Trang chủ

ĐỪNG ĐỂ THẤT NGHIỆP NGAY TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC

Ngày đăng: 10:00 - 21/10/2024 Lượt xem: 62

Ngày 18/10/2024 giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh tham dự buổi toạ đàm về “Chuyển đổi nhân lực 4.0” với sự tham gia chia sẻ của ThS. Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo.

Trong buổi hội thảo  một câu hỏi được đặt ra: “Sinh viên và giảng viên trong các trường Đại học có nhận thức được về sự thay đổi nguy hiểm từ công nghệ hay không” là một dấu hỏi (?).

Hình 1. Sự tác động của công nghệ đến nghề nghiệp trong tương lai

 Tất cả các ngành nghề truyền thống đang chuyển đổi nhanh chóng cũng như các ngành nghề mới. Toàn bộ hệ thống giáo dục và đại học được thiết kế để đào tạo nhân lực cho những ngành nghề hiện tại với các kỹ năng kiến thức, thái độ được xác lập sẵn. Câu  hỏi đặt ra là những nghề nghiệp đó trong tương lại sẽ ra sao thì ngay cả nhiều lãnh đạo và giảng viên chưa nhận thức rõ. Hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và đại học nói riêng hiện tại lại càng không thể  dạy cho sinh viên những nghề nghiệp của tương lại mà hiện tại chưa hình thành. Nghề nghiệp trong tương lai có một sự thay đổi về bản chất, đó là sẽ có ít cơ hội cho những người đi sau.

Trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, chúng ta kỳ vọng có những cá nhân đi trước thành thạo  nghề và truyền dạy cho người đi sau. Nghề nghiệp tương lai sẽ không như vậy, khi những cá nhân đi trước sẽ thành công và sở hữu những thuận lợi lớn hơn so với những người học tập và đi sau.

Đứng trước bối cảnh hàng triệu sinh viên đẫ và đang học đại học để  học nghề thầy cô đang dạy nhưng sẽ lại hậu tỏng 10-15 năm nữa. Một câu hỏi đặt ra là các bạn sinh viên sẽ phải làm gì để chuẩn bị cho tương lại nghề nghiệp của chính mình? Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn lao về nghề nghiệp mà những triết lý, công cụ, phương pháp hiện tại không còn phù hợp để giúp ích cho tương lai nghề nghiệp.

 

Hình 2. ThS. Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo

Theo ThS. Vũ Tuấn Anh – Chuyên gia khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo thì triết lý nghề nghiệp tương lại dựa trên những trụ cột như sau:

(1). Tích cực: Năng lực nghề nghiệp của một cá nhân sẽ là năng lực của bản thân cộng với năng lực của công nghệ và máy móc.

(2). Giá trị: Công nghệ có thể thay đổi nhưng nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất xác định nghề nghiệp trong tương lai, cán bạn trẻ có thể quan sát sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, xã hội để xác định nghề nghiệp của mình sẽ thay đổi ra sao.

(3). Đổi mới sáng tạo: Các bạn trẻ cần áp dụng các nguyên tắc và nguyên lý đổi mới sáng tạo để kiến tạo giá trị trong mọi hoàn cảnh.

(4). Tâm thế khởi nghiệp: Để thành công trong nghề nghiệp, các bạn trẻ cần tư duy như những nhà khởi nghiệp vượt qua thách thức nguồn lực giới hạn của bản thân.

(5). Phối hợp và hợp tác: Thế giới ngày càng bất định và bất minh, các bạn trẻ cần luôn luôn thấu hiểu triết lý hợp tác để vượt trội thành công.

(6). Học tập các kỹ năng: Các bạn trẻ sẽ phải có các chương trình trang bị kỹ năng mới, nâng cấp kỹ năng hiện có và chuyển đổi các kỹ năng  hiện có để đáp ứng nhu cầu của thời đại).
Trong một thế giới nghề nghiệp bất ổn, bất định trong tương lai, các bạn trẻ trong mọi ngành nghề cần phải luôn luôn dấn thân, thay đổi chuyển hoá liên tục với những biến chuyển bên ngoài của thời đại.

                                                                                                           Tác giả

Trần Thị Ngát – Khoa Kinh tế


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 265 Tổng truy cập: 30.908.651