Một số tip bỏ túi dành cho Sinh viên năm cuối

Ngày đăng: 11:39 - 19/04/2024 Lượt xem: 37
Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì để ra trường có việc làm ngay? Đây là một trong nhiều câu hỏi mà ắc hẵn bạn sinh viên nào cũng đang thắc mắc. Vậy chúng tôi xin mách bạn một số tip bỏ túi dành cho Sinh viên năm cuối nhé!
Những điều sinh viên năm cuối cần có trước khi tốt nghiệp
Nắm chắc những kiến thức chuyên ngành
Kiến thức chuyên ngành chính là chìa khóa quan trọng giúp chinh phục được nhà tuyển dụng sau này. Dù đang học ngành nghề, lĩnh vực gì đi nữa, khi nắm được kiến thức chuyên ngành, công việc sẽ trở lên dễ dàng hơn. Đây cũng chính là thứ tạo nên sự khác biệt cho bản thân. Khó ai ăn cắp được hay vượt mặt được bạn. Mặt khác, một bảng điểm đẹp, cũng sẽ giúp gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng sau này.
Vậy nên, trong năm cuối tại trường đại học hay cao đẳng, hãy tập trung trau dồi thêm nhiều kiến thức. Đừng bỏ qua, thờ ơ với bất cứ bài giảng chuyên sâu nào về chuyên ngành bạn đang học.

Chuẩn bị đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cần thiết
Thực trạng sinh viên năm cuối ra trường muộn do không đủ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học rất nhiều. Đây là vấn đề mà mình muốn các bạn sinh viên năm nhất cần lưu ý. Ngoại ngữ và tin học còn là những kiến thức cần có để phục vụ cho công việc sau này. Và đó còn là điều kiện bắt buộc để các bạn được tốt nghiệp
Ngày nay, Hầu hết doanh nghiệp dùng ngoại ngữ là một yếu tố ưu tiên khi lựa chọn ứng viên. Vì vậy, việc trang bị kiến thức ngoại ngữ là một việc làm quan trọng. Không cần biết nhiều ngôn ngữ, nhưng việc giao tiếp được tiếng Anh là điều ưu tiên. Và bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được làm việc trong môi trường tốt với mức lương cao.
Chứng chỉ tin học cũng có vai trò quan trọng không kém. Phụ thuộc vào yêu cầu của các chuyên ngành khác nhau mà chọn thi chứng chỉ tin học phù hợp. Theo việc làm Hà Nội tìm hiểu thì có 3 loại chứng chỉ tin học phổ biến nhất. Đó là chứng chỉ ứng dụng CNTT, chứng chỉ tin học MOS, chứng chỉ tin học IC3...
Phát triển các kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm bao gồm:
– Kỹ năng thuyết trình
– Kỹ năng giao tiếp
– Kỹ năng quản trị thời gian
– Kỹ năng làm việc nhóm…

Một số kinh nghiệm thực tập dành cho sinh viên năm cuối

Xác định rõ môi trường thực tập

Trước khi tìm chỗ thực tập, bạn nên vạch ra định hướng cụ thể và rõ ràng. Nên cân nhắc chọn nơi thực tập phù hợp với công việc mà bạn muốn gắn bó trong tương lai. Điều này rất cần thiết bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ của bạn sau khi ra trường. Chẳng hạn, bạn đang theo học ngành Marketing và mong muốn sau này trở thành một nhân Marketing thì nên chọn thực tập trong lĩnh vực Marketing. Sự tiếp xúc với công việc ở ngoài thực tế sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc mà sau này.
Môi trường thực tập cho sinh viên năm cuối

Học hỏi từ những điều nhỏ nhặt nhất

Dù công việc nhỏ nhất bạn cũng cần phải để ý, học hỏi. Chẳng hạn, như việc như phô tô, scan nếu bạn không làm được thì không thể làm mọi người đủ tin tưởng để giao cho bạn các công việc lớn hơn. Đây là bước đi đầu và bạn không thể nào đốt cháy giai đoạn được. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào thái độ, cách thức xử lý công việc hàng ngày để đánh giá bạn.
Hơn nữa, sẽ chẳng có ai cầm tay chỉ việc cho bạn nên đòi hỏi bạn phải thật để ý từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Chủ động quan sát và học hỏi

Đi thực tập bạn sẽ thấy mọi thứ khác rất nhiều so với những kiến thức học ở trường. Những đồng nghiệp của bạn có thể sẽ muốn giúp đỡ bạn, nhưng họ không có nhiều thời gian nên không thể chỉ bày bạn tất cả. Vậy nên bạn phải chủ động hoàn toàn.
Chủ động trong việc tìm hiểu thực trang hiện tại công ty, về công việc mà bạn đang làm…Ngoài ra, quan trọng hơn là bạn phải chủ động quan sát, ghi chép lại những mẹo vặt học được. Quan sát những đồng nghiệp của bạn giao tiếp với nhau như thế nào? Họ ứng xử với cấp trên và cấp dưới ra sao? Đâu là mục tiêu của họ? Từ đó học văn hóa giao tiếp với khách hàng thông qua họ. Từ đó tự áp dụng và cải thiện bản thân mình trở nên hoàn hảo nhất.

Thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp

Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn ngay từ những việc làm nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn chuyên nghiệp từ cách đi đứng, ăn mặc, tác phong làm việc, chấp hành các nội quy của công ty… Đó là một trong những cách giúp bạn ăn điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên. Và điều quan trọng là phải luôn đúng giờ. Mặc dù, Sinh viên thực tập không nhất thiết phải làm theo giờ hành chính. Phải để cho mọi người trong nơi bạn đang thực tập thấy được sự nghiêm túc của bạn. Điều này cũng là một tiêu chi để cấp trên đánh giá cao hơn những người khác
Tóm lại, năm cuối là giai đoạn nước rút để bạn trang bị hành trang tốt cho sự nghiệp sau này. Với một số tip bỏ túi dành cho Sinh viên năm cuối được chia sẻ bên trên, hy vọng bạn đã giải đáp được băn khoăn sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Việc làm Hà Nội để có thêm những thông tin bổ ích khác bạn nhé!
 
Nguồn: HANOIJOB.VN

Liên kết website