Khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý sản xuất ngành may tại Công ty cổ phần- Tổng Công ty May Bắc Giang LGG

Ngày đăng: 10:21 - 08/10/2018 Lượt xem: 1.694
Ngày 05/10/2018, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý sản xuất ngành may tại Công ty cổ phần- Tổng Công ty May Bắc Giang LGG trên địa bàn thôn Bằng, xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Công ty cổ phần - Tổng công ty may Bắc Giang LGG tiền thân là Xí nghiệp may Lạng Giang chi nhánh của Tổng công ty may Bắc Giang thành lập từ năm 1972 – đơn vị hàng đầu về sản xuất áo jacket tại Việt Nam. Mặc dù chính thức là đơn vị độc lập từ tháng 6/2018, nhưng Công ty cổ phần - Tổng công ty may Bắc Giang LGG đã có sự tăng trưởng tốt: tuyển dụng bổ sung 600 lao động, nâng tổng số lao động hiện tại lên 4200 người, thu nhập bình quân dao động từ 6.3-7 triệu đồng đối với công nhân, từ 7-7.5 triệu đồng đối với cán bộ kỹ thuật; khách hàng chủ yếu của Tổng Công ty là Nhật Bản (chiếm khoảng 50-60%).

Hiện tại, nhà máy được thiết kế xây dựng với 69 chuyền may, năng lực sản xuất 10 triệu sản phẩm/năm. Đồng thời, bên trong hệ thống sản xuất được áp dụng theo phương thức LEAN, các chương trình 5S, KAIZEN được duy trì liên tục với mong muốn ngày càng tạo ra được những sản phẩm chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.Cùng với sự phát triển của CMCN 4.0, Tổng công ty đã đầu tư thêm các thiết bị công nghệ hiện đại. Đồng thời, đã không ngừng đổi mới các mặt quản lý, tổ chức sản xuất nhằm đẩy mạnh năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng nhận thức rõ vai trò của nhân tố con người và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ nhân sựnhằm nắm bắt cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế; làm chủ công nghệ, thiết bị số, ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 trong lĩnh vực dệt may. Chính vì vậy, Tổng công ty đã thường xuyên phối hợp với trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội để mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và quản lý cho cán bộ, nhân viên của Tổng Công ty từ những năm 2000.Tiếp tục thực hiện thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bên, tháng 10/2018, Trường tổ chức lớp đào tạo tại đơn vị nhằm bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp tổ sản xuất.

Chương trình đào tạo được xây dựng dành cho đối tượng đang là tổ trưởng, tổ phó, chuyền trưởng và công nhân có tay nghề cao nhưng chưa có kinh nghiệm trong quản lý, nhằm bồi dưỡng và cập nhật các kiến thức mới nhất về quản lý, điều hành tổ sản xuất. Từ đó, các học viên có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý sản xuất tại doanh nghiệp mình, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng.

 

 
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội phát biểu khai giảng

Phát biểu khai giảng lớp học, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã nêu bật vai trò của người cán bộ quản lý dây chuyền (lãnh đạo tổ, chuyền trưởng…) trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu người cán bộ quản lý chuyền có kiến thức, kỹ năng quản lý, biết tạo mối liên hệ gắn kết và tạo động lực làm việc cho người lao động, biết lắng nghe, chia sẻ và xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý… sẽ góp phần tăng năng suất của tổ. Bà cũng nhấn mạnh với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi yêu cầu về năng lực của đội ngũ nhân sự. Đối với công nhân, đó là sự chuyển đổi từ kỹ năng thao tác (sự khéo léo trong thao tác để hoàn thiện các chi tiết sản phẩm) sang kỹ năng tư duy (sự chính xác trong điều khiển máy lập trình, sáng tạo trong thiết kế cữ dưỡng…). Chính vì vậy, yêu cầu quản lý của người lãnh đạo tổ sản xuất cần thay đổi. Người lãnh đạo tổ ngoài các nhiệm vụ truyền thống còn cần thúc đẩy sự sáng tạo của người công nhân, biết ứng dụng các công cụ quản lý hiện đại.

Để khóa học được hiệu quả trong khi vừa học tập vừa tham gia điều hành sản xuất, các học viên và giảng viên cùng nhau trao đổi, xử lý các vướng mắc trong hoạt động sản xuất thực tiễn, nhằm gắn liền các kiến thức cơ bản với các tình huống hàng ngày của người cán bộ quản lý tổ sản xuất.

 
 
 
Ông Lưu Tiến Chung,Tổng giám đốc,Công ty cổ phần- Tổng Công ty May Bắc Giang LGG phát biểu chỉ đạo lớp học
 
Phát biểu chỉ đạo lớp học, ông Lưu Tiến Chung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần – Tổng Công ty may Bắc Giang LGG, trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Nhà trường trong công tác đào tạo nhân lực trong thời gian vừa qua. Ông đã chia sẻ những thành công và quá trình phát triển của Tổng Công ty. Trong năm 2019, số lao động của Tổng Công ty từ 5.500 - 6000 và đầu tư thêm công nghệ, các thiết bị lập trình ứng dụng trong sản xuất. Tổng Công ty dự định đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu ứng dụng các thành quả của CMCN 4.0 trong thời gian tới. Đồng thời, ông cũng giao nhiệm vụ và chúc các học viên hoàn thành khóa học với kết quả tốt nhất.



Chị Hoàng Thị Huyền – đại diện học viên lớp học phát biểu
 
Thay mặt cho 41 học viên lớp học, học viên Hoàng Thị Huyền đã rất xúc động và thể hiện sự biết ơn với Ban lãnh đạoTổng Công ty đã tin tưởng cử anh chị em của Tổng công ty tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thay mặt lớp, học viên Hoàng Thị Huyền hứa sẽ cố gắng hoàn thành công việc, tăng cường việc tự học nhằm học tập thật tốt, cố gắng tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào thực tế công việc của mình cũng như thực tế sản xuất của Tổng Công ty, góp phần nâng cao năng suất lao động và sự phát triển của Tổng Công ty.


 
Cô giáo Trần Thị Ngát chia sẻ cùng lớp học
 
Ngay sau khai giảng, cô giáo Trần Thị Ngát đã chia sẻ cùng lớp học chuyên đề đầu tiên về vai trò, trách nhiệm và bí quyết điều hành của tổ trưởng sản xuất.
 
 
Phùng Thị Hạnh
 

Các bài viết khác

Thư mời Ngày hội việc làm HTU 2024
19/04/2024
2.759 lượt xem
Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.288 lượt xem
Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.288 lượt xem
Khám phá ngành Kế toán
10/04/2024
1.288 lượt xem
HTU CHÀO MỪNG NGÀY 8/3
08/03/2024
0 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
15.423 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
15.423 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
15.423 lượt xem

Liên kết website