Ngành Công nghệ may cơ hội rộng mở cho Gen Z

Ngày đăng: 04:21 - 22/04/2025 Lượt xem: 20
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu liên tục biến đổi và hội nhập sâu rộng, ngành Dệt may Việt Nam không ngừng vươn lên, đổi mới và khẳng định vai trò trụ cột trong phát triển công nghiệp quốc gia. Không còn là ngành “chỉ dành cho gia công”, Dệt may ngày nay đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng xanh – thông minh – sáng tạo, mở ra những cánh cửa nghề nghiệp vô cùng tiềm năng cho thế hệ Gen Z – thế hệ trẻ năng động, giàu khát vọng và bản lĩnh đổi mới.

Dệt may – Hành trình phát triển mạnh mẽ.

Ngành Dệt may Việt Nam là một trong những ngành kinh tế chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ ba cả nước, có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ những xưởng may nhỏ lẻ, Việt Nam đã xây dựng được các doanh nghiệp lớn với quy mô sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong kỷ nguyên số, ngành Dệt may đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ xanh, hướng đến sản xuất tinh gọn, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường. Với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, chính sách mở cửa và các hiệp định thương mại tự do (FTA), ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để nâng tầm vị thế. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công.

Gen Z – Thế hệ làm chủ tương lai ngành Dệt may


Lớn lên trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa, Gen Z không chỉ là thế hệ tiêu dùng thông minh mà còn là lực lượng lao động trẻ đầy sáng tạo, nhanh nhạy và linh hoạt trước mọi thay đổi. Chính những phẩm chất đó khiến Gen Z trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong ngành Dệt may hiện đại – nơi đòi hỏi khả năng tiếp cận công nghệ mới, vận hành các hệ thống sản xuất thông minh, sáng tạo trong thiết kế sản phẩm và xây dựng những thương hiệu thời trang mang dấu ấn cá nhân.

Các bạn trẻ có thể lựa chọn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại và mang tính quốc tế, với công việc ổn định, thu nhập hấp dẫn. Không chỉ vậy, Gen Z còn có cơ hội khởi nghiệp, tự xây dựng thương hiệu riêng, mở cửa hàng thời trang hoặc phát triển doanh nghiệp độc lập – làm chủ từ ý tưởng, thiết kế cho đến sản xuất và kinh doanh.


Ngành Công nghệ may – Cầu nối vững chắc giữa Gen Z và ngành công nghiệp thời trang hiện đại

Trong bức tranh phát triển chung của Dệt may, ngành Công nghệ may là mắt xích quan trọng, đảm nhận vai trò thiết kế quy trình sản xuất, vận hành máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm may mặc.

Tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) – đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, ngành Công nghệ may được đầu tư bài bản và toàn diện. Từ chương trình đào tạo cập nhật theo nhu cầu thực tiễn, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đến đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tất cả đều hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực thực hành và khả năng đáp ứng công việc vượt trội cho sinh viên ngay sau khi ra trường.


- Chương trình đào tạo sát thực tế, đáp ứng yêu cầu của CMCN4.0
 
Chương trình đào tạo được phát triển bởi tập thể giảng viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ doanh nghiệp dệt may, có tham khảo, kế thừa chương trình tiên tiến của một số trường đại học trong nước và các nước trong khu vực như: Pakistan, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia…vv….

 SV  ngành Công nghệ may với phần mềm Thiết kế

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ May với các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành chiếm gần 80% thời lượng; thời gian học thực hành, thực tập chiếm trên 60% thời lượng.  Có 4 hướng chuyên sâu ngành gồm: Thiết kế mẫu công nghiệp, Thiết kế công nghệ, Quản lý chất lương, Quản lý sản xuất. Nội dung các học phần gắn liền với vị trí việc làm, tập trung vào kiến thức và kỹ năng liên quan kỹ thuật, công nghệ và điều hành quản lý trong các doanh nghiệp may.
 
- Đội ngũ giảng dạy có trình độ, giàu thực tế, phương pháp giảng dạy linh hoạt.
 
Tham gia giảng dạy ngành Công nghệ may là các giảng viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ với ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt để gắn bài giảng với thực tế. Các thầy, cô cũng là những chuyên gia hàng đầu, đi đầu trong lĩnh vực dệt may với hàng loạt các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Như TS.  Hoàng Xuân Hiệp với đề tài cấp nhà nước ““Nghiên cứu, đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số””. TS. Nguyễn Thị Hường với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho khâu chuẩn bị sản xuất trong nhà máy may”. Th.s Dương Thị Hoàn với đề tài cấp Bộ công thương “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ dưỡng áp dụng vào may áo jacket”. Th.s Đặng Thị Thúy Hồng với đề tài Nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu thao tác chuẩn của người công nhân trên dây chuyền sản xuất sản phẩm áo jacket”....
 
 SV ngành Công nghệ may báo cáo theo chủ đề chuyên môn

Phương pháp tổ chức đào tạo lấy người học là trung tâm, trong quá trình học sinh viên được phát huy tính tự học, người thầy đóng vai trò định hướng, hướng dẫn, gợi mở. Các hình thức tổ chức dạy học như hoạt động nhóm, bài tập lớn, nghiên cứu theo các chủ đề chuyên môn, làm báo cáo và trình bày trên PowerPoint…vv. Sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy giúp sinh viên không cảm thấy chán nản, bị động và cũng là cách thức để rèn kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình.
 
Môi trường đào tạo doanh nghiệp
 
Học gắn với hành nên sinh viên được đào tạo theo đúng môi trường doanh nghiệp ngay từ trong quá trình học tập. Sinh viên ngành Công nghệ May được thực hành ngay trên các sản phẩm của khách hàng từ thị trường nội địa đến sản phẩm xuất khẩu.


  
SV trải nghiệm cuộc sống nghề nghiệp tại Trung tâm sản xuất dịch vụ của  Trường

Tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ngay từ năm thứ hai, sinh viên ngành Công nghệ may được thực tập, làm thêm trải nghiệm đời sống nghề nghiệp tai Trung tâm sản xuất dịch vụ thuộc Trường với gần 500 lao động. Trung tâm được đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại như dây chuyền sản xuất veston thời trang được chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc, thiết bị tự động và lập trình.... Đây là điểm khác biệt so với các trường cùng đào tạo khối ngành dệt may, là môi trường chuẩn mực giúp sinh viên ngành Công nghệ may thực tập kỹ năng của người cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, là điều kiện để giúp các em đáp ứng được ngay nhu cầu của doanh nghiệp sau tốt nghiệp mà không phải đào tạo lại.

 Sinh viên Công nghệ may thực tập tại Tổng công ty may 10

Ngoài ra, để giúp sinh viên có thêm cơ hội nghiên cứu và học hỏi biết thêm nhiều các mô hình sản xuất khác nhau, nhà trường đã liên kết với nhiều doanh nghiệp cho để các em tham gia thực tập sản xuất, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thực tế.
 

 SV Công nghệ may thực hiện cân bằng chuyền tại phòng đa phương tiện

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là đơn đi đầu trong việc đưa các phòng học đa phương tiện, phòng học thông minh vào giảng dạy. Tại các phòng này, các máy may có máy tính bảng, màn hình ti vi được kết nối Internet. SV được thực hành, triển khai mô hình Lean trong nhà máy với sự hỗ trợ của công nghệ điện toán đám mây; thực hiện cân bằng chuyền và kiểm soát chất lượng từ xa, kiểm soát nhịp dây chuyền sản xuất theo thời gian thực...
 
Sinh viên đứng đầu về năng lực đáp ứng công việc


 

Mỗi năm có từ 94-98% sinh viên ngành Công nghệ may HTU tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo, trong đó trên 90% làm ở vị trí quản lý và kỹ thuật. Ngành Công nghệ may trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là một trong những trường đại học trong cả nước sinh viên có tỷ lệ có việc làm cao. Đặc biệt, những chuyên gia “săn đầu người” của các doanh nghiệp dệt may lớn trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng đào tạo sát thực tế và khả năng “làm việc ngay” của sinh viên ngành Công nghệ may với những ưu điểm nổi bật: kinh nghiệm thực tế vững vàng, tinh thần chủ động học hỏi và khả năng thích ứng tốt. Trong các đợt tuyển dụng của doanh nghiệp, sinh viên HTU được trọng dụng hơn so với sinh viên các trường khác. Thay vì phải đi tìm việc như sinh viên các trường khác, sinh viên HTU được doanh nghiệp đến tận nơi tuyển dụng, được quyền lựa chọn doanh nghiệp, lựa chọn vị trí việc làm mà mình thích.

 
Cơ hội thuộc về những người trẻ sẵn sàng

Ngành Dệt may đã khẳng định vị thế, đang trên đà chuyển đổi mạnh mẽ và sẽ tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong nhiều năm tới. Gen Z – thế hệ của sự sáng tạo, linh hoạt và trách nhiệm – chính là chìa khóa để ngành Dệt may Việt Nam bứt phá trong tương lai.

Nếu bạn là người yêu thích kỹ thuật, đam mê thời trang, muốn làm việc trong một ngành năng động và giàu tiềm năng – ngành Công nghệ may tại HTU chính là cánh cửa giúp bạn bước vào thế giới nghề nghiệp đầy triển vọng.



 

Phương thức 1. Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
- Phương thức 2. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT : Xét điểm học bạ năm lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.
- Phương thức 3. Tuyển thẳng theo phương án riêng
+ Tuyển thẳng học sinh có kết quả học tập năm lớp 12 đạt loại Giỏi trở lên.
+ Tuyển thẳng học sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEIC hoặc TOEFL đạt 550 trở lên hoặc IELTS từ 5,5 trở lên và tương đương.

 

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

  Phòng Tuyển sinh và Truyền thông

Các bài viết khác

Khám phá ngành Kế toán
16/04/2025
1.794 lượt xem
Học bổng HTU, cùng bạn vươn xa
15/04/2025
56 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2025
08/03/2025
3.519 lượt xem
Gặp mặt Xuân Ất Tỵ 2025
03/02/2025
207 lượt xem
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN
13/12/2024
447 lượt xem
Thông báo tuyển sinh bổ sung năm 2024
18/08/2024
4.200 lượt xem
Kế toán tiền lương
25/07/2024
416 lượt xem

Liên kết website