Ngày 24/5/2019, Khoa Kinh tế tổ chức rút kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp của Sinh viên Đại học quản lý –Khóa I. Tham gia có cô Dương Thị Tân –Phó trưởng Khoa Kinh tế, thầy Tạ Văn Cánh –Phó trưởng Khoa Kinh tế, các giảng viên phụ trách sinh viên đi thực tế.
Tại buổi làm việc cô Dương Thị Tân –Phó trưởng Khoa Kinh tế nhấn mạnh:Thực tập nghề nghiệp là học phần cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp, qua đó củng cố thêm các kiến thức chuyên môn đã học, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng làm việc và tiếp cận thực tế sản xuất về các vị trí sẽ làm việc sau này.
Thầy Tạ Văn Cánh –Phó trưởng Khoa Kinh tế trao đổi với sinh viên
Trong buổi rút kinh nghiệm thầy Tạ Văn Cánh –Phó trưởng Khoa Kinh tế đã chỉ ra thực tế tại doanh nghiệp là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo của sinh viên ngành Quản lý của Trường ĐHCN Dệt May Hà Nội. Học phần thực tế tại doanh nghiệp được thực hiện tại doanh nghiệp tại Hải Dương, Hưng Yên, Nam Đàn, Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội. Thời gian sinh viên sẽ thực hiện trong 2 tuần. Thực tế tại doanh nghiệp không chỉ tạo điều kiện cho sinh viên có được sự tiếp xúc, với các công việc qua quan sát và trực tiếp tham gia thực hiện mà còn hình thành các kỹ năng nghề nghiệp, giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Thực tế là quá trình các sinh viên sử dụng khả năng tư duy một cách tích cực để học hỏi các kinh nghiệm làm việc thực tiễn trong môi trường chuyên nghiệp. Tại đó, sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm, làm việc cá nhân, hòa nhập với văn hóa tổ chức và xây dựng các mối quan hệ nghề nghiệp thuận lợi. Phát triển kĩ năng tự nhận thức, xác định các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đạt được trong thời gian 2 tuần các bạn sinh viên phải khái quát hóa được cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tế; Phân tích được các vị trí công việc tại đơn vị thực tế; Nâng cao khả năng giao tiếp và cách ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Tại các Doanh nghiệp sinh viên đã vận dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập, tổng kết số liệu và công tác viết báo cáo và trình bày báo cáo; Vẽ được sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng ban; Lập được bảng mô tả của các vị trí công việc tại đơn vị thực tế; Phân tích, đánh giá thực trạng mô tả công việc một số vị trí tại đơn vị thực tế; Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết một số vướng mắc của doanh nghiệp.
Sinh viên trao đổi những khó khăn tại Doanh nghiệp
Kết quả đa số các sinh viên đều hài lòng với hiệu quả việc thực tế này. Sinh viên đề nghị nhà trường nên tăng thời gian đi thực tế nhiều hơn nữa để có điều kiện học hỏi nhiều hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho công việc sau này.
Người viết Trần Thanh Thủy-Khoa KT