Trang chủ

NGHIỆM THU CẤP TRƯỜNG GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP MAY CÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 09:06 - 24/03/2020 Lượt xem: 695
Sáng ngày 18/3/2020 tại C1-305, Hội đồng Khoa học của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã tổ chức nghiệm thu Giáo trình Quản lý đơn hàng trong Doanh nghiệp may Công nghiệp do TS.Hoàng Xuân Hiệp làm chủ biên.

Hình 1. Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Tham dự cuộc họp nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu gồm: NCS.ThS. Nguyễn Thị Thu Hường-Phó Hiệu trưởng - Chủ tịch, NCS.ThS. Nguyễn Thu Phượng – Phó hiệu trưởng_Phản biện 1, TS. Nguyễn Văn Đức_Phản biện 2, ThS.Nguyễn Thị Liên – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú_Ủy viên, NCS, ThS Dương Thị Tân - Phụ trách Khoa Kinh tế - Ủy viên; ThS. Phùng Thị Hạnh – Trưởng phòng Đào tạo_Thư ký.
Hình 2. TS. Hoàng Xuân Hiệp, Chủ biên Giáo trình; ThS Nguyễn Thị Ngân Hà, thư ký Giáo trình
Tại buổi nghiệm thu, thay mặt nhóm nghiên cứu ThS.Nguyễn Thị Ngân Hà - Thư ký Giáo trình đã trình bày báo cáo tóm tắt về quá trình, kết quả biên soạn của Giáo trình. Theo đó, Giáo trình đã bám sát đề cương giáo trình đã đăng ký và nghiệm thu, đề cương chi tiết học phần Quản lý và triển khai đơn hàng trong chương trình đào tạo Chuyên ngành Quản lý công nghiệp. Về nội dung, Giáo trình được  thiết kế gồm có 8 chương. Kết cấu mỗi chương được trình bày logic từ mục tiêu chương, nội dung chương, danh mục câu hỏi và bài tập cuối chương, tài liệu tham khảo từng chương.

Hình 3. Ths Nguyễn Thu Phượng, Phản biện 1 nhận xét

Hình 4. ThS Phùng Thị Hạnh, Thư ký hội đồng nhận xét
Đánh giá về kết quả của Giáo trình, các thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả biên soạn của nhóm biên soạn, nội dung các chương được nhóm nghiên cứu thực hiện công phu, bám sát với mục tiêu và yêu cầu đề ra. Đặc biệt Giáo trình đã bám sát thực tiễn quản lý đơn hàng của doanh nghiệp may để biên soạn.
Hình 5. ThS. Nguyễn Thị Thu Hường_Phó Hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng nghiệm thu kết luận
Thay mặt nhóm biên soạn, TS Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng - Chủ biên Giáo trình giải trình một số ý kiến để Hội đồng hiểu rõ hơn về mục tiêu và các sản phẩm của Giáo trình. Đặc biệt là hướng tiếp cận, quy trình biên soạn, phản biện. Nhóm biên soạn  nhất trí với các nhận xét, đánh giá, phản biện của thành viên Hội đồng; đồng thời, sẽ có kiến thức chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Giáo trình, sớm đưa Giáo trình vào sử dụng trong giảng dạy trong học kỳ tới.
 
Đinh Thị Thủy- Kinh tế
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 15 Tổng truy cập: 18.810.405