Trang chủ

CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ THAM GIA TẬP HUẤN “KỸ NĂNG TÌM KIẾM NGUỒN TÀI LIỆU VÀ TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO”

Ngày đăng: 03:37 - 13/04/2023 Lượt xem: 361
Ngày 10/4/2023, Cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế đã tham gia tập huấn kỹ năng tìm kiếm nguồn tài liệu và tổng hợp tài liệu tham khảo do đơn vị Cytast tổ chức qua  ứng dụng Webex.
 
Hình 1. Toàn cảnh buổi tập huấn
TS. Trần Diệu Linh – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ - Viện Công nghệ Hoá học – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ nội dung liên quan đến việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo. Đây là nội dung cần thiết, bước đầu phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Tham gia buổi tập huấn, có các đ.c CBGV khoa Kinh tế.
 
Hình 2. TS. Trần Diệu Linh chia sẻ
Buổi tập huấn gồm các nội dung chính sau:
- Tài liệu tham khảo (TLTK) và mục đích của việc thu thập và nghiên cứu TLTK
- Các bước tìm kiếm TLTK gồm: Xác định thông tin cần tìm kiếm; Xác định nguồn thu thập tài liệu; Tiến hành tìm kiếm; Đánh giá tài liệu tìm được; Tổng hợp thông tin.
- Nguồn thu thập tài liệu: Sách giáo khoa, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo, các bài báo  trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học…
- Một số trang sử dụng để tìm kiếm tài liệu  như: https://scholar.google.com; https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov; https://www.researchgate.net;
- Một số phương thức tìm kiếm tài liệu:
+ Tìm chính xác cụm từ: cú pháp “A”
+ Sử dụng OR: Cú pháp A or B or C
+ Sử dụng hàm define: Cú pháp define A
+ Tìm trên 1 website nhất định: Cú pháp site:<tên website> [space]<từ khoá>
+ Định dạng file với filetype: Cú pháp filetype: <định dạng><từ khoá>
- Các chỉ số đánh giá độ uy tín của tạp chí: Chỉ số IF (Impact factor - chỉ số ảnh hưởng, được WoS sử dụng) và CiteScore (điểm trích dẫn) được Scopus sử dụng;
- Phân loại tạp chí Q1, Q2, Q3, Q4
+ Q1 : các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc top 25%
+ Q2: các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc nhóm 25 – 50%
+ Q3: các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc nhóm 50 – 75%
+ Q4: các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc nhóm 75 – 100%.
Các tạp chí khoa học danh tiếng trong một ngành/lĩnh vực chiếm hầu hết hạng Q1.
- Kết cấu bài báo khoa học thường kết cấu gồm 7 phần: tiêu đề bài báo; tóm tắt; đặt vấn đề; phương pháp nghiên cứu; kết quả và thảo luận; kết luận; tài liệu tham khảo.
 
 


Hình 3. Một số hình ảnh tập huấn
Sau khi kết thúc nội dung tập huấn, TS. Trần Diệu Linh lắng nghe ý kiến, giải đáp những vướng mắc của mọi người tham gia buổi tập huấn.
 
 
                                                                      Trần Thị Ngát – Khoa Kinh tế

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 108 Tổng truy cập: 31.863.088