Trang chủ

GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ THAM DỰ TỌA ĐÀM “NHU CẦU VIỆC LÀM- KỸ NĂNG TRONG NGÀNH DỆT MAY”

Ngày đăng: 03:49 - 05/12/2024 Lượt xem: 58

Nhằm nâng cao kiến thức cho giảng viên, sinh viên về xu hướng mới cho ngành Dệt May và giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nhu cầu việc làm và kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Sáng ngày 04/12/2024, giảng viên và sinh viên khoa Kinh tế tham dự tọa đàm “ Nhu cầu việc làm- Kỹ năng trong ngành Dệt May” tại Hội trường C5-401.

Ảnh 1- Toàn cảnh buổi toạ đàm

Buổi tọa đàm được tổ chức với sự tham dự của ban lãnh đạo nhà trường, gồm:

1. TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng nhà trường.

2. TS. Nguyễn Văn Đức - Phó hiệu trưởng nhà trường.

3. TS. Nguyễn Thu Phượng - Phó hiệu trưởng nhà trường. 

 
Cùng với đó, còn có sự góp mặt của lãnh đạo các khoa, các phòng ban và hơn 300 bạn sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội.
                                                        

Tham dự chương trình còn có sự đồng hành của các vị đại biểu:

1. Bà Fleur Gribnau – Bí thư thứ nhất – Ban Kinh tế, Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan

2. Bà Akiko Sakamoto – Chuyên gia cao cấp về Kỹ năng và Việc làm, Văn phòng ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương

3. Ông Felix Weidenkaff – Chuyên gia chính sách việc làm và thị trường lao động, Văn phòng ILO tại Việt Nam

4. Bà Nguyễn Ngọc Duyên – Điều phối dự án quốc gia, Văn phòng ILO tại Việt Nam

5. Ông Trương Văn Cẩm – Tổng thư ký và  Phó chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam

6. Bà Tạ Vân Huyền – Chánh Văn Phòng Hiệp Hội Dệt May Việt Nam.

7. Ông Nguyễn Việt Khánh- Phó GĐ Kỹ thuật Tập đoàn PPJ Group- Kiêm Giám đốc Trung tâm Phát Triển Hà Nội

Ảnh 2: Bà Fleur Gribnau – Bí thư thứ nhất – Ban Kinh tế, Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan chia sẻ

Ảnh 3: Ông  Felix Weidenkaff – Chuyên gia chính sách việc làm và thị trường lao động văn phòng ILO tại Việt Nam chia sẻ

Ảnh 4: Nguyễn Việt Khánh- Phó GĐ Kỹ thuật Tập đoàn PPJ Group- Kiêm Giám đốc Trung tâm Phát Triển Hà Nội chia sẻ

Trong buổi tọa đàm, các em sinh viên đã có cơ hội lắng nghe những chia sẻ sâu sắc từ các chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và ông Nguyễn Việt Khánh - Phó Giám đốc Kỹ thuật Tập đoàn PPJ Group, kiêm Giám đốc Trung tâm Phát triển Hà Nội, đại diện doanh nghiệp. Các nội dung được chia sẻ bao gồm:

  • Nhu cầu và xu thế việc làm trong tương lai.

  • Các yêu cầu từ doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng, thái độ, yêu cầu công việc.

  • Thông tin về mức lương, lộ trình thăng tiến nghề nghiệp.

Đồng thời, các chuyên gia cũng định hướng cụ thể về cơ hội việc làm trong ngành may công nghiệp, cách tiếp cận công việc hiệu quả và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho tương lai. Những thông tin này đã giúp các em sinh viên có được cái nhìn thực tế, rõ ràng hơn về thị trường lao động, từ đó định hướng bản thân tốt hơn trong quá trình học tập và phát triển sự nghiệp.

Đối với các giảng viên, buổi tọa đàm mang lại cơ hội quý báu để:


Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên một cách cụ thể, dựa trên các xu thế và nhu cầu của thị trường lao động.

Tư vấn chi tiết về các yêu cầu cần thiết từ phía doanh nghiệp, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, thái độ làm việc và năng lực đáp ứng công việc.

Kết nối thực tế: Tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận, trao đổi trực tiếp về yêu cầu của các vị trí việc làm trong tương lai tại một số doanh nghiệp trong ngành may công nghiệp.

Những hoạt động này không chỉ giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả giảng dạy mà còn hỗ trợ sinh viên định hình rõ ràng hơn con đường sự nghiệp, chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Ảnh 5: Giảng viên khoa Kinh tế chụp ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia

Sau 3 giờ làm việc khẩn trương và nghiêm túc, buổi tọa đàm với chủ đề “Nhu cầu việc làm - Kỹ năng trong ngành Dệt may” đã kết thúc thành công tốt đẹp. Buổi toạ đàm đã giúp giảng viên và sinh viên có thêm động lực để tiếp tục phát triển và gặt hái nhiều thành công trong hành trình đồng hành cùng sự phát triển của ngành Dệt May.

                                                                                     Lý Bích Ngọc- Khoa Kinh tế


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 224 Tổng truy cập: 33.391.400