Trang chủ

Giảng Viên Khoa Kinh Tế Tham Dự Diễn Đàn Quốc Tế Franconomics-2020 Từ Khởi Nghiệp Tới Khởi Nghiệp Thông Minh De Start -Up À Smart-Up

Ngày đăng: 11:22 - 27/10/2020 Lượt xem: 501
 
Ngày 22-23/10/2020, đại diện khoa kinh tế, TS Tạ Văn Cánh và Ths. NCS Trịnh Thùy Giang đã tham dự hội diễn đàn quốc tế FRANCONOMICS-2020 từ khởi nghiệp tới khởi nghiệp thông minh. Diễn đàn quốc tế Franconomics-2020 do Bộ Ngoại giao, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Franconomics-2020 là một diễn đàn thông minh, áp dụng công nghệ số, cho phép kết nối những người tham dự ở mọi châu lục bằng hình thức tham gia trực tiếp hoặc kết nối trực tuyến với 50 điểm kết nối trên thế giới qua 21 không gian ảo. Sự kiện diễn ra với sự tham gia trực tiếp tại Việt Nam của nhiều chính khách, học giả và doanh nhân quốc tế nổi tiếng trong Cộng đồng Pháp ngữ và thế giới.

Hội thảo có năm không gian kết nối được tổ chức, với mỗi không gian kết nối, các diễn giả trong và ngoài nước đã mang tới diễn đàn những bài học kinh nghiệm quý báu và sâu sắc, góp phần mở rộng sự hiểu biết về khởi nghiệp, khởi nghiệp thông minh và khởi nghiệp sáng tạo.

Tại một số không gian như Hợp tác Nam – Nam và Bắc – Nam trong thời đại 40; khởi nghiệp thông minh trong thời đại 4.0; các vấn đề của khởi nghiệp thông minh; khởi nghiệp thông minh trong các lĩnh vực chủ chốt; hợp tác Francophonie và các nền/ khối kinh tế lớn tại châu Á. Hầu hết các diễn giả đều nhấn mạnh tới sự phát triển các mô hình kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới hoặc các dịch vụ cũ theo cách thức mới mang tính cạnh tranh cao. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến, dựa trên khai thác tri thức, nâng cao hiệu quả hoạt động. cốt lõi của công nghệ số là trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, internet vạn vật (IOT). Từ đó tạo ra xu hướng phát triển thông minh của sự phát triển bền vững, quan trọng trong bối cạnh sự biến động kinh tế, xã hội, dịch bệnh hiện nay.

Các diễn giả cũng mang tới hội nghị một số khái niệm mới về đổi mới, sáng tạo, sự khác biệt giữa con người và máy móc được chứng minh qua các case study về mỹ thuật, âm nhạc, văn học, games, toán học… qua các bài học kinh nghiệp có thể thấy tương lai con người là siêu sáng tạo, con người có thể hợp tác với máy móc, con người phải học cách phân biệt mình với máy móc, con người cần kết hợp, khai thác, phát triển tiềm năng thông qua sự hỗ trợ của máy móc. Bên cạnh đó, việc bản quyền của con người cũng được trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến tương đồng về việc tìm khung pháp lý để có sự điều chỉnh phù hợp. Phần mềm là một trong những chìa khóa thu thập thông tin và là một phần cơ bản của di sản nhân loại. Một số các diễn giả cũng mang tới sự thay đổi trong quan niệm, cách khai thác, kế thừa bước chân người khổng lồ.

Diễn đàn diễn ra thành công và kết thúc bởi một số vấn đề còn để mở, hướng tới một diễn đàn với chiều sâu và qui mô rộng hơn của các ban ngành, đoàn thể nhằm tìm ra hướng đi mới cho sở hữu trí tuệ, phát triển du lịch địa phương, phát triển cộng đồng Pháp ngữ, tư duy chuyển đổi số vì sáng tạo là không biên giới. và đặc biệt cần một cơ chế một chiến lược quản lý đồng bộ.

Một số hình ảnh tại diễn đàn.
 




   
Người đưa tin
Trịnh Thùy Giang
Giảng viên khoa Kinh tế
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 56 Tổng truy cập: 18.855.228