Thẩm định giáo trình “Kỹ thuật dệt thoi và không thoi”

Ngày đăng: 02:51 - 04/10/2018 Lượt xem: 1.447
Sáng ngày 27/9/2018, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội tổ chức thẩm định giáo trình “Kỹ thuật dệt thoi và không thoi” do PGS.TS. Trần Minh Nam, giảng viên khoa Công nghệ Sợi, Dệt làm chủ biên.


 
Hội đồng thẩm định giáo trình

Tham gia Hội đồng thẩm định gồm có: PGS.TS. Phạm Hồng – Thành viên HĐ trường – Chủ tịch; TS. Nguyễn Sỹ Phương – Phó Viện Trưởng Viện Dệt May – Phản biện 1; TS. Giần Thị Thu Hường – GVC, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Phản biện 2; KS. Lê Trung Hải – Phó TGĐ Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Ủy viên; ThS. NCS. Nguyễn Thu Phượng – Phó Hiệu trưởng – trường ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội - Ủy viên; KS. Nguyễn Mộng Hùng – Trưởng phòng kỹ thuật, Tổng Công ty cổ phần Dệt Lụa Nam Định - Ủy viên; ThS. Võ Thị Lan Hương – Giảng viên, khoa Công nghệ Sợi, Dệt -  Thư ký.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngành Dệt May là một trong những ngành có tác động rất lớn đến nguồn nhân lực trong giai đoạn tới, việc đào tạo nhân lực cho ngành Công nghệ Sợi, Dệt cũng cần được chú trọng. Với định hướng “Đào tạo theo hướng ứng dụng”, việc biên soạn giáo trình chuyên ngành với kiến thức cập nhật thiết bị, công nghệ sát với thực tiễn sản xuất đối với trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là rất cần thiết. Với thế mạnh và uy tín của Nhà trường là đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành dệt may, Nhà trường đã tập trung phát triển giáo trình, tài liệu chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành và yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động.

 
 
PGS.TS. Trần Minh Nam – Chủ biên, báo cáo nội dung giáo trình

Giáo trình được triển khai xây dựng từ tháng 3/2018, nội dung đề cập đến các kiến thức về kỹ thuật dệt thoi, không thoi như: kỹ thuật dệt, kiểm soát quá trình dệt và chất lượng vải, hiệu chỉnh máy dệt và kỹ thuật dệt vải chuyên dùng,…. Giáo trình được biên soạn nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Công nghệ sợi dệt của Trường, giúp cho chất lượng dạy và học của Nhà trường được nâng cao. Giảng viên và sinh viên có được tài liệu học tập chuyên ngành sâu, cập nhật công nghệ thực tế sản xuất. Đồng thời, giáo trình cũng sẽ là tài liệu tham khảo chuyên ngành cho các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Tại buổi thẩm định, tác giả và các giảng viên khoa Công nghệ sợi, dệt ngoài việc được nghe những góp ý từ các chuyên gia trong lĩnh vực Sợi, Dệt về nội dung giáo trình, còn được nghe những chia sẻ thực tế của các chuyên gia về các công nghệ, thiết bị tiên tiến đang được sử dụng tại các nhà máy Sợi, Dệt; các yêu cầu của ngành Sợi, Dệt Việt Nam trong giai đoạn tới, để từ đó giúp viên sẽ điều chỉnh nội dung chương trình, nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

 
 
PGS.TS. Phạm Hồng – Chủ tịch Hội đồng kết luận

Thay mặt Hội đồng thẩm định, PGS.TS. Phạm Hồng đánh giá rất cao tâm huyết và công sức nghiên cứu của tác giả. Với kết cấu nội dung các chương phù hợp, khoa học: từ các khái niệm cơ bản về vải dệt thoi đến kỹ thuật dệt vải chuyên dùng; từ các thiết bị thô sơ đến các loại thiết bị công nghệ hiện đại… giúp cho người đọc có thể dễ dàng hiểu nội dung giáo trình muốn truyền tải.  Giáo trình xây dựng phù hợp với chương trình đào tạo mà Trường đang giảng dạy, đồng thời phù hợp với nhu cầu thực tiễn của ngành Sợi, Dệt.

Tiếp thu những đóng góp, trao đổi rất sát với thực tế của Hội đồng, tác giả sẽ có cơ sở để chỉnh sửa, hoàn thiện giáo trình và sớm đưa giáo trình vào sử dụng.

Trần Thị Hồng Hạnh

Các bài viết khác

HTU CHÀO MỪNG NGÀY 8/3
08/03/2024
0 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
9.559 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
9.559 lượt xem
Thông tin tuyển sinh năm 2024
20/02/2024
9.559 lượt xem

Liên kết website