẽ sử dụng trong hoạt động đóng vai. Họ dành thời gian để thực hành nhập vai chứ không dành gian để tìm hiểu nghĩa của những từ chưa biết.

 2. During role play (Trong khi đóng vai): Người học làm quen với tình huống và tìm hiểu các từ và thành ngữ liên quan đến tình huống. Sau đó, họ tạo kịch bản của riêng mình. Họ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị trước khi bắt đầu, để quyết định xem họ sẽ xử lý nhập vai và diễn tập cảnh đó như thế nào. Trong giai đoạn này, giáo viên giúp người học làm quen và ứng phó với một tình huống cụ thể và các bước tiến hành hội thoại một cách tự nhiên với ngôn ngữ phù hợp trong bối cảnh đó.

3. After role play (Sau đóng vai): Người học nhận được nhận xét từ các thành viên trong các nhóm khác và giáo viên. Trong giai đoạn này, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động ngôn ngữ nhằm củng cố kiến thức cho người học, tùy thuộc vào nhận thức về các vai được đóng ở giai đoạn đầu.

Mặc dù một số hoạt động đóng vai có một số biến thể, nhưng chúng ta cần nhớ rằng hoạt động này bao gồm 3 bước chính đã được đề cập ở trên.  Thêm vào đó, điều chỉnh các hoạt động phù hợp với nhu cầu của người học, bối cảnh và lên kế hoach và tổ chức tốt là các nhân tố chính dẫn đến sự thành công.

Ví dụ về tình huống đóng vai trong lớp học ESP (According to Technical English 2, tr. 95,117)

               Work in pairs, A and B. Roleplay an interview between a journalist and a car safety engineer.

Student A: You are the radio journalist. Interview Student B about his/ her career. Find out about B’s age, company, howlong in company, job title, number of inventuons, diploma, degree, plans for future inventions, plans for career.

Student B: You are a car safety engineer. You can use one of the bio-data fact sheets on page 117. Alternatively, you can make some notes using similar information about yourself. Answer A’s questions.

            The bio-data fact sheets on page 117

            Student B

            Choose one of these bio-data fact sheets, or use your own bio-data.

 

 

4. KẾT LUẬN

Có thể nói rằng có rất nhiều phương pháp dạy tiếng Anh nói chung và tiếng Anh chuyên ngành (ESP) nói riêng; tuy nhiên, trong quá trình dạy, giáo viên cần phải hiểu được nhu cầu và mục đích của người học để có thể vận dụng phương pháp dạy phù hợp. Có rất nhiều hướng tiếp cận dạy tiếng Anh chuyên ngành như hướng tiếp cận từ vựng (lexical approach), hướng tiếp cận cấu trúc (structural approach), phương pháp trực tiếp (direct method), hướng tiếp cận giao tiếp (communicative approach), vv. Song song với đó, điều quan trọng là giáo viên phải có kiến thức cơ bản về chuyên ngành mà người học đang học để tìm ra được nguồn tài liệu phù hợp phục vụ cho khóa học. Và điều quan trọng hơn là khi dạy tiếng Anh chuyên ngành, ngoài kiến thức về ngôn ngữ, giáo viên cần trau rồi kiến thức về chuyên ngành mà mình dạy để trong quá trình dạy không bị bỡ ngỡ. Thêm vào đó, vì dạy tiếng Anh chuyên ngành nên người học là người có kiến thức sâu rộng về ngành mình học, do vậy trong quá trình dạy tiếng Anh, giáo viên cần có có chiến lược giảng dạy nhằm tạo cơ hội cho người học sử dụng kiến thức ngành trong quá trình học tiếng Anh. Có như vậy mới khuyến khích được họ đam mê môn học và đồng thời qua đó giáo viên cũng mở rộng được vốn kiến thức của mình.

REFERENCE

1. Bahriyeva, N. (2021). Teaching a language through role-play. Linguistics and Culture Review, 5 (S1), 1582-1587. Retreived May 26, 2023 from https://doi.org/10.21744/lingcure.v5nS1.1745

2. Borszéki, Judit (2014). Activities that have worked well in teaching ESP. In: Success and Challenges in Foreign Language Teaching. National University of Public Service, Budapest, pp. 55-64

3. Jordan, R. (1997). English for Academic Purposes. Cambridge: Cambridge University Press

4. G Kovács (2015, May 22). Applied drama and theatre – drama techniquesin teaching English for specific purposes. Acta Universitatis Sapientiae, Philologica, 391- 409.

5. Muhammed, A. C (2013). A Comprehensive method for teaching English for specific purpose. International Peer Revised Journal ISSN: 2229-9327, AWEJ Volume.4

6. Rivers, Wilga (1983). Communicating naturally in a second language, Cambridge:
Cambridge University Press.

7. Ladousse, Gillian (2009). Role Play, Oxford: Oxford University Press

8. Krebt, D. (2017). The effectiveness of role play techniques in teaching speaking for EFL College students. Journal of Language Teaching and Research, 8, (5),

863-870. Retrieved July 29, 2023 from:

https://www.researchgate.net/publication/319431174_The_Effectiveness_of_Role

_Play_Techniques_in_Teaching_Speaking_for_EFL_College_Students

9. Kovács Gabriella (2014). Role plays in teaching English for specific purposes. Retrieved May 22, 2023 from  https://www.academia.edu/35988488/ROLE_PLAYS_IN_TEACHING_ENGLISH_FOR_SPECIFIC_PURPOSES

10. Mathews, Aydinli (2007). Problem-based learning and adult English language learners. Retrieved May 26, 2023 from

https://www.cal.org/adultesl/pdfs/problem-based-learning-and-adult-english-language-learners.pdf

11. National Open University of Nigeria (2011). English for specific purposes. Retrieved May 24, 2023 from  https://nou.edu.ng/coursewarecontent/ENG%20411%20%20Course%20Material%20latest.pdf


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại Học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Online: 300 Tổng truy cập: 33.346.979