NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngày đăng: 04:17 - 25/03/2020 Lượt xem: 2.000




1.
Ngành Quản lý Công nghiệp là gì?

Quản lý công nghiệp là ngành giao thoa giữa Kinh tế, Quản trị kinh doanh và Công nghệ, xử lý các vấn đề liên quan đến quản trị vận hành, marketing, xây dựng và tạo lập hệ thống quản lý nhằm tích hợp con người, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu, vật tư nhằm đạt được hiệu quả sản xuất, dịch vụ tối ưu. 

2. Ngành quản lý công nghiệp trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và yêu cầu đối với nhân lực

CMCN 4.0 đã làm thay đổi cách thức vận hành trong sản xuất và công tác quản trị. Nếu trước kia các công việc được thực hiện thủ công hoặc độc lập thì nay toàn bộ quá trình quản lý, sản xuất, kiểm soát đều được cung cấp bởi thời gian thực và có sự hỗ trợ tương tác trực tuyến, liên kết chặt chẽ thông qua dữ liệu đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT), an ninh mạng (Cyber Security) ... những công cụ đó tích hợp tạo thành nhà máy thông minh. Sự thay đổi đó đòi hỏi nhân lực quản lý phải có những Kỹ năng công nghệ số; Kỹ năng phân tích dữ liệu trong Big data, Cloud; Kỹ năng lãnh đạo nhóm qua hệ thống thông tin; Kỹ năng vận hành hệ thống quản trị tài nguyên doanh nghiệp ERP. ERP là trung tâm đầu não giúp nhà quản trị kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp ở thời gian thực.

3. Sinh viên ngành QLCN tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội được học gì?  

     Tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ngành Quản lý công nghiệp được đào tạo phục vụ công nghiệp Dệt May với 2 chuyên ngành: Quản lý công nghiệp dệt may (Industrial Management) và Quản lý đơn hàng (Merchandiser) dệt may, đều là các chuyên ngành có sức hút đối với các doanh nghiệp dệt may. 

Ngoài việc được trang bị các kiến thức chung về quản lý với các học phần quản trị học, tài chính học, marketing, quản trị nhân sự...,  sinh viên còn được học các nội dung chuyên sâu liên quan đến ngành Dệt May như Quản lý bảo trì thiết bị dệt may; Nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng dệt may, Quản trị chuỗi cung ứng ngành Dệt May, Quản lý đơn hàng, Quản lý hệ thống thông tin...Những kiến thức trên tạo nên nền tảng vững chắc cho người làm quản lý công nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu tại doanh nghiệp.  Nhằm giúp sinh viên có khả năng làm việc trong bối cảnh hội nhập, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội còn chú trọng đào tạo tiếng Anh cho sinh viên ngành Quản lý công nghiệp nói chung và sinh viên chuyên ngành Merchandiser nói riêng. 

 

SV ngành Quản lý công nghiệp báo cáo kết quả thảo luận học phần Nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng dệt may
 

Để đáp ứng được yêu cầu của CMCN4.0, nhà trường đã đưa các kiến thức mới vào giảng dạy như: hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp ERP, các tình huống quản trị chiến lược trên hệ thống BSG của Mỹ, hệ thống bảo trì CMMS, các công nghệ RFID, mã số (QR code) và mã vạch (Barcode) trong quản lý.

Không dừng ở việc đào tạo các kỹ năng chuyên môn, nhà trường còn chú trọng rèn luyện tư duy tổng hợp trong giải quyết vấn đề thực tiễn, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng thuyết trình qua các hoạt động nhóm, làm dự án, bài tập lớn, nghiên cứu theo các chủ đề chuyên môn, báo cáo chuyên đề thực tiễn. 100% sinh viên được trải nghiệm các vị trí việc làm tại các doanh nghiệp may lớn trên cả nước như: Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex),

Công Ty CP Đầu Tư & Thương Mại TNG -Thái Nguyên, Tổng công ty may Hưng Yên, công ty cổ phần May Đáp Cầu, Tổng công ty may Bắc Giang tại Lạng Giang, Bắc Giang v.v. 


SV chuyên ngành Quản lý đơn hàng dệt may thực tập tại DN

 

 4. Vị trí việc làm của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp

Tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp sinh viên đảm nhiệm các vị trí:

+ Quản lý công nghệ, thiết bị dệt may;

+ Quản lý đơn hàng (Merchandiser);

+ Quản lý kế hoạch sản xuất;

+ Quản lý xuất nhập khẩu;

+ Quản lý nhân sự;

+ Quản lý sản xuất trong nhà máy dệt may;

+ Tự tổ chức kinh doanh và điều hành doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may.

5. Thu nhập của sinh viên ngành quản lý công nghiệp

Tại Việt Nam, mức lương dành cho sinh viên ngành Quản lý công nghiệp mới ra trường dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng. Đặc biệt sinh viên có kiến thức và tiếng Anh tốt của chuyên ngành Merchandiser có mức lương từ 30-50 triệu/tháng. 


Liên kết website