Sẽ không xảy ra mất việc đối với 85% lao động dệt may trong 10 năm tới

Ngày đăng: 08:46 - 20/08/2020 Lượt xem: 1.139
Đó là thông tin được Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội gửi tới báo chí trong buổi gặp gỡ với nội dung: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Dệt may Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) được tổ chức vào sáng ngày 18/8/2020. 

Det may 1

Toàn cảnh buổi Gặp gỡ báo chí 

Tại buổi gặp gỡ, đại diện Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội có Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng cùng Trưởng các đơn vị, phòng, khoa, trung tâm. Buổi gặp gỡ có sự tham dự của đại diện gần 15 cơ quan báo chí.

Nhà trường đã cung cấp cho báo chí nhiều thông tin liên quan đến nguồn nhân lực ngành Dệt may hiện nay, cũng như công tác chuẩn bị nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường trước bối cảnh CMCN 4.0.

Ngành Dệt may và CMCN 4.0

“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ở giai đoạn khởi đầu của sự phát triển, đây là giai đoạn chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển để theo kịp với xu hướng thế giới đặc biệt trong ngành dệt may”. Đó là nhận định của TS. Hoàng Xuân Hiệp.

Det may 4

Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường điều hành và trả lời phỏng vấn

Hiện nay, ngành Dệt may nước ta là ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất, riêng năm 2019 là khoảng trên 39.1 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, sử dụng xấp xỉ 1.7 triệu lao động công nghiệp, tốc độ tăng trưởng lao động là 60.000-90.000 lao động mới/năm. Đó là những con số cho thấy ngành Dệt may đứng vào vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời nhu cầu lao động cho ngành này là rất cao.

CMCN 4.0 đang tạo ra những thành tựu bất ngờ trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, trong đó có dệt may như: Smart factory, Big Data, Supply chain 3D printer, Cloud, AI....

Nhiều người sẽ nhận định, CMCN 4.0 sẽ đẩy người lao động vào thoái trào và thất nghiệp, song ngược lại, theo dự báo, nguồn lao động vẫn tăng, có thể là tăng 8% giai đoạn 2020-2025, 6% giai đoạn từ 2026-2030 cho đến khi áp dụng hoàn toàn CMCN 4.0 trong ngành. Đồng thời, CMCN 4.0 sẽ mang đến cơ hội và những sáng tạo mới đối với ngành này. Vì thế, việc làm không bị mất đi và nguồn lao động vẫn có sự tăng trưởng ít nhất trong 10 năm tới.

Nhà trường đã chuẩn bị những gì?

Tại buổi gặp gỡ, TS. Hoàng Xuân Hiệp đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may Việt Nam và tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành Dệt may Việt Nam…Trong đó, nhấn mạnh Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo sau khi ra trường.

Là cơ sở giáo dục đại học duy nhất ở Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ cho mô hình chuỗi cung ứng với quy mô 5.000 sinh viên; Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội đã và đang thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực dệt may chất lượng cao, chiếm 40% tổng số tuyển sinh ngành Dệt may trên cả nước.

Ngoài lĩnh vực đào tạo, nhà trường đã xây dựng những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, được đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại với 500 lao động được đào tạo.

Det may 3

Tiến sĩ Tạ Văn Cánh, Phó trưởng khoa Kinh tế báo cáo công tác đào tạo NNL chất lượng cao cho ngành Dệt may Việt Nam.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay nhà trường đã xây dựng được 283 giảng viên cơ hữu, với trên 80% có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ. Bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu, đội ngũ giảng viên của nhà trường được lựa chọn cử đi thực tế hàng năm tại các doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ và thiết bị của ngành.

Với việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và đồng bộ, sinh viên nhà trường được học tập và thực hành trên các thiết bị và dây chuyền hiện đại, sau đó được tiếp cận ngay với thực tế tại các doanh nghiệp. Nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp này đã bố trí cho sinh viên thực tập theo đúng mục tiêu đào tạo, cử chuyên gia tham gia giảng dạy, phát triển chương trình, giáo trình, tài trợ học bổng và bố trí việc làm đúng với năng lực của sinh viên sau khi ra trường. 

Đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0, nhà trường đã xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nội dung đào tạo đa dạng, với khối lượng và nền tảng kiến thức đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn của sinh viên sau khi ra trường.

Thành Công
nguồn: 
http://giaoducvaxahoi.vn/tin-tuc-giao-duc/s-khong-x-y-ra-m-t-vi-c-d-i-v-i-85-lao-d-ng-d-t-may-trong-10-nam-t-i.html 

Det may 1

Toàn cảnh buổi Gặp gỡ báo chí 

Tại buổi gặp gỡ, đại diện Trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội có Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng cùng Trưởng các đơn vị, phòng, khoa, trung tâm. Buổi gặp gỡ có sự tham dự của đại diện gần 15 cơ quan báo chí.

Nhà trường đã cung cấp cho báo chí nhiều thông tin liên quan đến nguồn nhân lực ngành Dệt may hiện nay, cũng như công tác chuẩn bị nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường trước bối cảnh CMCN 4.0.

Ngành Dệt may và CMCN 4.0

“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ở giai đoạn khởi đầu của sự phát triển, đây là giai đoạn chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển để theo kịp với xu hướng thế giới đặc biệt trong ngành dệt may”. Đó là nhận định của TS. Hoàng Xuân Hiệp.

Det may 4

Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng nhà trường điều hành và trả lời phỏng vấn

Hiện nay, ngành Dệt may nước ta là ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất, riêng năm 2019 là khoảng trên 39.1 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, sử dụng xấp xỉ 1.7 triệu lao động công nghiệp, tốc độ tăng trưởng lao động là 60.000-90.000 lao động mới/năm. Đó là những con số cho thấy ngành Dệt may đứng vào vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đồng thời nhu cầu lao động cho ngành này là rất cao.

CMCN 4.0 đang tạo ra những thành tựu bất ngờ trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, trong đó có dệt may như: Smart factory, Big Data, Supply chain 3D printer, Cloud, AI....

Nhiều người sẽ nhận định, CMCN 4.0 sẽ đẩy người lao động vào thoái trào và thất nghiệp, song ngược lại, theo dự báo, nguồn lao động vẫn tăng, có thể là tăng 8% giai đoạn 2020-2025, 6% giai đoạn từ 2026-2030 cho đến khi áp dụng hoàn toàn CMCN 4.0 trong ngành. Đồng thời, CMCN 4.0 sẽ mang đến cơ hội và những sáng tạo mới đối với ngành này. Vì thế, việc làm không bị mất đi và nguồn lao động vẫn có sự tăng trưởng ít nhất trong 10 năm tới.

Nhà trường đã chuẩn bị những gì?

Tại buổi gặp gỡ, TS. Hoàng Xuân Hiệp đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may Việt Nam và tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành Dệt may Việt Nam…Trong đó, nhấn mạnh Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo sau khi ra trường.

Là cơ sở giáo dục đại học duy nhất ở Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ cho mô hình chuỗi cung ứng với quy mô 5.000 sinh viên; Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội đã và đang thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực dệt may chất lượng cao, chiếm 40% tổng số tuyển sinh ngành Dệt may trên cả nước.

Ngoài lĩnh vực đào tạo, nhà trường đã xây dựng những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, được đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại với 500 lao động được đào tạo.

Det may 3

Tiến sĩ Tạ Văn Cánh, Phó trưởng khoa Kinh tế báo cáo công tác đào tạo NNL chất lượng cao cho ngành Dệt may Việt Nam.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay nhà trường đã xây dựng được 283 giảng viên cơ hữu, với trên 80% có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ. Bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu, đội ngũ giảng viên của nhà trường được lựa chọn cử đi thực tế hàng năm tại các doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ và thiết bị của ngành.

Với việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và đồng bộ, sinh viên nhà trường được học tập và thực hành trên các thiết bị và dây chuyền hiện đại, sau đó được tiếp cận ngay với thực tế tại các doanh nghiệp. Nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp này đã bố trí cho sinh viên thực tập theo đúng mục tiêu đào tạo, cử chuyên gia tham gia giảng dạy, phát triển chương trình, giáo trình, tài trợ học bổng và bố trí việc làm đúng với năng lực của sinh viên sau khi ra trường. 

Đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0, nhà trường đã xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nội dung đào tạo đa dạng, với khối lượng và nền tảng kiến thức đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn của sinh viên sau khi ra trường.

Thành Công

Liên kết website