Trang chủ

Giảng viên khoa Kinh tế tham gia tập huấn lớp Mentor tại BK- Holdings

Ngày đăng: 08:50 - 02/12/2019 Lượt xem: 852
Ngày 23/11/2019 đại diện khoa kinh tế tham dự khóa học tập huấn cho các huấn luyện viên, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo của một số cơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Khóa tập huấn được tổ chức bởi công ty BK – Holdings ( trường đại học Bách Khoa Hà Nội) phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội được diễn ra trong thời gian từ ngày 23/11/2019 đến 14/12/2019.

Tham dự buổi khai giảng khóa học có đại diện sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, , đại diện BK Holdings -ĐH Bách Khoa và các chuyên  gia đến từ trung tâm Vinalink cùng với các học viên là đại diện các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng.

Ông Nguyễn Trung Dũng tổng giám đốc BK Holdings trình bày kinh nghiệm thúc đẩy ươm tạo khởi nghiệp trong trường đại học  và khai mạc khóa học khởi nghiệp sáng tạo. Theo ông Dũng các trường đại học của nước ta hiện nay chưa tạo được môi trường thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Giảng viên và sinh viên chưa nắm bắt được kiến thức kỹ năng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp còn hạn chế. Chưa có các tổ chức trung gian trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đa số chiến lược các trường đại học đang tập trung cho cấp độ cơ bản đầu tiên là các hoạt động giáo dục đào tạo. Có hai lí do chính được nhận định là trở ngại về tư duy và nguồn lực. Bởi vậy khóa học này nhằm hỗ trợ giúp đỡ các học viên là những huấn luyện viên, cố vấn khởi nghiệp tương lai có cái nhìn tổng quát về tư duy sáng tạo, mô hình vườn ươm, cách kêu gọi quỹ đầu tư.

Trong buổi học đầu tiên, các diễn giả đã trình bày và hướng dẫn cách thấu hiểu khách hàng và thiết kế trải nghiệm người dùng. Từ đó xây dựng được chiến lược định vị thương hiệu và cách triển khai marketing trong kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần trả lời được một số câu hỏi như Ngành hàng kinh doanh là gì? Chúng ta bán sản phẩm gì? Đối thủ của chúng ta là ai? Chân dung khách hàng mục tiêu như thế nào? Hành trình khách hàng ra sao? Và cách tìm kiếm thông tin trên thị trường như thế nào?

Dưới đây là một số hình ảnh lớp học và nội dung các buổi trao đổi thảo luận giữa giảng viên và học viên nhằm củng cố kỹ năng cho các Mentor.

Một số hình ảnh buổi học
Để cách tiếp cận và tư vấn mới, lớp học được bố trí ngồi theo bàn tròn. Mỗi bàn là đại diện của một nhóm cố vấn làm việc độc lập và đưa ra các ý tưởng.

 Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc khách hàng Nielsen Việt Nam.

Bà Đặng Thúy Hà nhấn mạnh tới yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp khởi nghiệp là cách nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu Insights của họ
 
Theo chuyên gia Hà doanh nghiệp cần những thông tin để thấu hiểu khách hànggồm bốn trụ cột. Một là thông tin Vĩ mô và sử dụng PESTEL Analysis để phân tích và tìm kiếm niềm tin người tiêu dùng. Hai là thông tin Ngành hàng tập trung Phân tích và tìm kiếm thông tin Luật pháp, Quy mô thị trường, Nguồn lực và nguồn lực chính. Ba là công ty tìm hiểu về  yếu tố mô hình tổ chức và hình thức sản phẩm. Bốn là đối thủ tìm hiểu về các yếu tố cạnh tranh và phương thức phân tích các cơ hội có thêm khách hàng hay gia nhập thị trường ngách. Bên cạnh đó Cô Hà còn chia sẻ về cách thức nghiên cứu thị trường trực quan và chi tiết cũng. Cách thức tạo nguồn thông tin và phân tích nguồn thông tin. Các bước trong nghiên cứu thị trường nhằm thỏa mãn thị trường mục tiêu.
Chuyên gia Nguyễn Tiến Trung chia sẻ KỸ NĂNG CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP, MÔ HÌNH VƯỜN ƯƠM KHỞI NGHIỆP.
Với kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy trong quá trình làm tư vấn khởi nghiệp, chuyên gia đã cho chúng tôi một buổi học thú vị nhất từ trước đến giờ. Đầu giờ học, Chúng tôi đc yêu cầu viết ra 10 giá trị cốt lõi của bản thân, sau đc yêu cầu loại bỏ chỉ để 3 giá trị cốt lõi quan trọng nhất mà mình theo đuổi. Các nhóm làm việc từ những phút yên lặng để mỗi người tự xác định cho mình những giá trị cốt lõi mong muốn nhất đến nhưng giây phút sôi nổi để đc chia sẻ về giá trị cốt lõi của bản thân cho nhau. Rồi từ đó chuyên gia dẫn dắt vấn đề rằng các cố vấn khởi nghiệp nên theo đuổi những giá trị cốt lõi nào để mình có thể trở thành những cố vấn khởi nghiệp mà các starup cần. Giờ buổi sáng kéo dài đến 12h trưa nhưng không ai cảm thấy mệt mỏi và vẫn hứng thú. Buổi chiều chúng tôi đc chuyên gia chia sẻ mô mình 6C trong tư vấn khởi nghiệp. Mỗi chúng tôi được đóng vai lúc là cố vấn lúc là các starup khởi nghiệp để thực hành. Được trang bị thêm kiến thức được thực hành chúng tôi cảm thấy rất hứng thú và say mê hơn trong giờ học. Có thể rút ra được một số vấn đề thông qua bài học hôm nay như sau:

1. Để trở thành các MENTOR (Cố vấn, tư vấn khởi nghiệp) thì bản thân MENTOR cần xác đc những giá trị cốt lõi quan trọng nhất của bản thân và áp dụng giá trị cốt lõi đó trong quá trình làm cố vấn tư vấn khởi nghiệp.

2. Áp dụng hiệu quả mô hình 6C trong quá trình cố vấn khỏi nghiệp cho các Starup.

Một trong những chủ đề thu hút sự chú ý của các học viên là chủ đề về chiến lược gọi vốn và các kỹ năng liên quan. Theo chuyên gia Nguyễn Quỳnh Anh chia sẻ chủ đề này đề cập tới các vấn đề như: Cách xác định size thị trường; Cách tính dòng tiền; Các phương pháp định vị giá trị của doanh nghiệp; Các giai đoạn đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp; Khái niệm nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm; Kiến thức căn bản về tài chính.

Cùng với đó việc định vị thương hiệu trong kỷ nguyên số cần quan sát hiện tượng và nhận thức vấn đề. Từ đó sử dụng công cụ số để tối ưu các hoạt động Marketing. Tiếp đến là mạng xã hội và đặc biệt là sự thích nghi đi kèm những chiến lược mới trong các hoạt động Marketing hiện đại. Các xu hướng sử dụng công cụ Auto chat, AI chat, Voice chat và những công cụ tự thiết kế cả hình ảnh lẫn nội dung nhằm gia tăng sự tương tác và thỏa mãn cảm xúc của người dùng. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số thì những ứng dụng tương lai sẽ có xu hướng Số hóa hoàn toàn như: Đi siêu thị tại bàn với thời gian thực, Trang trí nội thất phòng tại nhà chỉ với smartphone. Trong kỷ nguyên 5.0 thì việc gia tăng trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ số đang là hiện thực và tương lai gần.
 
Giảng viên khoa Kinh tế
Trịnh Thùy Giang

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 214 Tổng truy cập: 33.390.852