Trang chủ

WEBINAR THỰC HÀNH CHUYỀN ĐỔI SỐ CHO SALES & MARKETING

Ngày đăng: 11:14 - 17/08/2021 Lượt xem: 672

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức và doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế triển khai. Nội dung của hội thảo tập trung vào kỹ năng bán hàng và Marketing, đây là hai hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao doanh số, hình ảnh và hỗ trợ doanh nghiệp thấy được hiệu quả tức thì khi bắt đầu cho chuyển đổi số.

Về xu hướng chuyển đổi số của Việt Nam trong năm 2021, ông Bùi Hoàng Anh- Giám đốc Trung tâm SME, Công ty CMC Telecom Việt Nam sơ lược: Có 3 xu hướng rõ rệt, gồm: Phân tích dữ liệu, thanh toán/giao dịch trực tuyến và bảo mật dữ liệu trên môi trường số

Chuyển đổi số được nhấn mạnh là sự thay đổi mọi mặt về quy trình, phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuy nhiên nhấn mạnh nhất là sự thay đổi về tư duy của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công nghệ số đóng vai trò rất quan trọng, có khả năng thay thế con người, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, tăng cường hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp (tăng thu, giảm chi). Theo các diễn giả trước tiên là Chuyển đổi sau mới là Số.
Hình 1. Mục tiêu của chuyển đổi số
Trong buổi hội thảo, 8 vấn đề chính được các diễn giả đưa ra và đề xuất các giải pháp tương ứng. Mỗi DN  cần nhìn nhận và đánh giá khách quan xem các vấn đề mà DN đang đối mặt là gì trong 8 vấn đề được nêu:(1) Chưa có kho dữ liệu ‘‘chuẩn’’ 90-95%; (2)Không có cái nhìn toàn diện 360 độ về khách hàng; (3) Tỉ lệ khách hàng quay lại thấp; (4) Chưa tối ưu được hiệu quả bán hàng; (5) Tỉ lệ chốt Sales chưa cao; (6) Khả năng Teamwork còn rời rạc, chưa hiệu quả; (7) Khả năng phân tích báo cáo còn thủ công, không có thời gian thực tế (Realtime); (8) Chưa có khả năng làm việc, điều hành từ xa. Các doanh nghiệp cần nhìn vào thực tế của mình từ 8 vấn đề được đặt ra để có sự thay đổi phù hợp. Các diễn giả cũng nhấn mạnh rằng những doanh nghiệp không bắt nhịp được với chuyển đổi số, rất nhanh sẽ bị ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, về lâu dài dễ bị đào thải ra ngoài thị trường. Doanh nghiệp chuyển đổi số thành công là việc phải xác định mục tiêu, lưu ý vấn đề nhân sự, tài chính, trải nghiệm khách hàng, các điểm chạm, số hóa dữ liệu, cải tiến qui trình, lựa chọn các giải pháp phù hợp với tài chính và tình hình chung của công ty.
Hình 2. Các chiều của chuyển đổi số
Khi DN triển khai chuyển đổi số cần phải đánh giá lại nguồn lực, soi chiếu các chiều của DN có phù hợp với lộ trình chuyển đổi số hay không. DN nên thực hiện chuyển đổi số từ những gì mình đang có. Dưới sự tác động thay đổi nguồn lực từ bên trong: mong muốn tăng thu giảm chi; Mong muốn gia tăng sự hài lòng; Mong muốn tạo lợi thế cạnh tranh. Và động lực lực bên ngoài từ khách hàng: Hành vi thói quen khách hàng thay đổi có xu hướng online hóa; Cần chất lượng tốc độ; Cần thấu hiểu. Từ việc xác định được mục tiêu tổng thể, toàn diện cho tất cả các bộ phận, phòng ban, các mặt, các nghiệp vụ, doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu chi tiết đi từ xây dựng kho dữ liệu tập trung, đa kênh; cung cấp dữ liệu đã được phân nhóm, phân loại để định hướng marketing; nâng cao hiệu quả bán hàng; tối ưu qui trình nghiệp vụ vận hành (đơn giản, tự động hóa, online hóa); nâng cao trải nghiệm khách hàng trên tất cả các điểm chạm chính (cảm xúc khách hàng); phân tích báo cáo đa chiều nhằm hỗ trợ ra quyết định nhanh.

Hình 3. Cách đưa ra các mục tiêu của doanh nghiệp

 Hình 4. Xác định các chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Hình 5. Xây dựng kênh dữ liệu tập trung

Hình 6. Các thông tin cần thu thập
Các diễn giả cũng đưa ra một số rào cản, khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện  chuyển đổi số. Đó có thể là việc nhân viên không hợp tác, rào cản từ qui trình cũ, thiếu hụt kỹ năng số, mục tiêu chưa rõ ràng. Đặc biệt là thay đổi văn hóa doanh nghiệp và thói quen là yếu tố thách thức lớn nhất và chi phí chuyển đổi cao. Bởi vậy doanh nghiệp muốn thay đổi, phát triển và trụ vững cần có sự thay đổi về tư duy, hành động cụ thể, lựa chọn các giải pháp kết nối đồng bộ với nhau. Mọi sự kết nối sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Kết thúc buổi hội thảo, các chuyên gia đưa ra các lời khuyên để công tác chuẩn bị 3 sẵn sàng cho chuyển đổi số của doanh nghiệp thành công: (1) tư duy nhận thức; tư duy có thấm hành động mới thấm; (2) quyết tâm doanh nghiệp cao, đủ lớn, bảo đảm về mặt nhận thức và được dẫn dắt bởi chủ doanh nghiệp; (3) về nguồn lực: tiền, thời gian, con người (nhân sự số).
BBT khoa Kinh tế -Trịnh Thùy Giang
 

© Bản quyền 2017 thuộc về Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội.
Online: 236 Tổng truy cập: 33.391.891