Trang chủ

Giảng viên khoa kinh tế tham gia khóa tập huấn "Đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho nữ giảng viên đại học

Ngày đăng: 08:35 - 05/01/2018 Lượt xem: 1.117
 
Tiếp nối thành công của chương trình đào tạo dành cho nữ giảng viên đại học về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh, sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE) phối hợp với BK-Holdings tổ chức khóa đào tạo về “Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo dành cho nữ giảng viên các trường đại học tại Hà Nội” vào các ngày 29, 30/12/2017. Chương trình đào tạo được tài trợ bởi Đại sứ quán Mỹ nhằm tập trung xây dựng năng lực cho giảng viên nữ nguồn của các trường Đại học, Cao đẳng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Các giảng viên khoa Kinh tế tham gia khóa đào tạo này gồm có: cô Lê Thị Kim Tuyết, cô Nguyễn Thị Ngân Hà, cô Đinh Thị Thủy, cô Dương Thị Tân.

Ngày 29/12/2017, Diễn giả Tiến sỹ Nguyễn Trung Dũng (CEO, BK Holdings) đã trao đổi và tập huấn cho các nữ giảng viên tham dự khóa tập huấn với các chủ đề: (1)Từ đổi mới sáng tạo đến Start-up: câu chuyện thành công truyền cảm hứng; (2) Xây dụng tinh thần doanh nhân.

Trong ngày tập huấn đầu tiên, các giảng viên nữ được giao lưu, gặp gỡ với các diễn giả, các CEO thành công trong khởi nghiệp. Từ đó, tạo cơ hội kết nối các nữ giảng viên với cộng đồng doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
 
Qua buổi tập huấn, các giảng viên nữ được cập nhật kiến thức và được truyền cảm hứng về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh từ đó hỗ trợ hoạt động giảng dạy, gắn các kết quả nghiên cứu, giảng dạy với thực tế trường.

Ngày 30/12/2017, Diễn giả Tiến sỹ Nguyễn Tiến Trung (Chủ tịch Hội đồng quản trị KanKyo Việt Nam) đã tập huấn các chủ đề: (1) công cụ biến đổi ý tưởng sáng tạo thành dự án kinh doanh tốt; (2) phát triển và đánh giá ý tưởng, thử nghiệm thị trường và phát triển sản phẩm; (3) phát triển kinh doanh: nhu cầu, hỗ trợ và dịch vụ. Với chủ đề: “Công cụ giúp ý tưởng đổi mới sáng tạo thành dự án kinh doanh tốt”, diễn giả đã cung cấp cho các giảng viên nữ về các bước trong tư duy thiết kế với 5 bước cơ bản:
            Bước 1. Nghiên cứu thấu cảm, để đồng cảm với khách hàng.
            Bước 2.  Xác định vấn đề, nguyên nhân cốt lõi
            Bước 3. Lên ý tưởng giải quyết vấn đề
            Bước 4. Xây dựng nguyên mẫu
            Bước 5. Thử nghiệm
Song song với việc được cung cấp kiến thức, các nhóm giảng viên nữ được thực hành một số bước cơ bản trong tư duy thiết kế. Giảng viên đã yêu cầu các nhóm lựa chọn 1 sản phẩm túi xách bất kỳ của một giảng viên và phải chỉ ra được những đặc tính của sản phẩm, ưu điểm và hạn chế khi sử dụng sản phẩm.

                                                Nhóm Mối chúa giới thiệu sản phẩm nghiên cứu
Từ những hạn chế của sản phẩm được người dùng cảm nhận, nhà thiết kế sẽ đưa ra một số những cải tiến cho sản phẩm. Các giảng viên nữ đã rất sáng tạo trong tư duy thiết kế, đưa ra các cải tiến cho sản phẩm và mô phỏng lại sản phẩm, thuyết trình trước lớp các ý tưởng độc đáo với sản phẩm riêng có của nhóm mình.
Nhóm Unique: Dùng giấy màu, băng dính, dây  nơ để cải tiến sản phẩm túi da NineWest.


Sản phẩm túi xách LV sau cải tiến tính năng, công dụng.
Chiều ngày 30/12/2017, giảng viên Nguyễn Tiến Trung đã cung cấp thêm cho các học viên về mô hình kinh doanh Canvas với 9 thành tố. Với mô hình này, các Startup sẽ trình bày ý tưởng kinh doanh của mình một cách trực quan, logic, khoa học, dễ hiểu. Các nhóm giảng viên nữ trong buổi tập huấn đã sử dụng mô hình Canvas để cụ thể hóa ý tưởng kinh doanh với chủ đề SMART CITY mà giảng viên giao cho. Đã có rất nhiều ý tưởng kinh doanh hay, độc đáo, khác lạ được các nhóm trình bày và được giảng viên đánh giá cao. Các sinh viên có thể sử dụng mô hình này để tóm tắt ý tưởng kinh doanh của mình một cách dễ hiểu, logic và đầy đủ nhất.
Nhóm WeIn trình bày mô hình Canvas cho ý tưởng thành lập App We Care.
Khóa tập huấn đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp, sự đoàn kết và kết nối giữa các học viên, giữa học viên với các doanh nghiệp trong khởi nghiệp.
                                                                                                            Tác giả Đinh Thị Thủy
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 248 Tổng truy cập: 31.861.336