Giới thiệu ngành Công nghệ Sợi, Dệt

Ngày đăng: 03:13 - 04/03/2020 Lượt xem: 7.144




1.Mức độ hấp dẫn của ngành Công nghệ Sợi, Dệt

Cùng với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, ngành Sợi, Dệt là ngành có mức độ tự động hóa cao, rô bốt được sử dụng trong nhiều công đoạn và đã thay thế lao động giản đơn. Để sử dụng được rô bốt hay công nghệ đòi hỏi người vận hành phải có trình độ và được đào tạo bài bản. Theo đánh giá của các chuyên gia, CMCN4.0 sẽ làm thay đổi về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành Sợi Dệt, cụ thể tăng nhu cầu về kỹ sư ngành Sợi, Dệt; công việc chuyển từ thủ công sang vận hành máy móc, thiết bị

  

 

 2. SV ngành Công nghệ Sợi, Dệt tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội được học những gì?

Sau khi học xong đại cương, SV có thể chọn 1 trong 3 chuyên ngành chuyên sâu sau để học. Tùy từng chuyên ngành mà kiến thức, kỹ năng cũng có sự khác nhau:

 

Chuyên ngành Công nghệ kéo sợi: SV được học cấu trúc sợi, công nghệ và thiết bị kéo sợi, thiết kế dây chuyền, bảo trì thiết bị sợi, thực hành thực tập kỹ năng, kỹ thuật.. để vận hành hệ thống trang thiết bị, kiểm tra kiểm soát chất lượng sợi.

- Chuyên ngành công nghệ dệt thoi: SV được học cấu trúc vải, thiết kế vải, công nghệ và thiết bị chuẩn bị dêt, công nghệ và thiết bị dệt thoi, không thoi, báo trì thiết bị dệt thoi, thiết kế dây chuyền công nghệ, các học phần thực hành, thực tập kỹ năng nghề, kỹ thuật vận hành trang thiết bị dệt vải dệt thoi từ chuẩn bị dệt, dệt vải, kiểm tra kiểm soát chất lượng vải dệt thoi

- Chuyên ngành Công nghệ dệt Kim: được học các học phần cấu trúc vải dệt kim, thiết kế vải dệt kim, báo trì thiết bị dệt kim, thiết kế dây chuyền sản xuất vải dệt kim, các học phần thực hành, thực tập kỹ năng nghề các kỹ thuật dệt kim để vận hành trang thiết bị dệt vải dệt kim, kiểm tra kiểm soát chất lượng vải dệt kim.

 




  


3. Học ngành công nghệ sợi, dệt ra trường làm gì?

- Hướng dẫn, kiểm soát thao tác trên các dây chuyền sản xuất, sợi, dệt vải;

Quản lý hệ thống điều không thông gió,các phòng thí nghiệm chuyên ngành sợi, dệt;

- Phụ trách gian máy,nhóm trưởng, trưởng ca,

 Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu chuyên ngành.

- Làm việc tại các công ty thương mại kinh doanh sản phẩm sợi, vải; Kỹ thuật viên thí nghiêm vật liệu tại các doanh nghiệp may.

4. Cơ hội việc làm và mức thu nhập

  - Sinh viên ngành Sợi, Dệt có thể làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy như:

+ Các nhà máy sản xuất sợi;

+ Các nhà máy dệt kim, dệt thoi;

+ Các nhà máy may với vai trò kiểm soát chất lượng vải, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng vải, đặt vải cho các đơn hàng may;

- Mức thu nhập bình quân từ 7-12 triệu đồng/tháng.

5. Giới thiệu cựu sinh viên ngành Công nghệ Sợi, Dệt

Chỉ sau 1-2 năm tốt nghiệp nhiều SV đang đảm nhiệm các vị trí quản lý trong dây chuyền, nhà máy sợi, dệt- Nguyễn Trọng An CĐSD-K11: Trưởng ca; Cty TNHH Dệt nhuộm xuất khẩu Thăng Long

- Vũ Thị Hạnh CĐSD-K11: Điều độ, Công ty TNHH-KHKT Texhong Ngân Hà

- Phạm Hương Giang CĐSD-K11: Chủ nhiệm sợi con, Công ty TNHH-KHKT Texhong Ngân Hà

- Nguyễn Thị Huyền Trang CĐSD-K11: Quản lý chất lượng; Công ty CP 8-3 Nhà máy sợi Yên Mỹ

- Nguyễn Thị Linh CĐSD-K11: Quản lý chất lượng bông, tác nghiêp bàn bông; Công ty TNHH-KHKT Texhong Ngân Long

Liên kết website