Sáng ngày 13/03/2025, Hội đồng tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học giảng viên cấp trường đã tiến hành làm việc để thống nhất đưa ra quyết định tuyển chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp lớp học đảo ngược và các giải pháp triển khai tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội”. Đề tài được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu là một số giảng viên khoa Kinh tế, khoa Công nghệ Dệt May do TS. Nguyễn Thị Thu Hường làm chủ nhiệm
Hội đồng tuyển chọn cấp trường đề tài nghiên cứu khoa học do T.S Nguyễn Văn Đức – Phó hiệu trưởng làm chủ tịch.
Sau phần thông báo chương trình làm việc của Chủ tịch hội đồng, TS. Nguyễn Thị Thu Hường thay mặt nhóm nghiên cứu đã trình bày tóm tắt bản thuyết minh đề tài. TS Nguyễn Thị Thu Hường đã tập trung làm nổi bật sự cần thiết của đề tài nghiên cứu trong bối cảnh tại trường ĐH CN Dệt May trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đề tài nghiên cứu đã xây dựng kế hoạch chi tiết nội dung các công việc cần thực hiện để đưa phương pháp lớp học đảo ngược vận dụng vào trong hoạt động dạy và học tại Trường.
.png)
Ảnh 1. Hội đồng cấp trường tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học giảng viên
Sau khi nghe TS Nguyễn Thị Thu Hường trình bày tóm tắt bản thuyết minh, các thành viên trong hội đồng tuyển chọn đã có những nhận xét, góp ý và trao đổi để làm rõ một số nội dung nhóm nghiên cứu dự định thực hiện, giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện bàn thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học.
.png)
Ảnh 2. TS. Nguyễn Thị Thu Hường – chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt thuyết minh báo cáo khoa học
Hội đồng tuyển chọn có sự thống nhất cao với quyết định tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm và đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo để hoàn thành đề tài theo đúng tiến độ dự kiến.
Phương pháp lớp học đảo ngược là một phương pháp dạy và học hiện đại đã được nhiều trường đại học trên thế giới vận dụng, điển hình là Phần Lan. Đề tài của nhóm có sự kế thừa kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm triển khai từ các công trình nghiên cứu tại các trường đại học lớn trên thế giới. Khi vận dụng vào Việt Nam, đặc biệt với những khác biệt về văn hoá, cơ sở hạ tầng, thói quen dạy và học truyền thống ở Việt Nam nói chung và Trường ĐH CN Dệt May nói riêng chắc chắn còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, với sự nghiên cứu nghiêm túc và lộ trình thực hiện rõ ràng mà nhóm nghiên cứu đã xây dựng, chắc chắn đề tài nghiên cứu này sẽ đem đến một phương pháp dạy và học hiệu quả cho thầy và trò tại Trường ĐH CN Dệt May Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tâm - Khoa Kinh tế