Trang chủ

HỘI THẢO ÁP DỤNG CÔNG CỤ CẢI TIẾN THEO TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU MFCA CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DA GIÀY VIỆT NAM

Ngày đăng: 08:25 - 02/08/2019 Lượt xem: 953

Sáng ngày 31/7/2019 tại hội trường Tổng cục đo lường chất lượng số 8 Hoàng Quốc Việt, Bộ Công Thương và trung tâm truyền thông Tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng đã tổ chức hội thảo giới thiệu về công cụ kiểm soát chi phí dòng nguyên liệu MFCA- ISO 14051.

Tham dự hội thảo có giảng viên, sinh viên và lãnh đạo khoa Kinh tế cùng các đại biểu đến từ các doanh nghiệp giày da, sinh viên các trường đại học như Bách Khoa, Tài nguyên môi Trường.

Đại diện Tổng cục ông Ngô Văn Mạc Phó Giám đốc, phụ trách Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giới thiệu sơ bộ về sự cần thiết phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14051. Tiếp theo ông Bùi Xuân Phong chuyên gia đào tạo về năng suất, chất lượng, đã nêu ra hầu hết các doanh nghiệp đều bỏ qua tính chi phí cho những phần bỏ đi, phế phẩm, đây là sai lẩm lớn nhất của doanh nghiệp bởi chi phí chưa được tính hết trong kế toán, do đó ISO 14051 sẽ tích hợp cả phần kế toán để lượng hóa lãng phí, phế phẩm sang giá trị bằng tiền.

Ông Phan Hồng Việt phó chủ tich Hiệp hội da giày Việt Nam cũng chia sẻ về chiến lược phát triển của ngành và những yêu cầu cốt lõi để ngành da giày Việt Nam tồn tại và cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập với cách hiệp định thương mại như EVFTA hay CPTTP.

Về phía trường Đại học Công Nghiệp Dệt May, TS. Tạ Văn Cánh cũng chia sẻ về kết quả nghiên cứu mô hình quản trị kịp thời (Just In Time) trong các doanh nghiệp dệt may, TS Cánh đã chỉ rõ hiện nay chỉ có các công cụ trong quản lý sản xuất như LEAN, Six Sigma, TPS, TQM v.v. Tuy nhiên chưa có công trình hay công cụ nào giúp cho doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn do đó Mô hình quản trị kịp thời (JIT) sẽ là công cụ cần thiết giúp cho các doanh nghiệp tối ưu hóa trong công tác quản trị, xóa bỏ lãng phí, các công việc trùng lặp ở khâu quản lý doanh nghiệp.

Nhân dịp  này TS. Cánh đã giới thiệu về trường, về cơ sở vật chất, định hướng đào tạo và mục tiêu chiến lược nhà trường đến toàn thể hội thảo. Rất đông các đại biểu tại hội thảo chưa từng nghe đến tên trường Đại học Công nghiệp Dệt May trước đây, sau khi được giới thiệu nhiều người đã bày tỏ sự quan tâm đến trường và mong muốn một ngày gần nhất đến thăm trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Tác giả: TS. Tạ Văn Cánh


© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 156 Tổng truy cập: 31.862.329