Trang chủ

GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ THAM GIA DỰ TOẠ ĐÀM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2025

Ngày đăng: 03:45 - 03/01/2025 Lượt xem: 19

Ngày 30/12/2024, giảng viên Khoa Kinh tế  tham dự toạ đàm tuyển sinh đại học năm 2025: Chính sách, thay đổi, phương pháp tiếp cận và các vấn đề gợi mở do kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp tổ chức trực tuyến qua Zoom.

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2025: CHÍNH SÁCH, THAY ĐỔI, PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ GỢI MỞ
👉 Diễn giả
  PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
👉  Điều phối thảo luận
TS. Bùi Vũ Anh, Phó Viện trưởng, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN

Trong những năm gần đây, một số cơ sở giáo dục đại học (CSGD) đã quy định mức điểm cộng đáng kể cho các chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ quốc tế. Điều này đặt ra nghi vấn đối với sự công bằng trong xét tuyển đại học, khiến nhiều thí sinh và phụ huynh lo ngại, nhất là đối tượng ít điều kiện tiếp cận các chứng chỉ này.

Tình trạng thí sinh đạt điểm xét tuyển rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong mối mùa tuyển sinh. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tâm lý của thí sinh và gia đình, mà còn gây tranh cãi về tính hợp lý trong quy trình xét duyệt hồ sơ.

Năm 2025 đánh dấu mốc quan trọng khi học sinh chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu tham gia xét tuyển đại học. Chính sách này dự kiến sẽ mang lại những tác động tích cực đến việc dạy và học tại cấp trung học phổ thông, khiến giáo viên và học sinh tăng cường khả năng đổi mới sáng tạo và phát triển toàn diện.

Vì vậy, tuyển sinh đại học năm 2025 có một số thay đổi sau:

1. Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của Chương trình đào tạo (CTĐT), trong đó phải có môn Toán hoặc Ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm;
2. Tổ hợp môn để xét tuyển cho cùng 1 ngành: số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm;
3. Sử dụng kết quả học tập, cấp Trung học Phổ thông (THPT) để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh;

3. Điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển (PTXT), tổ hợp môn sử dụng để xét tuyền phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung;

4.  Cách thức quy đổi, điểm xét phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thường, điểm khuyến khích);

5. Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề cho các PTXT: Kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức Tốt trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên

6. Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu (thông báo danh sách đừng 20%); bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đồi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung (CSĐT có thể sử dụng các phương thức xét tuyển ở mọi đợt xét tuyển. Xét tuyến sớm và phương thức xét tuyển là thác nhau, xét tuyển sớm được sử dụng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên chưa thể dùng phương thức xét tuyển bằng điểm thì tốt nghiệp THPT.

Toạ đàm "Tuyển sinh đại học năm 2025: Chính sách, thay đổi, phương pháp tiếp cận và các vấn đề gợi mở". Đây là cơ hội tuyệt vời để tôi hiểu rõ hơn về những thay đổi trong chính sách tuyển sinh, cũng như các xu hướng và phương pháp tiếp cận mới trong giáo dục đại học. Chúng ta đang sống trong một thời đại thay đổi nhanh chóng, và hệ thống giáo dục cần phải liên tục điều chỉnh để bắt kịp với sự phát triển này. Việc cải cách tuyển sinh không chỉ giúp tăng cường chất lượng đầu vào mà còn tạo cơ hội để học sinh, sinh viên có thể phát triển toàn diện. Đặc biệt, tôi nhận thấy sự quan tâm đến việc kết nối giữa chương trình đào tạo và nhu cầu thực tiễn của xã hội ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Tôi luôn mong muốn rằng những chính sách và thay đổi trong tuyển sinh không chỉ giúp nâng cao chất lượng đầu vào mà còn góp phần tạo ra một môi trường học tập sáng tạo, khuyến khích sinh viên phát huy tối đa tiềm năng của mình. Hy vọng rằng qua tọa đàm này, chúng ta sẽ có những giải pháp sáng tạo, thực tế, và có thể ứng dụng ngay vào công tác giảng dạy và đào tạo trong thời gian tới.                                                    

Tác giả
Trần Thị Ngát – Khoa Kinh tế


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 245 Tổng truy cập: 32.815.397