Trang chủ

HỘI THẢO NÂNG CAO NĂNG LỰC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DỆT MAY

Ngày đăng: 02:09 - 10/10/2023 Lượt xem: 293

Ngày 5/10/2023, giảng viên khoa Kinh tế đã tham dự chương trình hội thảo Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt May do Cục xúc tiến thương mại và Viện nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp tổ chức.

Hình 1. Hình ảnh lớp học
 
Chương trình “Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt May đã diễn ra với hai phiên chính thức:

+ Phiên toàn thể: Khai mạc khóa đào tạo

+ Phiên thảo luận: Xây dựng, hoạt động bảo vệ thương hiệu và quản lý tài sản trí tuệ.

 Phát biểu khai mạc bà Lê Hoàng Oanh – Cục trưởng cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương đã nhấn mạnh tư duy chiến lược về xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp hiện nay đã và đang là nhu cầu bức thiết.
 
Thương hiệu là việc gắn liền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ việc tạo dựng danh tiếng, uy tín, giá trị chất lượng…Xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ thương hiệu nội bộ. Có ba cấp độ xây dựng thương hiệu: cấp doanh nghiệp; cấp nhóm doanh nghiệp; cấp độ địa phương/ quốc gia. Mô hình thương hiệu được xác định dựa trên sự cá biệt, thương hiệu gia đình và đa thương hiệu.

Câu chuyện thương hiệu luôn là vấn đề các doanh nghiệp quan tâm. Diễn giả đưa ra 7 cấp độ xây dựng thương hiệu, và đề xuất mô hình thương hiệu như sau: Thương hiệu dãy sản phẩm (ranger branding); Thương hiệu dòng sản phẩm (Line branding), Thương hiệu chia sẻ, Thương hiệu bảo chứng (Endorsed branding).

Cuộc thảo luận cũng chia sẻ các quan điểm về việc xây dựng thương hiệu ngành hay thương hiệu doanh nghiệp. Và mọi người cũng chỉ ra những khó khăn trong xây dựng thương hiệu ngành. Có sự cạnh tranh, kiểm soát chất lượng dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp tự mình mạnh lên từ việc xây dựng, thiết kế, thay đổi tư duy tiếp cận,

Cùng với đó là chia sẻ về việc xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vawnhoas doanh nghiệp, thương hiệu doanh nghiệp cần gắn với đổi mới sáng tạo và phải diễn ra thường xuyên, liên tục, cũng như  gắn với sở hữu trí tuệ. Nó gắn với sản phẩm và gắn với chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm (design thinking ) định kỳ tìm hiểu nhu cầu, hành vi khách hàng. Thương hiệu tạo ra cơ hội giá trị và vị thế cho doanh nghiệp.Và điều quan trọng nhất là tạo ra môi trường làm việc nhân văn, kích thích lao động làm việc hiệu quả. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra uy tín, danh tiếng Thương hiệu nội bộ. Và đây cũng là cách thức để doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh cho chính mình.

Một số hình ảnh của lớp học

 

  Hình 2. Học viên nhận chứng chỉ  của khóa học

Trịnh Thùy Giang – Khoa Kinh tế

 
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 222 Tổng truy cập: 33.397.336