Trang chủ

NỖI SỢ COVID-19 VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA SINH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI)

Ngày đăng: 04:31 - 11/04/2023 Lượt xem: 208

TS. LƯU VĂN HIẾU

Khoa kinh tế Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
 
Tóm tắt:
Bài viết nghiên cứu về nỗi sợ COVID-19 và mối liên hệ với stress trong học tập của Sinh viên tại Khoa kinh tế Trường ĐHCNDMHN. Sau khi tiến hành nghiên cứu tác giả đã có những phát hiện sau: Mức độ lo lắng đầu tiên của Sinh viên là sự trì hoãn thời gian nhập học, hoặc thực tập, tiếp đến là lo lắng điểm số sẽ không công bằng trong thời gian học online cuối cùng là thấy không thoải mái khi nghĩ về Corona. Phương diện áp lực đầu tiên của Sinh viên là nhiều bài tập, báo cáo tập trung cùng 1 thời điểm, thứ hai là khó khăn tiếp thu kiến thức và cảm thấy mệt mỏi, thứ ba quá nhiều bài tập khó khiến em bị stress và thứ tư là lo lắng về giá trị của bằng của tấm bàng Đại học khi học online kéo dài. Ngoài ra Sinh viên cảm thấy  tiếp xúc thiết bị điện tử nhiều gây ra mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt là việc khó chấp nhận, ngoài ra sử dụng zoom thực sự không bảo mật cá nhân.
Từ khoá: Nỗi sợ covid, sinh viên, học oline.
 
1. Giới thiệu
Hiện nay, đại dịch Covid – 19 đã và đang ảnh hướng rất lớn đến tất cả mọi mặt của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và đại dịch tác động rất lớn đến vấn đề giáo dục tại các trường đại học. Do ảnh hưởng của đại dịch vấn đề học tập của Sinh viên phải thực hiện qua hình thức online. Sự thay đổi hình thức dạy và học đột ngột từ mô hình học tập trung truyền thống sang học trực tuyến là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới tâm lý của Sinh viên.
Theo một khảo sát khác thực hiện bởi B & Company, chỉ khoảng 1/3 học sinh Việt Nam có kinh nghiệm học trực tuyến trước khi bùng phát dịch COVID-19 (Nguyen D., 2020). việc tham gia các buổi học thông thường tại trường đại học theo hình thức trực tuyến vẫn là điều khá mới mẻ tại  Việt Nam (Maheshwari, 2021).
Sinh viên là những trí thức tương lai của nước nhà, ở độ tuổi 18-25, đang trong giai đoạn tiếp thu những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để chuẩn bị cho việc hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường, góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên khi có ảnh hưởng về tâm lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp thu và kết quả học tập của Sinh viên. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối tương quan giữa nỗi sợ COVID-19 với stress trong học tập của Sinh viên (Cao và cộng sự, 2020; Yang và cộng sự, 2021). Nghiên cứu của Cao (2020) cho thấy đại dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần Sinh viên và gây nên những áp lực trong học tập như sự trì hoãn thời gian nhập học, lo sợ lây nhiễm COVID-19 cho bản thân và người thân,... (Cao và cộng sự, 2020). Nghiên cứucủa Yang (2021) cho thấy áp lực về sự tách biệt khỏi trường lớp (trong giai đoạn dịch bệnh) có tương quan thuận với nỗi sợ COVID-19 (Yang và cộng sự, 2021).
Đối với sinh viên nói chung và Sinh viên kinh tế nói riêng là những người rất năng động, sáng tạo nên khi học online trong một môi trường học tập “tĩnh” không gian học tập chật hẹp, không có sự giao lưu kết nối với thầy cô bạn bè, áp lực bài vở,... sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý của Sinh viên từ đó sẽ tác động đến kết quả học tập.
Hiện tại, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào về nỗi sợ COVID-19 và mối liên hệ  với stress trong học tập của Sinh viên tại Khoa kinh tế   - Trường ĐHCNDMHN.
Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Nỗi sợ covid-19 và mối liên hệ với stress trong học tập của sinh” (Nghiên cứu trường hợp đối với Sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội). Nhằm chỉ ra các yếu tố tác động đến tinh thần và tâm lý của Sinh viên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giúp vấn đề học online trở nên thuận lợi hơn và giải tỏa được áp lực tâm lý của Sinh viên, nâng cao chất lượng học tập.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến, kết quả tổng mẫu thu thập được là 121 mẫu hợp lệ.
-  Nghiên cứu dùng thang do likert 5  mức độ tương ứng 5 thang điểm. Nhóm A từ rất không lo lắng đến vô cùng lo lắng. Nhóm B và C từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.
- Đề tài dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thống kê mô tả
Bảng 1:  Mức độ lo lắng về dịch bệnh


Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Từ bảng 1 ta mức độ lo lắng đầu tiên của sinh viên là A2: Sự trì hoãn thời gian nhập học, hoặc thực tập, tiếp đến là A3: Lo lắng điểm số sẽ không công bằng trong thời gian học online và thứ 3 là A4: Cảm thấy không thoải mái khi nghĩ về Corona. Đại dich Covid đã ảnh hưởng đến 1 thế hệ tri thức nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Sinh viên Khoa Kinh tế mong muốn có được sự công bằng trong thi cử và một bầu không khí trong lành với một thế giới bình yên, không Covid.
  
Bảng 2: Áp lực trong quá trình học tập của sinh viên


Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Từ bảng 2 ta thấy áp lực đầu tiên của sinh viên là B1: nhiều bài tập, báo cáo tập trung cùng 1 thời điểm, thứ hai là B2: Khó khăn tiếp thu kiến thức và cảm thấy mệt mỏi, thứ ba quá nhiều bài tập khó khiến em bị stress và thứ tư là lo lắng về giá trị của bằng của tấm bàng Đại học khi học online kéo dài. Từ kết quả trên ta thấy  Sinh viên Khoa Kinh tế  cảm thấy mệt mỏi vì thời gian học online quá dài. Vì vậy các em mong muốn đôi lúc được tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt và chất lượng. Ngoài ra các em còn rất coi trọng chất lượng đào tạo và kiến thức, các em ước ao cầm được tấm bằng đại học do chính nỗ lực của bản thân và luôn luôn khát khao và hy vọng được sống để cống hiến cho đất nước.
Bảng 3: Mức độ chấp nhận của sinh viên


Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Từ bảng 3 ta thấy sinh viên cảm thấy tiếp xúc thiết bị điện tử nhiều gây ra mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt là việc khó chấp nhận, ngoài ra sử dụng zoom thực sự không bảo mật cá nhân. Có lẽ việc học trực tuyến nếu áp dụng thời lượng, khối lượng bài học như học trực tiếp đã làm cho Sinh viên thấy quá tải, ngoài ra Sinh viên cũng rất coi trong quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân trên mạng.
  
4. Đề xuất giải pháp
Qua những kết quả thực tiến trên tác giả đưa ra mốt số đề xuất  nhằm giảm bớt áp lực và nâng cao hiệu quả học onlien cho sinh viên.
Thứ nhất trong thời kỳ đại dịch xảy ra ai ai cũng lo lắng cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, đó là yếu tố tâm lý không khó tránh khỏi. Con người muốn sống và phát triển tốt cần có một tâm thế vững, tự tin trước kẻ thủ Covid. Vì vậy Khoa Kinh tế nên có những bài viết truyền thông trên facebook, mở những cuộc thi sáng tạo online tạo cho các em sân chơi lành mạnh và bổ ích, trước mỗi bài giảng mời một em Sinh viên nên kể một câu chuyện về người tốt việc tốt trong thời kỳ đại dịch, từ những câu chuyện đầy tính nhân văn và tình người đó các em sẽ thấy yêu bản thân, yêu quê hương đất nước hơn. Nên chăng không áp dụng hình thức học trực tiếp vào học online mà chúng ta cần ling động và hài hòa, nhất là với các em Sinh viên năm thứ nhất, không nên để các em cảm thấy học quá nặng lề với việc học.
Áp dụng hình thức thi linh hoạt sáng tạo với các môn mang nặng tính lý thuyết như bài tập lớn, quay video, những hình thức thi như vậy các em sẽ giảm bớt cảm giác căng thẳng và mệt mỏi, chất lượng học tập sẽ được nâng cao.
Tăng việc tương tác trong các giờ học để học sinh bớt nhàn bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm trên mạng, xem video đối với một số học phần kỹ năng mềm.
 Sinh viên Khoa Kinh tế  rât coi trọng tính bảo mật an ninh mạng nên khoa  cần có những biện pháp tích cực, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp với những phần mềm tiên tiến, tính bảo mật cao trong giờ học. Ngoài ra kết hợp thiết kế bài giảng hấp dẫn của người dạy nhằm nâng cao hiệu quả cho Sinh viên.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1] Bộ Y tế (2021). Bản tin về tình hình diễn biến dịch COVID-19. Truy cập ngày11/8/2021 tại: https://ncov.moh.gov.vn/.
[2] Nguyễn, T.T., Nguyễn, T.T.B. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu,
trầm cảm của sinh viên năm cuối ngành Dược tại Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Đại học Đà Nẵng, 18
(10), 10-13.
[3] Nguyễn, T.T., Nguyễn, T.T.B. (2021). Nỗi sợ covid-19 và mối liên hệ với stress trong học tập của sinh viên đại học Đồng Nai [fear of covid-19 and its relationship with academic stress among students at dong nai univer. Conference Paper .November 2021.
[4] Phạm ,L.D (2021). Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội trong đại dịch covid-19. 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 117 Tổng truy cập: 18.416.858