Trang chủ

KỸ NĂNG SINH VIÊN CẦN CÓ THỜI 4.0

Ngày đăng: 02:42 - 15/10/2024 Lượt xem: 35

Ngày 13/10/ 2024 giảng viên Khoa Kinh tế tham gia buổi chia sẻ về những kỹ năng Sinh viên cần phải có trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ 4 đang ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam của ThS Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên nền tảng Zoom.

 Hình 1. Toàn cảnh buổi hội thảo

Trong buổi chia sẻ Ông Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho biết:

1. Những kỹ năng lao động Việt Nam cần chú ý

- Công nghệ: Công nghệ xuất hiện dẫn tới “reskill”: Thay đổi kỹ năng hiện tại, dụ giao tiếp trên “smartphone”, “upskill”: Nâng cao mức độ sử dụng kỹ năng ví dụ kỹ năng giải quyết vấn đề sử dụng dữ liệu lớn và “newskill”: Những kỹ năng mới, ví dụ quản trị thông tin, phòng chống tin giả. Thứ hai các công nghệ mới, dụ Dữ liệu Lớn sẽ đòi hỏi người lao động bổ sung các kỹ năng liên quan, dụ kỹ năng xử dữ liệu.

- Thay đổi bản chất kinh doanh: Ví dụ, trong một doanh nghiệp áp dụng tự động hóa, các nhân viên còn lại sẽ phải tập trung vào các kỹ năng phối hợp, giao tiếp, xử lý vấn đề cho hệ thống tự động chạy ổn định với hiệu suất cao nhất.

- Mối quan hệ lao động hoặc mô hình kinh doanh thay đổi: Các công ty ngày nay dần chuyển sang mô hình làm việc từ xa hay các bạn trẻ ưa thích công việc “freelancer” - chuyên viên tự do. Các mối quan hệ lao động thay đổi đòi hỏi các kỹ năng, ví dụ phối hợp làm việc, chịu trách nhiệm cao hơn so với các thế hệ trước. Các thay đổi này cần phải được phản ánh và truyền thông mạnh mẽ trong cộng đồng sinh viên giảng viên đại học, nhằm giúp cho các sinh viên chuẩn bị càng sớm càng tốt những thay đổi về kỹ năng.

2. Những kỹ năng sinh viên cần phải thành thạo

Theo Ông Vũ Tuấn Anh, các kỹ năng được chia làm các nhóm như sau:

-  Nhóm quan trọng nền tảng nhất chính kỹ năng tư duy và lập luận, ví dụ tư duy chính yếu, tư duy phát triển,  tư duy hệ thống duy lôgíc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta sử dụng từ “tâm thế” cùng một ý nghĩa với các kỹ năng này. Nhóm kỹ năng, hay tâm thế này chính “hệ điều hành” của mỗi nhân.

- Nhóm kỹ năng thứ hai các kỹ năng nền tảng giúp cho các nhân thể hoạt động trong các ngành nghề khác nhau, ví dụ kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp, trí thông minh cảm xúc ...

- Nhóm kỹ năng thứ ba liên quan trực tiếp tới năng suất lao động của nhân viên, dụ kỹ năng đổi mới sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định, xử lý tình huống, kỹ năng thương thảo, kỹ năng dịch vụ khách hàng, làm việc hiệu quả.

- Nhóm kỹ năng cuối cùng là các kỹ năng liên quan tới các công nghệ như đã nói trên, dụ quản lý thông tin, làm việc với dữ liệu, sử dụng các công nghệ gia tăng năng suất hiệu suất. Trong bốn nhóm kỹ năng này, theo ThS Vũ Tuấn Anh tại bậc đại học, các bạn sinh viên cần tập trung giải quyết dứt điểm và thành thạo nhóm số 1 và số 2. Nhóm kỹ năng số 1 thường bị bỏ qua khi cả sinh viên giảng viên tập trung cho nhóm 2 và nhóm 3 vì yêu cầu của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi sinh viên yếu tư duy thì sẽ rất khó phát triển các kỹ năng thiết yếu và liên quan tới năng suất. Nhóm kỹ năng số 3 và 4 có thể đợi tới lúc các bạn sinh viên tiếp cận doanh nghiệp, nếu như nhà trường chưa có nguồn lực triển khai.

3. Trường đại học nên đào tạo kỹ năng mềm như thế nào?

Để một kỹ năng thành thục áp dụng trong thực tế, kỹ năng đó sinh viên phải rèn qua 4 giai đoạn: Học - Hiểu - Hành Hoàn thiện. Đặc biệt, kỹ năng liên quan tới thực thi, do vậy sinh viên cần phải Hành nhiều mới tiến tới Hoàn thiện. Đứng từ góc nhìn đó, đào tạo kỹ năng tại bậc đại học không hiệu quả do trường đại học cố gắng dạy nốt hai chữ “H” cuối cùng là Hành Hoàn thiện cho sinh viên. Việc này rất khó khăn, trường đại học thiếu đi môi trường làm việc để cho sinh viên Hành Hoàn thiện. Các thầy nên tập trung đào tạo kỹ hai chữ H đầu: Học và Hiểu tất cả các kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Dựa trên nền tảng này, các doanh nghiệp sẽ hoàn thiện nốt hai chữ “H” cuối cùng.

Điểm thiếu sót thứ hai, đó các trường đại học đã cố gắng tách việc học kỹ năng khỏi các chương trình và hoạt động tại bậc đại học. Điều này rất sai lầm, vì bản chất của học đại học chính rèn luyện các kỹ năng thông qua các chương trình học tập. Một sinh viên cần phải kỹ năng lập kế hoạch cho chương trình học tập, có kỹ năng quản trị thời gian, có kỹ năng lắng nghệ ghi chép và ôn tập, có kỹ năng phản biện thông qua đặt câu hỏi tìm hiểu sâu trong lớp học..

Cuối cùng, kỹ năng nghề nghiệp với các bạn sinh viên là cuộc chạy marathon đường dài, suốt cả cuộc đời. Thời gian đại học chính giai đoạn đầu tiên của cuộc chạy marathon. Bạn sinh viên nào chạy mở đầu tốt, tạo tiền đề cho những đợt nước rút về sau, sẽ nhiều hội chiến thắng trong cuộc đua marathon kỹ năng nghề nghiệp. Và nếu có sai lầm trong giai đoạn mở đầu thì các bạn cũng còn nhiều thời gian để sửa sai. hội thành công là công bằng, rõ ràng và hoàn toàn phụ thuộc vào chính nỗ lực của các bạn. Tôi có một niềm tin, con người luôn luôn chiến thắng robot, vì con người sản sinh ra robot.

  Hình 2. ThS. Vũ Tuấn Anh - Chuyên gia khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Cảm ơn buổi chia sẻ rất thú vị của ThS Vũ Tuấn Anh !

Tác giả Trần Thị Ngát – Khoa Kinh tế


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 290 Tổng truy cập: 30.265.803