Trang chủ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG

Giải pháp triển khai các hoạt động kiểm tra – đánh giá tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Ngày đăng: 02:36 - 27/11/2020 Lượt xem: 1.227
  Thực trạng kiểm tra- đánh giá kết thúc học phần trình độ đại học cho thấy một số vấn đề: phương pháp được lựa chọn đánh giá kết thúc học phần cơ bản là làm bài thi kết thúc học phần. Các phương pháp đánh giá khác còn chiếm tỷ lệ rất thấp; Theo quy định, đề thi tự luận phải có đáp án và hướng dẫn chấm. Nhưng hầu hết học phần thi tự luận chỉ có nội dung đáp án chi tiết và kèm biểu điểm, chưa đưa ra hướng dẫn chấm như trình bày, lập luận logic, điểm thưởng những SV có bài làm sáng tạo…vì vậy các giải pháp cải tiến được thiết lập để triển khai, nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra cần được đánh giá và triển khai hiệu quả
1. Về lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá học phần
- Lựa chọn, bổ sung thêm các hình thức kiểm tra/đánh giá kết thúc học phần phù hợp với nội dung môn học và trình độ đại học như đồ án môn học, đồ án liên môn, bài tập lớn…
- Điều chình hình thức bài thi thi kết thúc học phần từ tự luận sang các hình thức khác phù hợp nhằm hạn chế một số nhược điểm của bài thi tự luận (như chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan, thi trực tuyến)
- Đối với bài thi tự luận (hiện chiếm tỷ lệ đa số), có thể tham khảo một số giải pháp sau để hạn chế nhược điểm:
 + Thiết kế cấu trúc đề thi nhằm đánh giá năng lực cao như vận dụng, phân tích/tổng hợp, đánh giá và sáng tạo của SV. Theo đó, GV có thể áp dụng đề thi mở cho phép SV sử dụng tài liệu;
+ Sử dụng phương pháp đánh giá định tính (tổng hợp – Holistic rubric) kết hợp với đáp án (thông thường) để chấm. Người chấm đánh giá chất lượng câu trả lời của SV theo các tiêu chí trong hướng dẫn đánh giá, kết hợp với đáp án chi tiết. Các tiêu chí được xác lập căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi và nội dung, yêu cầu của chương trình đã được học. Các tiêu chí đánh giá cần được chia thành một số mức chất lượng trả lời (ví dụ: 5 mức), nếu có thể thì xác định yêu cầu của mỗi mức, để người chấm dễ ước lượng.
2. Về thiết kế bảng trọng số/cấu trúc đề thi
- Bảng  trọng số/cấu trúc đề thi khi thiết kế nên có tối thiểu 03 cấp độ đánh giá.
- Tỷ lệ trọng số cấp độ 3-4 nên chiếm đa số, cấp độ 1-2 chiếm tỷ lệ thấp hơn và tương đương với cấp độ 5-6.
- Nội dung đề thi cần tuân thủ bảng trọng số/cấu trúc đề thi đã được thống nhât.
3. Vai trò quản lý của Bộ môn
- Tổ chức rà soát khâu thiết kế đề thi dựa vào kết quả thi kết thúc học phần và cấu trúc đề thi, đảm bảo câu hỏi thi phải tương đương với mức độ nhận thức theo thang Bloom hoặc Harrow.
- Khi triển khai thiết kế hoặc rà soát đề kiểm tra/thi cần  bám sát vào 08 câu hỏi sau:
+ Câu hỏi 1. Chuẩn đầu ra cần được đánh giá là gì?
+ Câu hỏi 2. Có những năng lực/kỹ năng gì thuộc chuẩn đầu ra?
+ Câu hỏi 3. Liệu phương pháp đánh giá có phù hợp với yêu cầu của chuẩn đầu ra? 
+ Câu hỏi 4. Liệu phương pháp đánh giá có hiệu quả về mặt thời gian đối với GV và SV?
+ Câu hỏi 5. Còn có các phương pháp đánh giá nào khác? Ưu và nhược điểm của chúng?
+ Câu hỏi 6. Liệu yêu cầu của bài kiểm tra/thi có tương thích với các chuẩn đầu ra?
+  Câu hỏi 7. Liệu phương pháp và các tiêu chí đánh giá/chấm điểm có phù hợp?
+ Câu hỏi 8. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm xác định kết quả đánh giá/chấm điểm?
4. Vai trò quản lý, tham mưu của TT ĐBCL
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát trong hoạt động KT-ĐG.
- Khâu coi thi đảm bảo công bằng, khách quan.
- Hướng dẫn phân tích, đánh giá kết quả thi kết thúc học phần làm cơ sở xác định nguyên nhân, điều chỉnh các khâu kiểm tra, đánh giá.
- Triển khai hướng dẫn đánh giá câu hỏi thi để hướng tới hình thành ngân hàng câu hỏi thi cho tất cả các học phần thi tự luận, trắc nghiệm khách quan.
 
Bài và ảnh: Trần Thị Thu Anh
Đơn vị: Trung tâm Đảm bảo chất lượng

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 286 Tổng truy cập: 31.684.500