Trang chủ

CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ THAM GIA TẬP HUẤN “PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHUẨN ĐẦU RA THEO YÊU CẦU CỦA THÔNG TƯ 17/2021/TT-BGDDT NGÀY 22/6/2021 CỦA BỘ GD&ĐT”

Ngày đăng: 11:00 - 21/04/2023 Lượt xem: 200
Ngày 18/4/2023, Cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế đã tham gia tập huấn “Phương pháp đánh giá CĐR theo yêu cầu của thông tư 17/2021/TT-BGĐT ngày 22/6/2021 của Bộ GD&ĐT” do Educare VN tổ chức trực tuyến qua Zoom.
  
Hình 1. Diễn giả TS. Nguyễn Văn Hùng
 
Nội dung tập huấn gồm:
  1. Một số nội dung về CĐR trong TT 17/2021/TT-BGDĐT
2. Tình hình các trường thực hiện TT17/2021/TT-BGDĐT
3. Chia sẻ và trao đổi
Trong đó, một số nội dung được đặc biệt quan tâm:
* Theo thông tư 17 quy định:
- Các cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định tại Thông tư 17 đối với các khoá tuyển sinh sau ngày 01/01/2022 (Điều 22)
- Hằng năm cơ sở đào tạo báo cáo Bộ GD&ĐT“ Tác động đánh giá CĐR của các CTĐT đến cải tiến chất lượng các CTĐT” (Điều 21)
- Công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của CSGD về “ Kết quả đánh giá CĐR của CTĐT, những cải tiến CTĐT đã thực hiện trong vòng 5 năm liền trước” (Điều 21)
- Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên CĐR, làm rõ mức độ đạt được…quy định trong CĐR (Điều 21)
- CĐ của CTĐT: Phải đo lường, đánh giá theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế , thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học (Điều 5)
- Việc đánh giá chất lượng CTĐT: Phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được CĐR của CTĐT đối với mỗi khoá học. Mỗi CĐR phải được đánh giá tối thiểu làm 2 lần trong chu kỳ đánh giá CTĐT (tối đa là 05 năm). Việc đánh giá chất lượng CTĐT trước khi khoá đầu tiên tốt nghiệp theo quy định mở ngành đào tạo (Điều 19)
  
Hình 2. Đánh giá mức độ đạt được CĐR CTĐT
 
* Đánh giá CĐR học phần
- Phương pháp đánh giá:
+ Thông qua đánh giá trực tiếp: Bài kiêm tra, bài tập, SV đánh giá lẫn nhau, dự án, thuyêtr trình…
+ Thông qua đánh giá gián tiếp: Khảo sát sinh viên; khảo sát cựu sinh viên; khảo sát doanh nghiệp; khảo sát giáo viên
- Đề cương chi tiết học phần:
Trong đề cương chi tiết học phần thể hiện cụ thể CLO sử dụng đánh giá chuyên cần, giữa kỳ, cuối kỳ. Một CĐR HP có thể được đánh giá 1 lần hoặc nhiều lần
- Các bước thực hiện:
            + Bước 1. Xác định  ma trận giữa đề thi/kiểm tra và CĐR học phần, trong đó xác định điểm tối đa của từng câu trong đề thi đối với mỗi CĐR học phần.
+ Bước 2. Ra đề, tổ chức và chấm thi
+ Bước 3. Thu thập dữ liệu đo lường, đánh giá CĐR học phần, điểm của từng người học dự thi
+ Bước 4. Tổng hợp và phân tích kết quả thi của SV, lớp
+ Bước 5. Phân tích và đánh giá mức độ đạt các CĐR và đối sánh với mục tiêu đề ra

+ Bước 6. Báo cáo tổng kết của giảng viên về mức độ đạt được của CĐR học phần và CĐR của CTĐT, đề xuất cải tiến

Hình 3. Ví dụ về bước 4 “Tổng hợp và phân tích kết quả thi của SV, lớp”

Sau khi trao đổi, chia sẻ, TS. Nguyễn Văn Hùng đưa ra một số khuyến nghị cho các trường:
- Xây dựng quy trình, hướng dẫn chi tiết đánh giá CĐR
- Tinh gọn số lượng và cải tiến hướng tới chuẩn hoá CĐR (CTĐT, HP)
- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với nội hàm CĐR
- Xây dựng bộ ngân hàng Rubrics cho các kỹ năng
- Xây dựng bộ công cụ phần mềm tổng hợp, phân tích dữ liệu đánh giá mức độ đạt CĐR, cải tiến chất lượng CTĐT.
 
                                                                       Trần Thị Ngát – Khoa Kinh tế

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 32 Tổng truy cập: 18.730.403