Trang chủ

Hội thảo trực tuyến: Marketing and Branding thời Covid

Ngày đăng: 11:11 - 17/08/2021 Lượt xem: 631
Cách thức để vượt đại dịch và bứt tốc sau dịch được tổ chức vào 15PM -17PM thứ sáu hàng tuần từ 06/8/2021-đến 27/8/2021 với 4 chủ đề chính:
  • Topic #1: lập kế hoạch Xây dựng thương hiệu & Marketing thời dịch
  • Topic #2: Phương pháp xây dựng Thương hiệu cho SME
  • Topic #3: Cách xây dựng thương hiệu và tối ưu quảng cáo trên sàn TMĐT mùa dịch
  • Topic # 4: Automation marketing cho thời dịch
Buổi online ngày 6/8/2021, hội thảo tập trung chủ đề 1 Lập kế hoạch xây dựng thương hiệu & Marketing mùa dịch với 13 xu hướng và 5 bước chiến lược xây dựng kế hoạch marketing được cung cấp. Với 13 xu hướng này, các doanh nghiệp có thể vận dụng để thay đổi và phù hợp với nhu cầu của thị trường, nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa nguồn lực, thay đổi cách thức truyền thông gắn với trách nhiệm xã hội, cacs giải pháp logistic, đón đầu và tạo sự khác biệt trên sàn thương mại điện tử…
13 xu hướng giúp doanh nghiệp chuyển đổi mình phù hợp thời đại dịch

  1. Tập trung vào hoạt động hiệu quả: Doanh nghiệp cần rà soát cắt giảm các hoạt động không hiệu quả dựa trên việc xác định tập khách hàng bị giảm sút doanh số, đưa hoạt động tập trung mảng online, hạn chế offline để tiếp cận người dùng. Quan tâm tới nhu cầu người dùng để tạo ra nâng cấp sản phẩm đa dạng hơn và phù hợp hơn.
  2. Xu hướng trở về nhu cầu cơ bản: Giảm thiểu hàng xa xỉ, hàng thiết yếu, hướng tới sản phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản hơn.
  3. Marketing và trách nhiệm xã hội: Các doanh nghiệp hỗ trợ cộng đồng và được cộng đồng đón nhận, ủng hộ từ các hoạt động doanh nghiệp hướng tới như cách doanh nghiepj đối xử với xã hội, ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật, tài trợ trực tiếp, bán hàng phi lợi nhuận, gắn sản phẩm với cộng đồng, với truyền thông để tiếp cận khách hàng.
  4. Branding bằng yếu tố nhân bản:  xây dựng thương hiệu bằng yếu tố con người. Doanh nghiệp chăm sóc cả đối tượng khách hàng nội bộ của chính mình. Bán hàng không quan tâm lợi nhuận, mà gắn với yếu tố nhân bản, nhân văn, cam kết tình cảm thông qua việc chăm sóc nhân viên  qua việc có chính sách phù hợp với nhân viên, tặng quà hỗ trợ nhân viên mùa dịch.
  5. Xu hướng branding bản địa hóa: Đưa thông điệp phù hợp địa phương; Thông điệp cá nhân hóa. Ví dụ như: Du lịch cả năm rồi, đi chợ thôi.
  6. Coi trọng sự phát triển bền vững: khách hàng thị trường hiện nay quan tâm, thích các sản phẩm organic, không gây tổn hại cho cộng đồng, xã hội, sản phẩm được cam kết có nguồn gốc tự nhiên, bao bì nhãn mác xuất phát từ vật liệu không nguy hại tới môi trường.
  7. Tăng cường trải nghiệm thương hiệu/ trải nghiệm khách hàng: Online được khuyến khích sử dụng. Trải nghiệm người dùng tốt hơn bằng cách sử dụng điều hướng thông tin, gợi ý cho người dùng sản phẩm phù hợp, tăng cường trải nghiệm thực tế ảo, trên showroom, mở sản phẩm ra xem bên trong bên ngoài, xem xét các sản phẩm, dịch vụ, qui trình có thể làm tăng trải nghiệm khách hàng.
  8. Thay đổi để sinh tồn: Doanh nghiệp phải thay đổi về sản phẩm, dịch vụ mới, hoạt động bán hàng online, tìm những sản phẩm dịch vụ nào có thể cải tiến, thích nghi với thời đại dịch này.
  9. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Doanh nghiệp đưa ra trải nghiệm cá nhân cho người dùng bằng can thiệp công nghệ chúng ta kiểm soát được khách hàng đã mua chưa, đã từng sử dụng, họ đã xem thông tin gì…để có cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  10. Xây dựng thương hiệu trên sàn TMĐT: khi doanh nghiệp lên sàn cần tạo sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ với  thiết kế chuyên nghiệp, bài bản, hình ảnh đẹp, mô tả thông tin rõ ràng, đầy đủ, cần có phương pháp tăng cường hỗ trợ khách hàng tìm kiếm hiệu quả.
  11. Thương hiệu sẵn sàng cho trải nghiệm mang về: để phục vụ cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu tránh dịch và yêu cầu giãn cách, doanh nghiệp chuẩn bị cho giải pháp giúp NTD mang sản phẩm về nhà với sự chuẩn bị kỹ càng từ việc đóng gói, bao bì nhãn mác thân thiện, thuận tiện, bắt mắt, các kênh tiếp cận cho khách hàng, đặt hàng trên mạng, có hệ thống xử lý đơn hàng nhanh chóng.
  12. Trải nghiệm thương hiệu online: Cần được làm bài bản, thương hiệu, website được trang bị tối tưu, tốc độ nhanh, nội dung phong phú, hình ảnh thương hiệu nhất quán, logistic tích cực, nhân viên chăm sóc khách hàng ngay và luôn, đơn hàng được giao ngay hoặc trong thời gian bao lâu.
  13. Branding trên social media: Trải nghiệm marketing cho khách hàng trên website, fanpage, siêu thị, chợ để giúp khách hàng truyền thông sẽ tốt hơn và việc làn truyền trên mạng sẽ nhanh và mạnh hơn.

Để phù hợp và không bị đóng cửa mùa dịch, các doanh nghiệp nên tập trung vào rà soát lại các khó khăn, cắt giảm các khoản chi phí không hợp lý, điều hướng các cán bộ theo nhiệm vụ công việc mới, chi tiết theo sự thay đổi của xu hướng thị trường, thương hiệu cần sáng tạo, cải tiến, chi phí thấp hơn, các hoạt động truyền thông thương hiệu gắn với con người, mang tính nhân văn, xác định lợi ích của cộng đồng. việc sống sót qua thời đại dịch dựa trên các quyết định của doanh nghiệp từ việc định vị lại thương hiệu doanh nghiệp; xác định tầm nhìn sứ mệnh mục tiêu của mình; các quyết định về sản phẩm, quyết định về xây dựng thương hiệu và đánh giá lại doanh nghiệp. 4D được hướng tới khi doanh nghiệp chuyển đổi số là Định Danh- Định Lượng – Định Tính và Định Vị. Và 5 bước đơn giản cho hoạt động marketing của doanh nghiệp phù hợp với môi trường trực tuyến như sau:
Bước 1: Xác định chân dung khách hàng
Bước 2: Xây dựng doanh nghiệp, cửa hàng trên môi trường số
Bước 3: Thiết kế nội thất cho doanh nghiệp, cửa hàng online hấp dẫn hơn
Bước 4: Chọn kênh tiếp thị
Bước 5: Lên kế hoạch hành động
 


 
 
 
Người viết
Trịnh Thùy Giang – khoa Kinh tế
© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 193 Tổng truy cập: 33.391.050